Lộ diện 3 ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc
Vụ phế truất chưa từng có tiền lệ đối với cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã mở đường cho một cuộc bầu cử đặc biệt
5 tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc, một cuộc đua “tam mã” đã hình thành.
Vụ phế truất chưa từng có tiền lệ đối với cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã mở đường cho một cuộc bầu cử đặc biệt ở nước này dự kiến diễn ra vào ngày 9/5.
Ngày 3/4, ông Moon Jae-in chính thức được đề cử là ứng cử viên của đảnh khuynh tả Dân chủ Hàn Quốc (DPK) trong cuộc đua này. Cùng với đó, ông Ahn Cheol-soo gần như đã cầm chắc vị trí ứng cử viên của Đảng Nhân dân theo đường lối trung tả. Ứng cử viên thứ ba là ông Hong Joon-pyo, người đại diện chính thức cho đảng cánh hữu Tự do Hàn Quốc (LKP), cũng là đảng của bà Park.
Tham gia chạy đua Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon và ông Ahn cố gắng chấm dứt chuỗi thời gian 9 năm liên tiếp lãnh đạo đất nước của LKP. Trong khi đó, ông Hong sẽ phải nỗ lực vượt qua sự bất bình của công chúng đối với bà Park trong vụ bê bối tham nhũng và lạm dụng quyền lực gây chấn động mấy tháng qua.
Theo hãng tin Bloomberg, cho rằng ai trở thành vị Tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc, thì người đó cũng sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức: nền kinh tế trì trệ, mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, sự trả đũa của Trung Quốc đối với việc triển khai một hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ ở Hàn Quốc, cuộc cải tổ tại các tập đoàn gia đình (chaebol) vốn giữ vai trò là xương sống của nền kinh tế Hàn Quốc.
Sau đây là ba ứng cử viên dẫn đầu trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc sắp tới, cùng với tỷ lệ ủng hộ dành cho họ theo kết quả khảo sát được Gallup Korea công bố vào hôm thứ Sáu tuần trước:
Moon Jae-in (31%)
Năm nay 64 tuổi, ông Moon là cựu Chủ tịch DPK, đảng có nhiều ghế nhất trong Quốc hội Hàn Quốc. Ông tranh cử với lời hứa sẽ làm sạch “những tội lỗi bám rễ sâu” trong xã hội sau vụ phế truất và bắt giữ bà Park.
Từng thua bà Park trong cuộc bầu cử năm 2012, ong Moon còn hứa sẽ có những chính sách nhằm tăng thu nhập khả dụng cho người dân và bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ trước sự cạnh tranh của các chaebol. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng việc cải tổ các chaebol nên diễn ra theo cách không gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các tập đoàn kinh tế khổng lồ này.
Ông Moon sinh ra trong một gia đình gốc Triều Tiên di cư sang Hàn Quốc từ hồi Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ông ủng hộ một lập trường mềm mỏng hơn đối với Triều Tiên so với bà Park và người tiền nhiệm của bà Park, cho dù Triều Tiên đang đẩy mạnh các tham vọng hạt nhân. Vị cựu luật sư ủng hộ một giải pháp gồm hai bước để thống nhất bán đảo Triều Tiên, trước hết thông qua hợp nhất kinh tế, rồi tiến đến thông qua hợp nhất chính trị.
Ngoài ra, ông Moon còn muốn xem xét lại quyết định cho phép Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ mang tên Thaad trên lãnh thổ Hàn Quốc. Ông cũng hối thúc đối thoại với Triều Tiên, dù cho rằng việc duy trì trừng phạt đối với Bình Nhưỡng là cần thiết.
Dù vẫn là người dẫn trước trong cuộc đua vào Nhà Xanh, tỷ lệ ủng hộ của ông Moon đã giảm trong mấy tuần gần đây. Một số chính trị gia bảo thủ cáo buộc ông Moon “thân” Triều Tiên, một cáo buộc mà ông bác bỏ. Ông nhấn mạnh việc mình là một cựu binh của lực lượng đặc biệt Hàn Quốc, từng trải qua quy trình đào tạo khắc nghiệt nhất trong nghĩa vụ quân sự bắt buộc của nước này nhằm bảo vệ đất nước trước các nguy cơ từ Triều Tiên.
Ahn Cheol-soo (19%)
Năm nay 55 tuổi, ông Ahn là một cựu bác sỹ chuyển nghề kinh doanh phần mềm. Ông là nhà sáng lập kiêm cựu Chủ tịch Đảng Nhân dân, chính đảng nắm số ghế nhiều thứ ba trong Quốc hội Hàn Quốc. Năm 2012, ông từng có ý định tranh cử Tổng thống, nhưng cuối cùng quyết định ủng hộ ông Moon. Năm 2016, ông từ chức Chủ tịch đảng do một vụ bê bối tham nhũng liên quan đến cấp dưới.
Chạy đua lần này, ông Ahn cam kết giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng chiến lược áp dụng song song lệnh trừng phát và đối thoại, nhưng nói rằng tình hình căng thẳng hiện nay khiến khó có thể nối lại đàm phán với Bình Nhưỡng ngay lập tức. Ông ủng hộ việc triển khai Thaad ở Hàn Quốc, nhưng tuyên bố để mở khả năng rút hệ thống này nếu Trung Quốc hợp tác trong vấn đề trừng phạt Triều Tiên và có dấu hiệu về sự cải thiện quan hệ giữa hai miền bán đảo.
Ông Ahn, người đã trở thành triệu phú nhờ sáng lập một công ty phần mềm chống virus, nói rằng lao động trẻ thất nghiệp là vấn đề cấp bách nhất hiện nay của kinh tế Hàn Quốc. Ông cam kết sẽ trợ cấp để tăng lương cho nhân viên các công ty nhỏ, đồng thời muốn cải tổ hệ thống giáo dục để khuyến khích sáng tạo hơn nữa.
Tỷ lệ ủng hộ của ông Ahn đã giữ ở mức 2 con số trong nhiều tuần, và tăng vọt 9 điểm phần trăm vào tuần trước sau khi ông có một số bài phát biểu ấn tượng.
Hyong Joon-pyo (4%)
Ông Hyong, 62 tuổi, là Thống đốc tỉnh Nam Gyeongsang. Tuần trước, Đảng Tự do Hàn Quốc (LKP), hay còn gọi là đảng Saenuri thời bà Park đã chính thức cử ông Hyong là ứng cử viên của đảng này trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.
Ông Hyong, một cựu công tố viên và một nghị sỹ, nói rằng ông đã tự mình vươn lên từ xuất thân nghèo khó mà không nhờ đến bất kỳ sự trợ giúp tài chính nào từ người mẹ mù chữ. Ông thể hiện bản thân là một người mạnh mẽ, có khả năng ứng phó với các nhà lãnh đạo “dân tộc chủ nghĩa” từ Mỹ, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc. Ông muốn đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ tới lãnh thổ Hàn Quốc và thiết lập một lực lượng thủy quân lục chiến đặc biệt để đáp trả Triều Tiên hiệu quả hơn.
Về kinh tế, ông Hyong nói ông muốn “giải phóng các công ty đang bị kìm hãm bởi những người cánh tả dưới danh nghĩa dân chủ hóa kinh tế” nhằm thúc đẩy đầu tư và tạo việc làm.
Để thắng được ông Moon và ông Ahn, ông Hyong sẽ phải thuyết phục Yoo Seong-min, ứng cử viên Tổng thống của một đảng bảo thủ khác là Bareun, bỏ cuộc và ủng hộ ông. Ông Yoo, người đến nay vẫn từ chối đề nghị của ông Moon, nhận được tỷ lệ ủng hộ 2% trong cuộc thăm dò vào tuần trước.
Vụ phế truất chưa từng có tiền lệ đối với cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã mở đường cho một cuộc bầu cử đặc biệt ở nước này dự kiến diễn ra vào ngày 9/5.
Ngày 3/4, ông Moon Jae-in chính thức được đề cử là ứng cử viên của đảnh khuynh tả Dân chủ Hàn Quốc (DPK) trong cuộc đua này. Cùng với đó, ông Ahn Cheol-soo gần như đã cầm chắc vị trí ứng cử viên của Đảng Nhân dân theo đường lối trung tả. Ứng cử viên thứ ba là ông Hong Joon-pyo, người đại diện chính thức cho đảng cánh hữu Tự do Hàn Quốc (LKP), cũng là đảng của bà Park.
Tham gia chạy đua Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon và ông Ahn cố gắng chấm dứt chuỗi thời gian 9 năm liên tiếp lãnh đạo đất nước của LKP. Trong khi đó, ông Hong sẽ phải nỗ lực vượt qua sự bất bình của công chúng đối với bà Park trong vụ bê bối tham nhũng và lạm dụng quyền lực gây chấn động mấy tháng qua.
Theo hãng tin Bloomberg, cho rằng ai trở thành vị Tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc, thì người đó cũng sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức: nền kinh tế trì trệ, mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, sự trả đũa của Trung Quốc đối với việc triển khai một hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ ở Hàn Quốc, cuộc cải tổ tại các tập đoàn gia đình (chaebol) vốn giữ vai trò là xương sống của nền kinh tế Hàn Quốc.
Sau đây là ba ứng cử viên dẫn đầu trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc sắp tới, cùng với tỷ lệ ủng hộ dành cho họ theo kết quả khảo sát được Gallup Korea công bố vào hôm thứ Sáu tuần trước:
Moon Jae-in (31%)
Năm nay 64 tuổi, ông Moon là cựu Chủ tịch DPK, đảng có nhiều ghế nhất trong Quốc hội Hàn Quốc. Ông tranh cử với lời hứa sẽ làm sạch “những tội lỗi bám rễ sâu” trong xã hội sau vụ phế truất và bắt giữ bà Park.
Từng thua bà Park trong cuộc bầu cử năm 2012, ong Moon còn hứa sẽ có những chính sách nhằm tăng thu nhập khả dụng cho người dân và bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ trước sự cạnh tranh của các chaebol. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng việc cải tổ các chaebol nên diễn ra theo cách không gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các tập đoàn kinh tế khổng lồ này.
Ông Moon sinh ra trong một gia đình gốc Triều Tiên di cư sang Hàn Quốc từ hồi Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ông ủng hộ một lập trường mềm mỏng hơn đối với Triều Tiên so với bà Park và người tiền nhiệm của bà Park, cho dù Triều Tiên đang đẩy mạnh các tham vọng hạt nhân. Vị cựu luật sư ủng hộ một giải pháp gồm hai bước để thống nhất bán đảo Triều Tiên, trước hết thông qua hợp nhất kinh tế, rồi tiến đến thông qua hợp nhất chính trị.
Ngoài ra, ông Moon còn muốn xem xét lại quyết định cho phép Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ mang tên Thaad trên lãnh thổ Hàn Quốc. Ông cũng hối thúc đối thoại với Triều Tiên, dù cho rằng việc duy trì trừng phạt đối với Bình Nhưỡng là cần thiết.
Dù vẫn là người dẫn trước trong cuộc đua vào Nhà Xanh, tỷ lệ ủng hộ của ông Moon đã giảm trong mấy tuần gần đây. Một số chính trị gia bảo thủ cáo buộc ông Moon “thân” Triều Tiên, một cáo buộc mà ông bác bỏ. Ông nhấn mạnh việc mình là một cựu binh của lực lượng đặc biệt Hàn Quốc, từng trải qua quy trình đào tạo khắc nghiệt nhất trong nghĩa vụ quân sự bắt buộc của nước này nhằm bảo vệ đất nước trước các nguy cơ từ Triều Tiên.
Ahn Cheol-soo (19%)
Năm nay 55 tuổi, ông Ahn là một cựu bác sỹ chuyển nghề kinh doanh phần mềm. Ông là nhà sáng lập kiêm cựu Chủ tịch Đảng Nhân dân, chính đảng nắm số ghế nhiều thứ ba trong Quốc hội Hàn Quốc. Năm 2012, ông từng có ý định tranh cử Tổng thống, nhưng cuối cùng quyết định ủng hộ ông Moon. Năm 2016, ông từ chức Chủ tịch đảng do một vụ bê bối tham nhũng liên quan đến cấp dưới.
Chạy đua lần này, ông Ahn cam kết giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng chiến lược áp dụng song song lệnh trừng phát và đối thoại, nhưng nói rằng tình hình căng thẳng hiện nay khiến khó có thể nối lại đàm phán với Bình Nhưỡng ngay lập tức. Ông ủng hộ việc triển khai Thaad ở Hàn Quốc, nhưng tuyên bố để mở khả năng rút hệ thống này nếu Trung Quốc hợp tác trong vấn đề trừng phạt Triều Tiên và có dấu hiệu về sự cải thiện quan hệ giữa hai miền bán đảo.
Ông Ahn, người đã trở thành triệu phú nhờ sáng lập một công ty phần mềm chống virus, nói rằng lao động trẻ thất nghiệp là vấn đề cấp bách nhất hiện nay của kinh tế Hàn Quốc. Ông cam kết sẽ trợ cấp để tăng lương cho nhân viên các công ty nhỏ, đồng thời muốn cải tổ hệ thống giáo dục để khuyến khích sáng tạo hơn nữa.
Tỷ lệ ủng hộ của ông Ahn đã giữ ở mức 2 con số trong nhiều tuần, và tăng vọt 9 điểm phần trăm vào tuần trước sau khi ông có một số bài phát biểu ấn tượng.
Hyong Joon-pyo (4%)
Ông Hyong, 62 tuổi, là Thống đốc tỉnh Nam Gyeongsang. Tuần trước, Đảng Tự do Hàn Quốc (LKP), hay còn gọi là đảng Saenuri thời bà Park đã chính thức cử ông Hyong là ứng cử viên của đảng này trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.
Ông Hyong, một cựu công tố viên và một nghị sỹ, nói rằng ông đã tự mình vươn lên từ xuất thân nghèo khó mà không nhờ đến bất kỳ sự trợ giúp tài chính nào từ người mẹ mù chữ. Ông thể hiện bản thân là một người mạnh mẽ, có khả năng ứng phó với các nhà lãnh đạo “dân tộc chủ nghĩa” từ Mỹ, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc. Ông muốn đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ tới lãnh thổ Hàn Quốc và thiết lập một lực lượng thủy quân lục chiến đặc biệt để đáp trả Triều Tiên hiệu quả hơn.
Về kinh tế, ông Hyong nói ông muốn “giải phóng các công ty đang bị kìm hãm bởi những người cánh tả dưới danh nghĩa dân chủ hóa kinh tế” nhằm thúc đẩy đầu tư và tạo việc làm.
Để thắng được ông Moon và ông Ahn, ông Hyong sẽ phải thuyết phục Yoo Seong-min, ứng cử viên Tổng thống của một đảng bảo thủ khác là Bareun, bỏ cuộc và ủng hộ ông. Ông Yoo, người đến nay vẫn từ chối đề nghị của ông Moon, nhận được tỷ lệ ủng hộ 2% trong cuộc thăm dò vào tuần trước.