Lo Mỹ vỡ nợ, Phố Wall giảm sâu
Nguy cơ từ sự vỡ nợ công sẽ lớn hơn rất nhiều so với tình trạng chính phủ ngừng hoạt động do cạn tiền hiện nay
Việc Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động chuyển sang ngày thứ ba liên tiếp trong khi vấn đề trần nợ công bắt đầu nóng, đã khiến nhà đầu tư chứng khoán lo lắng, đẩy các chỉ số chính giảm sâu trong phiên giao dịch 3/10.
Cuối ngày 2/10, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc gặp với lãnh đạo các đảng trong quốc hội, với hy vọng tìm ra được lối thoát cho vấn đề bế tắc hiện nay. Cuộc họp diễn ra khá thẳng thắn, song không có được kết quả nào, bởi các bên vẫn không nhượng bộ nhau và vấn đề tranh cãi lớn nhất xung quanh đạo luật y tế Obamacare vẫn bị coi là lá bài quyết định tình huống này.
Với bế tắc này, Chính phủ Mỹ tiếp tục bước sang ngày thứ ba ngừng hoạt động. Nhiều nhà phân tích cho rằng, với tình huống này, có khả năng chính quyền liên bang sẽ ngừng hoạt động trong thời gian từ 1 đến 2 tuần, chứ không chỉ vài ngày. Trong lúc này, một vấn đề khác bắt đầu nổi lên và dần trở nên nóng hơn, đó là việc nâng trần nợ 16,7 nghìn tỷ USD trước hạn chót 17/10 tới.
Nếu việc trần nợ công không được nâng lên, thì lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ sẽ lâm vào tình trạng vỡ nợ. Nguy cơ từ sự vỡ nợ này sẽ lớn hơn rất nhiều so với tình trạng chính phủ ngừng hoạt động do cạn tiền hiện nay. Giới phân tích cho rằng, tình huống này sẽ ngay lập tức tác động sâu rộng lên các mặt của nền kinh tế lớn nhất thế giới và gây nguy hại tới các khu vực khác trên thế giới.
Đứng trước những mối nguy hại có thể xảy ra từ vấn đề trần nợ công trong bối cảnh chính phủ đang đương đầu với thế bế tắc chính trị, thị trường chứng khoán đã đổ dốc mạnh trong phiên giao dịch 3/10. Đà giảm của các chỉ số chính chỉ được rút ngắn sau khi tờ New York Times đưa tin Chủ tịch Hạ viện John Boehner nói rằng, ông sẽ không để nước Mỹ lâm vào tình cảnh bị vỡ nợ.
Tuy nhiên, phát biểu của ông Boehner chỉ làm giảm phần nào được đà đi xuống của thị trường, nhưng chưa đủ để xoa dịu sự lo lắng của các nhà đầu tư về triển vọng thị trường thời gian tới. Phiên giao dịch đêm qua, chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng vọt lên 18,71 điểm, mức điểm cao nhất từ cuối tháng 6/2013 cho tới nay.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh tới 136,66 điểm, tương ứng với mức giảm lên tới 0,90%, xuống còn có 14.996,48 điểm. Chỉ số Standard & Poor's cũng trượt mạnh 15,21 điểm, tương ứng với mức 0,90%, xuống còn 1.678,66 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ mạnh 40,68 điểm, tương ứng với mức giảm 1,07%, còn 3.774,34 điểm.
Liên quan tới thông tin kinh tế, hôm qua, Viện Quản lý nguồn cung chi biết chỉ số dịch vụ của Mỹ đã giảm xuống 54,4 điểm trong tháng trước, sau khi đã lên tới mức cao nhất trong 8 năm hồi tháng 8. Thông tin này cũng có tác động đáng kể tới sự đi xuống của thị trường.
Khối lượng giao dịch đã được nâng lên, với khoảng 6,1 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, nhưng vẫn thấp hơn so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,3 tỷ cổ phiếu kể từ đầu năm 2013 cho đến nay. Số cổ phiếu giảm điểm vượt trội hơn so với số tăng với tỷ lệ khoảng 4/1 trên sàn giao dịch New York và tỷ lệ 3/1 trên sàn Nasdaq.
Cuối ngày 2/10, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc gặp với lãnh đạo các đảng trong quốc hội, với hy vọng tìm ra được lối thoát cho vấn đề bế tắc hiện nay. Cuộc họp diễn ra khá thẳng thắn, song không có được kết quả nào, bởi các bên vẫn không nhượng bộ nhau và vấn đề tranh cãi lớn nhất xung quanh đạo luật y tế Obamacare vẫn bị coi là lá bài quyết định tình huống này.
Với bế tắc này, Chính phủ Mỹ tiếp tục bước sang ngày thứ ba ngừng hoạt động. Nhiều nhà phân tích cho rằng, với tình huống này, có khả năng chính quyền liên bang sẽ ngừng hoạt động trong thời gian từ 1 đến 2 tuần, chứ không chỉ vài ngày. Trong lúc này, một vấn đề khác bắt đầu nổi lên và dần trở nên nóng hơn, đó là việc nâng trần nợ 16,7 nghìn tỷ USD trước hạn chót 17/10 tới.
Nếu việc trần nợ công không được nâng lên, thì lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ sẽ lâm vào tình trạng vỡ nợ. Nguy cơ từ sự vỡ nợ này sẽ lớn hơn rất nhiều so với tình trạng chính phủ ngừng hoạt động do cạn tiền hiện nay. Giới phân tích cho rằng, tình huống này sẽ ngay lập tức tác động sâu rộng lên các mặt của nền kinh tế lớn nhất thế giới và gây nguy hại tới các khu vực khác trên thế giới.
Đứng trước những mối nguy hại có thể xảy ra từ vấn đề trần nợ công trong bối cảnh chính phủ đang đương đầu với thế bế tắc chính trị, thị trường chứng khoán đã đổ dốc mạnh trong phiên giao dịch 3/10. Đà giảm của các chỉ số chính chỉ được rút ngắn sau khi tờ New York Times đưa tin Chủ tịch Hạ viện John Boehner nói rằng, ông sẽ không để nước Mỹ lâm vào tình cảnh bị vỡ nợ.
Tuy nhiên, phát biểu của ông Boehner chỉ làm giảm phần nào được đà đi xuống của thị trường, nhưng chưa đủ để xoa dịu sự lo lắng của các nhà đầu tư về triển vọng thị trường thời gian tới. Phiên giao dịch đêm qua, chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng vọt lên 18,71 điểm, mức điểm cao nhất từ cuối tháng 6/2013 cho tới nay.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh tới 136,66 điểm, tương ứng với mức giảm lên tới 0,90%, xuống còn có 14.996,48 điểm. Chỉ số Standard & Poor's cũng trượt mạnh 15,21 điểm, tương ứng với mức 0,90%, xuống còn 1.678,66 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ mạnh 40,68 điểm, tương ứng với mức giảm 1,07%, còn 3.774,34 điểm.
Liên quan tới thông tin kinh tế, hôm qua, Viện Quản lý nguồn cung chi biết chỉ số dịch vụ của Mỹ đã giảm xuống 54,4 điểm trong tháng trước, sau khi đã lên tới mức cao nhất trong 8 năm hồi tháng 8. Thông tin này cũng có tác động đáng kể tới sự đi xuống của thị trường.
Khối lượng giao dịch đã được nâng lên, với khoảng 6,1 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, nhưng vẫn thấp hơn so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,3 tỷ cổ phiếu kể từ đầu năm 2013 cho đến nay. Số cổ phiếu giảm điểm vượt trội hơn so với số tăng với tỷ lệ khoảng 4/1 trên sàn giao dịch New York và tỷ lệ 3/1 trên sàn Nasdaq.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 14.996,48 | -136,66 | -0,90 |
S&P 500 | 1.678,66 | -15,21 | -0,90 | |
Nasdaq | 3.774,34 | -40,68 | -1,07 | |
Anh | FTSE 100 | 6.449,04 | +11,54 | +0,18 |
Pháp | CAC 40 | 4.127,98 | -30,18 | -0,73 |
Đức | DAX | 8.597,91 | -31,51 | -0,37 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 14.157,25 | -13,24 | -0,09 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.214,40 | +229,92 | +1,00 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.174,67 | +14,64 | +0,68 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.359,02 | +142,50 | +1,73 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.999,47 | +0,60 | +0,03 |
Singapore | Straits Times | 3.144,79 | -7,79 | -0,25 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |