Lo sợ suy thoái, Phố Wall bất ngờ trượt dốc
Phố Wall bất ngờ quay đầu lao dốc mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9, với mức giảm điểm ở cả ba chỉ số đều trên 1%
Phố Wall bất ngờ quay đầu lao dốc mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9, với mức giảm điểm ở cả ba chỉ số đều trên 1%, do nhà đầu tư lo ngại báo cáo việc làm sắp được Chính phủ Mỹ công bố sẽ không như kỳ vọng, tín hiệu cho thấy kinh tế Mỹ vẫn có khả năng tái suy thoái.
Chốt ngày 1/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt mạnh 119,96 điểm, tương ứng 1,03%, xuống còn 11.493,57 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 14,47 điểm, tương ứng 1,19%, xuống 1.204,42 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 33,42 điểm, tương ứng 1,30%, xuống còn 2.546,04 điểm.
Với 4 phiên tăng điểm liên tiếp vừa qua, chỉ số S&P đã giành được hơn 5%, nhờ nhà đầu tư hy vọng nhiều vào một chương trình kích thích kinh tế mới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sau bài phát biểu không rõ ràng của Chủ tịch FED Ben Bernanke hôm 26/8 ở Wyoming.
Khối lượng giao dịch ở mức thấp, với 7,49 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái. Trên sàn New York, cứ 11 mã giảm thì có 4 mã tăng, trong khi ở sàn Nasdaq, cứ 1 cổ phiếu đi lên thì có tới 4 cổ phiếu hạ điểm.
Hôm qua, giới đầu tư thảng thốt sau báo cáo về chỉ số hoạt động nhà máy của Viện Quản lý nguồn cung cho thấy, tình hình tăng trưởng việc làm trong tháng 8 có thể thấp hơn so với mong đợi. Giới đầu tư lo sợ, bản báo cáo việc làm chính thức sẽ được công bố trong ngày 2/9 sẽ khiến nhiều người thất vọng.
Trong một tín hiệu khác, Nhà Trắng vốn cũng đang vật lộn với việc giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp của người dân Mỹ, đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế trong hai năm tới. Ngoài ra, hậu quả từ cơn bão Irene cũng được xem là một yếu tố khác khiến các nhà đầu tư lo ngại.
Phiên giao dịch hôm qua, nhóm cổ phiếu tài chính mất điểm mạnh nhất. Làn sóng bán tháo lên tới đỉnh điểm trong phiên giao dịch chiều, dẫn đầu là Goldman Sachs. Cổ phiếu của Goldman trượt tới 3,5%. Cổ phiếu của JPMorgan Chase & Co và Bank of America đều giảm trên 3%.
Ngược chiều với thị trường Mỹ, các chỉ số chứng khoán châu Âu cho kết quả đan xen trong phiên giao dịch 1/9. Chỉ số DAX của Đức hạ 0,94% xuống còn 5.730,63 điểm, trong khi FTSE 100 của Anh tiến 0,45% lên 5.418,65 điểm và CAC 40 của Pháp nhích 0,28% lên 3.265,83 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương cho kết quả đan xen. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,44% xuống còn 2.556,04 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,63% xuống còn 2.867,18 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản nhảy 1,18% lên 9.060,80 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến 0,25% lên 20.585,330 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan tiến 0,21% lên 7.757,76 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc nhích nhẹ 0,03% lên 1.880,70 điểm.
Chốt ngày 1/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt mạnh 119,96 điểm, tương ứng 1,03%, xuống còn 11.493,57 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 14,47 điểm, tương ứng 1,19%, xuống 1.204,42 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 33,42 điểm, tương ứng 1,30%, xuống còn 2.546,04 điểm.
Với 4 phiên tăng điểm liên tiếp vừa qua, chỉ số S&P đã giành được hơn 5%, nhờ nhà đầu tư hy vọng nhiều vào một chương trình kích thích kinh tế mới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sau bài phát biểu không rõ ràng của Chủ tịch FED Ben Bernanke hôm 26/8 ở Wyoming.
Khối lượng giao dịch ở mức thấp, với 7,49 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái. Trên sàn New York, cứ 11 mã giảm thì có 4 mã tăng, trong khi ở sàn Nasdaq, cứ 1 cổ phiếu đi lên thì có tới 4 cổ phiếu hạ điểm.
Hôm qua, giới đầu tư thảng thốt sau báo cáo về chỉ số hoạt động nhà máy của Viện Quản lý nguồn cung cho thấy, tình hình tăng trưởng việc làm trong tháng 8 có thể thấp hơn so với mong đợi. Giới đầu tư lo sợ, bản báo cáo việc làm chính thức sẽ được công bố trong ngày 2/9 sẽ khiến nhiều người thất vọng.
Trong một tín hiệu khác, Nhà Trắng vốn cũng đang vật lộn với việc giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp của người dân Mỹ, đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế trong hai năm tới. Ngoài ra, hậu quả từ cơn bão Irene cũng được xem là một yếu tố khác khiến các nhà đầu tư lo ngại.
Phiên giao dịch hôm qua, nhóm cổ phiếu tài chính mất điểm mạnh nhất. Làn sóng bán tháo lên tới đỉnh điểm trong phiên giao dịch chiều, dẫn đầu là Goldman Sachs. Cổ phiếu của Goldman trượt tới 3,5%. Cổ phiếu của JPMorgan Chase & Co và Bank of America đều giảm trên 3%.
Ngược chiều với thị trường Mỹ, các chỉ số chứng khoán châu Âu cho kết quả đan xen trong phiên giao dịch 1/9. Chỉ số DAX của Đức hạ 0,94% xuống còn 5.730,63 điểm, trong khi FTSE 100 của Anh tiến 0,45% lên 5.418,65 điểm và CAC 40 của Pháp nhích 0,28% lên 3.265,83 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương cho kết quả đan xen. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,44% xuống còn 2.556,04 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,63% xuống còn 2.867,18 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản nhảy 1,18% lên 9.060,80 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến 0,25% lên 20.585,330 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan tiến 0,21% lên 7.757,76 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc nhích nhẹ 0,03% lên 1.880,70 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.613,50 | 11.493,60 | 119,96 | 1,03 |
S&P 500 | 1.218,89 | 1.204,42 | 14,47 | 1,19 | |
Nasdaq | 2.579,46 | 2.546,04 | 33,42 | 1,30 | |
Anh | FTSE 100 | 5.394,53 | 5.418,65 | 24,12 | 0,45 |
Pháp | CAC 40 | 3.256,76 | 3.265,83 | 9,07 | 0,28 |
Đức | DAX | 5.784,85 | 5.730,63 | 54,22 | 0,94 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.955,20 | 9.060,80 | 105,60 | 1,18 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.534,80 | 20.585,30 | 50,48 | 0,25 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.567,34 | 2.556,04 | 11,30 | 0,44 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.741,36 | 7.757,76 | 16,40 | 0,21 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.880,11 | 1.880,70 | 0,59 | 0,03 |
Singapore | Straits Times | 2.885,26 | 2.867,18 | 18,08 | 0,63 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |