Lở đất ở Myanmar, gần 100 người thiệt mạng
Còn ít nhất 100 người khác vẫn đang trong tình trạng mất tích
Một vụ lở đất đã xảy ra gần một mỏ đá quý ở miền Bắc Myanmar vào cuối tuần vừa rồi khiến hơn 90 người thiệt mạng. Ngoài ra, còn ít nhất 100 người khác vẫn đang trong tình trạng mất tích.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Zin Mar Aung, một quan chức thuộc Bộ Khắc phục thảm họa và Tái định cư bang Kachin của Myanmar, cho biết ít nhất 91 thi thể đã được đưa ra khỏi khu vực lở đất tính đến tối ngày 22/11. Các nhà tìm kiếm đang tiếp tục công việc để đưa thêm các nạn nhân xấu số khác ra khỏi hiện trường vụ lở đất.
Ông Seng Mai, một cư dân địa phương, nói ít nhất 100 người nữa vẫn đang mất tích và nhiều khả năng họ cũng đã thiệt mạng.
Vụ lở đất xảy ra vào tối hôm thứ Bảy vừa rồi, ập xuống hàng chục căn lều ở Hpakant, thị trấn nổi tiếng vì những mỏ khai thác đá quý lớn.
Hiện nguyên nhân của vụ lở đất còn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, thảm họa này có thể xuất phát từ hoạt động khai thác đá quý ồ ạt trong vùng kéo theo một khối lượng đất đá lớn được đào lên và chất thành những đống không ổn định.
Nạn nhân trong vụ lở đất hầu hết là những người dân nghèo ở vùng nông thôn đi tìm đá quý với mong ước đổi đời.
Thảm họa này cho thấy sự cần thiết phải tăng cường giám sát đối với ngành khai thác đá quý lợi nhuận cao nhưng đang được quản lý rất lỏng lẻo ở Myanmar. Các mỏ đá quý ở Myanmar thu hút hàng nghìn công nhân từ khắp nước này tới làm việc trong điều kiện lao động nguy hiểm.
Kachin, nơi xảy ra vụ lở đất, là bang có nhiều mỏ đá quý chất lượng cao của Myanmar và nằm sát biên giới giữa nước này với Trung Quốc.
Theo tổ chức Global Witness, ngành khai thác đá quý của Myanmar đạt trị giá 31 tỷ USD trong năm 2014 và nằm dưới sự kiểm soát của giới tinh hoa và quan chức chính phủ có quan hệ mật thiết với chính quyền quân sự của nước này trước đây.
Myanmar mới trải qua cuộc bầu cử lịch sử vào hôm 8/11với chiến thắng áp đảo thuộc về Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của chính trị gia đối lập Aung San Suu Kyi.
Với chiến thắng này, bà Suu Kyi và NLD có quyền chọn ra một vị Tổng thống mới cho Myanmar. Theo dự kiến, Chính phủ của bà Suu Kyi sẽ lên nắm quyền vào ngày 31/1/2016 và nước này sẽ có tân Tổng thống vào cuối tháng 3.
Tuy nhiên, theo Global Witness và các nhà quan sát khác, quân đội Myanmar vẫn sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của nước này, bao gồm các mỏ đá quý và khoáng sản.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Zin Mar Aung, một quan chức thuộc Bộ Khắc phục thảm họa và Tái định cư bang Kachin của Myanmar, cho biết ít nhất 91 thi thể đã được đưa ra khỏi khu vực lở đất tính đến tối ngày 22/11. Các nhà tìm kiếm đang tiếp tục công việc để đưa thêm các nạn nhân xấu số khác ra khỏi hiện trường vụ lở đất.
Ông Seng Mai, một cư dân địa phương, nói ít nhất 100 người nữa vẫn đang mất tích và nhiều khả năng họ cũng đã thiệt mạng.
Vụ lở đất xảy ra vào tối hôm thứ Bảy vừa rồi, ập xuống hàng chục căn lều ở Hpakant, thị trấn nổi tiếng vì những mỏ khai thác đá quý lớn.
Hiện nguyên nhân của vụ lở đất còn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, thảm họa này có thể xuất phát từ hoạt động khai thác đá quý ồ ạt trong vùng kéo theo một khối lượng đất đá lớn được đào lên và chất thành những đống không ổn định.
Nạn nhân trong vụ lở đất hầu hết là những người dân nghèo ở vùng nông thôn đi tìm đá quý với mong ước đổi đời.
Thảm họa này cho thấy sự cần thiết phải tăng cường giám sát đối với ngành khai thác đá quý lợi nhuận cao nhưng đang được quản lý rất lỏng lẻo ở Myanmar. Các mỏ đá quý ở Myanmar thu hút hàng nghìn công nhân từ khắp nước này tới làm việc trong điều kiện lao động nguy hiểm.
Kachin, nơi xảy ra vụ lở đất, là bang có nhiều mỏ đá quý chất lượng cao của Myanmar và nằm sát biên giới giữa nước này với Trung Quốc.
Theo tổ chức Global Witness, ngành khai thác đá quý của Myanmar đạt trị giá 31 tỷ USD trong năm 2014 và nằm dưới sự kiểm soát của giới tinh hoa và quan chức chính phủ có quan hệ mật thiết với chính quyền quân sự của nước này trước đây.
Myanmar mới trải qua cuộc bầu cử lịch sử vào hôm 8/11với chiến thắng áp đảo thuộc về Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của chính trị gia đối lập Aung San Suu Kyi.
Với chiến thắng này, bà Suu Kyi và NLD có quyền chọn ra một vị Tổng thống mới cho Myanmar. Theo dự kiến, Chính phủ của bà Suu Kyi sẽ lên nắm quyền vào ngày 31/1/2016 và nước này sẽ có tân Tổng thống vào cuối tháng 3.
Tuy nhiên, theo Global Witness và các nhà quan sát khác, quân đội Myanmar vẫn sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của nước này, bao gồm các mỏ đá quý và khoáng sản.