Lộ diện ngân hàng bán giải chấp HNG để thu hồi nợ của HAGL
Ngày 10/3, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã có báo cáo về giao dịch cổ phiếu HNG thuộc sở hữu của HAGL
Ngày 10/3, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (mã HAG-HOSE) đã có báo cáo về giao dịch cổ phiếu HNG thuộc sở hữu của HAGL.
Cụ thể, trong khoảng thời gian từ ngày 1-4/3/2016, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) - Chi nhánh Gia Lai đã bán giải chấp 5,82 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã HNG-HOSE) thuộc sở hữu của HAGL để thu hồi nợ vay.
Sau giao dịch bán giải chấp này, HAGL đã giảm tỷ lệ sở hữu tại HNG từ hơn 548,9 triệu cổ phiếu, chiếm 77,51% vốn xuống còn hơn 543 triệu cổ phiếu, chiếm 76,69% vốn điều lệ.
Được biết, trong khoảng thời gian giao dịch từ ngày 1-4/3/2016, giá đóng cửa của cổ phiếu HNG dao động từ 7.500 đồng đến 8.100 đồng. Căn cứ vào mức giá này, có thể thấy ngân hàng ACB đã thu về khoảng trên 43 tỷ đồng từ việc bán HNG thuộc sở hữu của HAGL.
Tuy vậy, sau giao dịch này cũng lộ ra điều rất đáng chú ý. Cụ thể, trong báo cáo về tình hình quản trị công ty năm 2015 của HNG được công bố ngày 25/1/2016, HAGL vẫn đang nắm hơn 563 cổ phiếu HNG.
Nhưng đến ngày 10/3, trong phần công bố thông tin chỉ ra trước khi ACB bán giải chấp HNG, HAGL chỉ còn nắm hơn 548,9 triệu cổ phiếu HNG - giảm hơn 14 triệu cổ phiếu so với mức nắm giữ hơn 563 triệu cổ phiếu nêu trên.
Điều này đặt ra câu hỏi 14 triệu cổ phiếu HNG mà HAGL sở hữu đã ở đâu? hay do công bố thông tin nhầm? Câu hỏi này được đặt ra khi từ ngày 25/1/2016 đến trước ngày 10/3/2016 chưa thấy HAGL công bố thông tin gì liên quan tới việc giảm sở hữu hơn 14 triệu cổ phiếu HNG.
Theo báo cáo bán niên soát xét 2015 của HAGL - công ty mẹ của HNG, 124 triệu cổ phiếu HNG được HAGL dùng làm tài sản đảm bảo cho 1.650 tỷ đồng trái phiếu của tập đoàn này.
Việc cổ phiếu HNG giảm giá thời gian qua không chỉ làm xấu đi tình hình của bản thân HNG, mà còn đặt HAGL vào tình trạng khó khăn, do phải đối diện nguy cơ bổ sung tài sản đảm bảo cho số trái phiếu phát hành nêu trên, cũng như khoản vay có tài sản đảm bảo là cổ phiếu HNG. Và trường hợp ACB bán giải chấp HNG thuộc sở hữu của HAGL là một ví dụ.
Cụ thể, trong khoảng thời gian từ ngày 1-4/3/2016, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) - Chi nhánh Gia Lai đã bán giải chấp 5,82 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã HNG-HOSE) thuộc sở hữu của HAGL để thu hồi nợ vay.
Sau giao dịch bán giải chấp này, HAGL đã giảm tỷ lệ sở hữu tại HNG từ hơn 548,9 triệu cổ phiếu, chiếm 77,51% vốn xuống còn hơn 543 triệu cổ phiếu, chiếm 76,69% vốn điều lệ.
Được biết, trong khoảng thời gian giao dịch từ ngày 1-4/3/2016, giá đóng cửa của cổ phiếu HNG dao động từ 7.500 đồng đến 8.100 đồng. Căn cứ vào mức giá này, có thể thấy ngân hàng ACB đã thu về khoảng trên 43 tỷ đồng từ việc bán HNG thuộc sở hữu của HAGL.
Tuy vậy, sau giao dịch này cũng lộ ra điều rất đáng chú ý. Cụ thể, trong báo cáo về tình hình quản trị công ty năm 2015 của HNG được công bố ngày 25/1/2016, HAGL vẫn đang nắm hơn 563 cổ phiếu HNG.
Nhưng đến ngày 10/3, trong phần công bố thông tin chỉ ra trước khi ACB bán giải chấp HNG, HAGL chỉ còn nắm hơn 548,9 triệu cổ phiếu HNG - giảm hơn 14 triệu cổ phiếu so với mức nắm giữ hơn 563 triệu cổ phiếu nêu trên.
Điều này đặt ra câu hỏi 14 triệu cổ phiếu HNG mà HAGL sở hữu đã ở đâu? hay do công bố thông tin nhầm? Câu hỏi này được đặt ra khi từ ngày 25/1/2016 đến trước ngày 10/3/2016 chưa thấy HAGL công bố thông tin gì liên quan tới việc giảm sở hữu hơn 14 triệu cổ phiếu HNG.
Theo báo cáo bán niên soát xét 2015 của HAGL - công ty mẹ của HNG, 124 triệu cổ phiếu HNG được HAGL dùng làm tài sản đảm bảo cho 1.650 tỷ đồng trái phiếu của tập đoàn này.
Việc cổ phiếu HNG giảm giá thời gian qua không chỉ làm xấu đi tình hình của bản thân HNG, mà còn đặt HAGL vào tình trạng khó khăn, do phải đối diện nguy cơ bổ sung tài sản đảm bảo cho số trái phiếu phát hành nêu trên, cũng như khoản vay có tài sản đảm bảo là cổ phiếu HNG. Và trường hợp ACB bán giải chấp HNG thuộc sở hữu của HAGL là một ví dụ.