“Lợi ích kép” của Việt Nam trong TPP
Theo Financial Times, TPP sẽ giúp Việt Nam thu hút thêm nhà máy nước ngoài và thúc đẩy cải cách kinh tế
Theo bài viết của tờ Financial Times, Việt Nam đang hy vọng sẽ được hưởng “lợi ích kép” từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Một mặt, TPP sẽ giúp có thêm nhiều nhiều công ty nước ngoài tới đặt nhà máy ở Việt Nam, mặt khác, TPP sẽ thúc đẩy các cải cách trong nền kinh tế Việt Nam.
Cảm nhận sức hút
Bài báo nhận định, Việt Nam đã nổi lên thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, nhờ thu hút được nhiều công ty lớn của thế giới đặt nhà máy, từ tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc cho tới các nhà cung cấp cho các thương hiệu thời trang đình đám như Nike hay Uniqlo.
Trong bối cảnh lương nhân công ở công xưởng số 1 thế giới là Trung Quốc gia tăng, các nhà đầu tư cảm nhận rõ sức hút của Việt Nam, nơi có giá nhân công chỉ bằng khoảng một nửa so với ở Trung Quốc. Chưa kể, vị trí địa lý của Việt Nam ở trung tâm của châu Á cũng là một lợi thế.
Sản xuất công nghiệp được mở rộng đã giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ năm 2010. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng tăng 8% trong 9 tháng, đạt mức 9,7 tỷ USD.
Theo các chuyên gia kinh tế và doanh nhân, TPP và thỏa thuận thương mại với Liên minh Châu Âu (EU) mới đây sẽ giúp Việt Nam tăng cường sức mạnh xuất khẩu và thu hút thêm vốn FDI.
Ngoài ra, Financial Times nhận xét, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng xem TPP như động lực thúc đẩy tiến trình tự do hóa nền kinh tế vốn đang bị kìm hãm bởi những “nút cổ chai” cơ sở hạ tầng, tham nhũng, và các doanh nghiệp quốc doanh kém hiệu quả.
“Việt Nam đã hưởng những lợi ích lớn trong sản xuất hàng dệt may và giày dép. Thỏa thuận này sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy lợi thế cạnh tranh khi các nhà máy xem xét chuyển địa điểm khỏi Trung Quốc, tạo thêm nhiều việc làm mới, và tạo điều kiện cho chuyển giao công nghệ”, chuyên gia kinh tế Johanna Chua của ngân hàng Citigroup nói.
Theo bà Chua, các nước Đông Nam Á khác không tham gia TPP như Campuchia, Indonesia và Thái Lan có thể thua trong cuộc chiến thu hút các nhà sản xuất nước ngoài.
Crystal Group, một trong những nhà sản xuất hàng may mặc lớn nhất thế giới về doanh thu, sử dụng 17.000 lao động ở Việt Nam, sản xuất hàng cho các thương hiệu như Gap, Marks & Spencer và Uniqlo. Công ty có trụ sở ở Hồng Kông này đã lên kế hoạch mở rộng lực lượng lao động tại Việt Nam và giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Giám đốc điều hành Crystal, ông Andrew Lo, cho biết, TPP càng gia tăng động lực cho kế hoạch này của công ty.
Bosco Law of Lawsgroup, một công ty sản xuất hàng dệt may khác có trụ sở ở Hồng Kông, cũng đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Công ty này cho biết, TPP “chắc chắn sẽ tăng vốn đầu tư nước ngoài” vào Việt Nam, nhưng nói thêm rằng các công ty sẽ phải “nghiên cứu chi tiết TPP” trước khi đánh giá lợi ích thực sự của thỏa thuận này.
Chuyên gia kinh tế Frederic Neumann của HSBC tin rằng TPP sẽ đem đến những lợi ích lớn cho các nhà sản xuất ở Việt Nam và các nước có chi phí sản xuất rẻ khác trong TPP như Mexico và Peru.
“Những ngành như phụ tùng ôtô được bảo hộ cao ở Mỹ. Thái Lan phát triển tốt ngành phụ tùng ôtô, nhưng lại không tham gia TPP. Điều này sẽ cho phép Việt Nam và/hoặc Mexico tiến vào lĩnh vực phụ tùng ôtô”, ông Neumann nói.
Thách thức ngặt nghèo
Tuy vậy, những lợi ích mà TPP mang lại cho Việt Nam không phải không đi kèm thách thức.
TPP đòi hỏi các nước tham gia phải mở cửa rộng hơn nền kinh tế cho cạnh tranh nước ngoài, thực thi luật lao động chặt chẽ hơn và các tiêu chuẩn môi trường cao hơn.
Trong số những thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là các quy định ngặt nghèo của TPP về lao động, theo bài báo. Với TPP, lần đầu tiên một quốc gia vi phạm tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) sẽ trở thành đối tượng của hình phạt thương mại.
Theo quy định của TPP, Việt Nam sẽ phải cho phép người lao động thành lập các tổ chức công đoàn độc lập và phải đáp ứng yêu cầu này trước khi TPP có hiệu lực.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ Hai tuần này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nói Việt Nam đã sẵn sàng đáp ứng những tiêu chuẩn trên. “Đây là những điều kiện của ILO và Việt Nam là một thành viên của ILO”, ông Hoàng nói.
Tuy vậy, theo Financial Times, những cam kết bằng lời nói thôi là chưa đủ.
Việc Mỹ thúc đẩy các tiêu chuẩn chặt chẽ về lao động một phần xuất phát từ mong muốn của Tổng thống nước này Barack Obama nhằm giành sự ủng hộ của những nghị sỹ Dân chủ có quan điểm phản đối TPP.
Bởi vậy, Việt Nam có thể sẽ bị “soi” kỹ trong vấn đề này, đặc biệt khi TPP bao gồm một điều khoản về thành lập một ủy ban chuyên gia độc lập để giám sát tiến trình cải cách lao động trong ít nhất 10 năm đầu sau khi TPP có hiệu lực.
Một mặt, TPP sẽ giúp có thêm nhiều nhiều công ty nước ngoài tới đặt nhà máy ở Việt Nam, mặt khác, TPP sẽ thúc đẩy các cải cách trong nền kinh tế Việt Nam.
Cảm nhận sức hút
Bài báo nhận định, Việt Nam đã nổi lên thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, nhờ thu hút được nhiều công ty lớn của thế giới đặt nhà máy, từ tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc cho tới các nhà cung cấp cho các thương hiệu thời trang đình đám như Nike hay Uniqlo.
Trong bối cảnh lương nhân công ở công xưởng số 1 thế giới là Trung Quốc gia tăng, các nhà đầu tư cảm nhận rõ sức hút của Việt Nam, nơi có giá nhân công chỉ bằng khoảng một nửa so với ở Trung Quốc. Chưa kể, vị trí địa lý của Việt Nam ở trung tâm của châu Á cũng là một lợi thế.
Sản xuất công nghiệp được mở rộng đã giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ năm 2010. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng tăng 8% trong 9 tháng, đạt mức 9,7 tỷ USD.
Theo các chuyên gia kinh tế và doanh nhân, TPP và thỏa thuận thương mại với Liên minh Châu Âu (EU) mới đây sẽ giúp Việt Nam tăng cường sức mạnh xuất khẩu và thu hút thêm vốn FDI.
Ngoài ra, Financial Times nhận xét, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng xem TPP như động lực thúc đẩy tiến trình tự do hóa nền kinh tế vốn đang bị kìm hãm bởi những “nút cổ chai” cơ sở hạ tầng, tham nhũng, và các doanh nghiệp quốc doanh kém hiệu quả.
“Việt Nam đã hưởng những lợi ích lớn trong sản xuất hàng dệt may và giày dép. Thỏa thuận này sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy lợi thế cạnh tranh khi các nhà máy xem xét chuyển địa điểm khỏi Trung Quốc, tạo thêm nhiều việc làm mới, và tạo điều kiện cho chuyển giao công nghệ”, chuyên gia kinh tế Johanna Chua của ngân hàng Citigroup nói.
Theo bà Chua, các nước Đông Nam Á khác không tham gia TPP như Campuchia, Indonesia và Thái Lan có thể thua trong cuộc chiến thu hút các nhà sản xuất nước ngoài.
Crystal Group, một trong những nhà sản xuất hàng may mặc lớn nhất thế giới về doanh thu, sử dụng 17.000 lao động ở Việt Nam, sản xuất hàng cho các thương hiệu như Gap, Marks & Spencer và Uniqlo. Công ty có trụ sở ở Hồng Kông này đã lên kế hoạch mở rộng lực lượng lao động tại Việt Nam và giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Giám đốc điều hành Crystal, ông Andrew Lo, cho biết, TPP càng gia tăng động lực cho kế hoạch này của công ty.
Bosco Law of Lawsgroup, một công ty sản xuất hàng dệt may khác có trụ sở ở Hồng Kông, cũng đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Công ty này cho biết, TPP “chắc chắn sẽ tăng vốn đầu tư nước ngoài” vào Việt Nam, nhưng nói thêm rằng các công ty sẽ phải “nghiên cứu chi tiết TPP” trước khi đánh giá lợi ích thực sự của thỏa thuận này.
Chuyên gia kinh tế Frederic Neumann của HSBC tin rằng TPP sẽ đem đến những lợi ích lớn cho các nhà sản xuất ở Việt Nam và các nước có chi phí sản xuất rẻ khác trong TPP như Mexico và Peru.
“Những ngành như phụ tùng ôtô được bảo hộ cao ở Mỹ. Thái Lan phát triển tốt ngành phụ tùng ôtô, nhưng lại không tham gia TPP. Điều này sẽ cho phép Việt Nam và/hoặc Mexico tiến vào lĩnh vực phụ tùng ôtô”, ông Neumann nói.
Thách thức ngặt nghèo
Tuy vậy, những lợi ích mà TPP mang lại cho Việt Nam không phải không đi kèm thách thức.
TPP đòi hỏi các nước tham gia phải mở cửa rộng hơn nền kinh tế cho cạnh tranh nước ngoài, thực thi luật lao động chặt chẽ hơn và các tiêu chuẩn môi trường cao hơn.
Trong số những thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là các quy định ngặt nghèo của TPP về lao động, theo bài báo. Với TPP, lần đầu tiên một quốc gia vi phạm tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) sẽ trở thành đối tượng của hình phạt thương mại.
Theo quy định của TPP, Việt Nam sẽ phải cho phép người lao động thành lập các tổ chức công đoàn độc lập và phải đáp ứng yêu cầu này trước khi TPP có hiệu lực.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ Hai tuần này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nói Việt Nam đã sẵn sàng đáp ứng những tiêu chuẩn trên. “Đây là những điều kiện của ILO và Việt Nam là một thành viên của ILO”, ông Hoàng nói.
Tuy vậy, theo Financial Times, những cam kết bằng lời nói thôi là chưa đủ.
Việc Mỹ thúc đẩy các tiêu chuẩn chặt chẽ về lao động một phần xuất phát từ mong muốn của Tổng thống nước này Barack Obama nhằm giành sự ủng hộ của những nghị sỹ Dân chủ có quan điểm phản đối TPP.
Bởi vậy, Việt Nam có thể sẽ bị “soi” kỹ trong vấn đề này, đặc biệt khi TPP bao gồm một điều khoản về thành lập một ủy ban chuyên gia độc lập để giám sát tiến trình cải cách lao động trong ít nhất 10 năm đầu sau khi TPP có hiệu lực.