Lợi ích nào của thông tư mới về giao dịch chứng khoán?
Quy định mới có vẻ không mới với đa số nhà đầu tư cá nhân, nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tổ chức
Sáng 2/6, thị trường chứng khoán xôn xao trước thông tin Bộ Tài chính đã ban hành thông tư hướng dẫn giao dịch mới, với việc cho phép mở nhiều tài khoản, mua bán cùng phiên...
Đến giờ vẫn có những quan điểm trái ngược nhau về lợi ích của những quy định mới, nhất là liên quan đến nhà đầu tư mở nhiều tài khoản, mua bán cùng phiên, giao dịch ký quỹ.
Phải nói ngay rằng cả ba dịch vụ trên đã được áp dụng “chui” trên thị trường từ lâu. Việc chỉ được mở một tài khoản bị nhà đầu tư hóa giải bằng cách ủy quyền. Không cho giao dịch mua bán cùng lúc thì có thể thông qua tài khoản ủy quyền một cách dễ dàng. Còn chuyện giao dịch ký quỹ, xài đòn bẩy thì rõ ràng là "xưa như trái đất".
Có vẻ như quy chế mới chỉ là sự chính thức hóa những gì đang có. Chẳng hạn, thông tư quy định nguyên tắc về giao dịch ký quỹ và giao cho Ủy ban Chứng khoán hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ này.
Tuy nhiên, cũng hiếm có văn bản pháp quy nào lại được săn đón như thông tư nói trên. Ngay cả khi thông tư còn đang chờ lấy số văn bản nhưng đã được những người thạo tin hé lộ ngay sau khi được ký. Rõ ràng thị trường cũng tìm thấy một sự kỳ vọng nào đó.
Lật lại vấn đề, với những người thạo tin, không khó để biết rằng thông tư này đã nằm trên bàn của những cấp ra quyết định từ rất lâu. Thậm chí vài tháng trước, đã có thông tin hé lộ về việc chấp thuận nguyên tắc. Tuy nhiên mãi đến ngày 1/6, việc ký chính thức mới được thực hiện. Có lẽ tình hình thị trường quá xấu trong những ngày cuối tháng năm đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy quá trình này.
Hiện tại văn bản chính thức vẫn chưa ban hành, thị trường chỉ có thể dò đoán từ thông tin được tiết lộ một cách hạn chế. Dự thảo cũ có thể đã được sửa đổi rất nhiều nên độ tin cậy cũng không cao. Qua trao đổi của đại diện cơ quan quản lý, có thể thấy ít nhất 3 vấn đề đáng quan tâm nhất của nhà đầu tư.
Thứ nhất là việc mở nhiều tài khoản. Chính xác hơn là một nhà đầu tư có quyền mở tài khoản ở nhiều công ty chứng khoán khác nhau chứ không phải mở nhiều tài khoản ở cùng một công ty. Điểm này có vẻ còn hạn chế hơn cả việc sử dụng tài khoản ủy quyền về mức độ tiện lợi. Luân chuyển vốn tại cùng một công ty bao giờ cũng dễ dàng hơn giữa các công ty với nhau. Một số công ty chứng khoán có công nghệ tốt còn cho phép đăng nhập vào nhiều tài khoản, chuyển tiền tự động qua lại rất nhanh.
Tuy nhiên, quy định này sẽ góp phần chính thức hóa việc mở nhiều tài khoản và cơ quan quản lý sẽ dễ dàng giám sát hơn. Thông tư mới cũng có các nội dung liên quan đến tài khoản giao dịch ủy quyền, có lẽ là phối hợp với điều kiện mở nhiều tài khoản trong công tác này. Việc sử dụng tài khoản ủy quyền có lẽ sẽ chặt chẽ hơn.
Với nhà đầu tư hiện đang có một tài khoản và nhà đầu tư tổ chức, quy định này thực sự tạo thuận lợi lớn. Nhà đầu tư vốn mỏng thường chỉ có một tài khoản vì chia sẻ tiềm lực ra hai tài khoản hoặc hơn khá bất tiện và tốn kém. Tổ chức đầu tư sẽ đặc biệt dễ dàng trong việc mua bán vì nếu chỉ có một tài khoản, các giao dịch ủy quyền mua/bán chỉ được thực hiện một lần với một loại chứng khoán trong ngày.
Thứ hai là quy định cho phép mua bán cùng phiên. Chính xác hơn là nhà đầu tư có quyền mua hoặc bán cổ phiếu sẵn có trong tài khoản. Ví dụ trước đây, tài khoản nhà đầu tư đã có cổ phiếu A. Trong một phiên giao dịch, nếu đã mua vào cổ phiếu A thì nhà đầu tư không được bán số lượng cổ phiếu A đang có sẵn nữa mà phải chờ đến hôm sau. Quy định mới sẽ cho phép mua ngay trong phiên đó. Chiều ngược lại cũng tương tự.
Như vậy quy định trên không phải là cho phép mua bán cùng phiên một cách liên tục như một dạng lướt sóng trong phiên (day-trading). Dĩ nhiên nhà đầu tư có thể cấu trúc khối lượng cổ phiếu sẵn có cũng như lượng tiền mặt để thực hiện nhiều giao dịch trong cùng một phiên. Tuy nhiên cách thức này vẫn bị giới hạn bởi lượng cổ phiếu có sẵn. Dù sao với duy nhất một tài khoản, nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được lợi nhuận từ dao động hàng ngày.
Thứ ba, liên quan đến giao dịch ký quỹ, thông tư do Bộ Tài chính ban hành sẽ mở cửa chính thức về dịch vụ đòn bẩy. Cách đây vài hôm, thị trường đã xôn xao việc cấm công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay tiền. Tuy nhiên dự thảo quy định nói trên để mở, sẽ cho phép nếu Bộ Tài chính có quy định khác. Với việc ra đời thông tư mới, vấn đề trên đã được khép lại.
Thực tế dịch vụ ký quỹ đã được các công ty chứng khoán triển khai từ lâu và đối với nhà đầu tư cũng không có gì mới, không cần chờ văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên việc ra đời khung pháp lý sẽ tạo sự công bằng cho khách hàng, hạn chế tình trạng cung cấp đòn bẩy vô tội vạ, dựa trên uy tín cá nhân hay cung cấp tỉ lệ lớn đến mức nguy hiểm.
Tóm lại, khung pháp lý tuy chỉ là sự thừa nhận một thực tế đã có, nhưng có vai trò kiểm soát và đưa các hoạt động vào khuôn khổ. Với các tổ chức, nhà đầu tư lớn, quy định mới tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với hiện tại. Nên biết rằng tổ chức đầu tư không dễ ủy quyền như nhà đầu tư cá nhân, quy mô vốn lớn hơn, giao dịch nhiều hơn cả hai chiều mua và bán. Đó là chưa kể đến việc khách hàng ra lệnh mua bán trái chiều nhau trong cùng một phiên với cùng một loại chứng khoán.
Đối với nhà đầu tư cá nhân, quy định mới cũng có lợi ở một góc độ nào đó. Với những nhà đầu tư đã quen “hai tay hai súng”, quy định này không thay đổi nhiều. Có lẽ họ vẫn sẽ ưa chuộng việc sử dụng tài khoản ủy thác hơn vì có thể mở ở cùng một công ty chứng khoán.
Một tác động thuận lợi nữa cũng cần nhắc đến là yếu tố tâm lý. Sự trì trệ trong việc ban hành các quy định mới kéo dài quá lâu đến mức nhà đầu tư bị ức chế nay đã được giải tỏa. Chí ít, tiến trình ban hành các khung pháp lý đã được khởi động nhanh hơn. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường vừa gượng dậy sau một thời kỳ sụt giảm mạnh, ảnh hưởng tốt về tâm lý có thể được nhân lên nhiều lần.
Đến giờ vẫn có những quan điểm trái ngược nhau về lợi ích của những quy định mới, nhất là liên quan đến nhà đầu tư mở nhiều tài khoản, mua bán cùng phiên, giao dịch ký quỹ.
Phải nói ngay rằng cả ba dịch vụ trên đã được áp dụng “chui” trên thị trường từ lâu. Việc chỉ được mở một tài khoản bị nhà đầu tư hóa giải bằng cách ủy quyền. Không cho giao dịch mua bán cùng lúc thì có thể thông qua tài khoản ủy quyền một cách dễ dàng. Còn chuyện giao dịch ký quỹ, xài đòn bẩy thì rõ ràng là "xưa như trái đất".
Có vẻ như quy chế mới chỉ là sự chính thức hóa những gì đang có. Chẳng hạn, thông tư quy định nguyên tắc về giao dịch ký quỹ và giao cho Ủy ban Chứng khoán hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ này.
Tuy nhiên, cũng hiếm có văn bản pháp quy nào lại được săn đón như thông tư nói trên. Ngay cả khi thông tư còn đang chờ lấy số văn bản nhưng đã được những người thạo tin hé lộ ngay sau khi được ký. Rõ ràng thị trường cũng tìm thấy một sự kỳ vọng nào đó.
Lật lại vấn đề, với những người thạo tin, không khó để biết rằng thông tư này đã nằm trên bàn của những cấp ra quyết định từ rất lâu. Thậm chí vài tháng trước, đã có thông tin hé lộ về việc chấp thuận nguyên tắc. Tuy nhiên mãi đến ngày 1/6, việc ký chính thức mới được thực hiện. Có lẽ tình hình thị trường quá xấu trong những ngày cuối tháng năm đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy quá trình này.
Hiện tại văn bản chính thức vẫn chưa ban hành, thị trường chỉ có thể dò đoán từ thông tin được tiết lộ một cách hạn chế. Dự thảo cũ có thể đã được sửa đổi rất nhiều nên độ tin cậy cũng không cao. Qua trao đổi của đại diện cơ quan quản lý, có thể thấy ít nhất 3 vấn đề đáng quan tâm nhất của nhà đầu tư.
Thứ nhất là việc mở nhiều tài khoản. Chính xác hơn là một nhà đầu tư có quyền mở tài khoản ở nhiều công ty chứng khoán khác nhau chứ không phải mở nhiều tài khoản ở cùng một công ty. Điểm này có vẻ còn hạn chế hơn cả việc sử dụng tài khoản ủy quyền về mức độ tiện lợi. Luân chuyển vốn tại cùng một công ty bao giờ cũng dễ dàng hơn giữa các công ty với nhau. Một số công ty chứng khoán có công nghệ tốt còn cho phép đăng nhập vào nhiều tài khoản, chuyển tiền tự động qua lại rất nhanh.
Tuy nhiên, quy định này sẽ góp phần chính thức hóa việc mở nhiều tài khoản và cơ quan quản lý sẽ dễ dàng giám sát hơn. Thông tư mới cũng có các nội dung liên quan đến tài khoản giao dịch ủy quyền, có lẽ là phối hợp với điều kiện mở nhiều tài khoản trong công tác này. Việc sử dụng tài khoản ủy quyền có lẽ sẽ chặt chẽ hơn.
Với nhà đầu tư hiện đang có một tài khoản và nhà đầu tư tổ chức, quy định này thực sự tạo thuận lợi lớn. Nhà đầu tư vốn mỏng thường chỉ có một tài khoản vì chia sẻ tiềm lực ra hai tài khoản hoặc hơn khá bất tiện và tốn kém. Tổ chức đầu tư sẽ đặc biệt dễ dàng trong việc mua bán vì nếu chỉ có một tài khoản, các giao dịch ủy quyền mua/bán chỉ được thực hiện một lần với một loại chứng khoán trong ngày.
Thứ hai là quy định cho phép mua bán cùng phiên. Chính xác hơn là nhà đầu tư có quyền mua hoặc bán cổ phiếu sẵn có trong tài khoản. Ví dụ trước đây, tài khoản nhà đầu tư đã có cổ phiếu A. Trong một phiên giao dịch, nếu đã mua vào cổ phiếu A thì nhà đầu tư không được bán số lượng cổ phiếu A đang có sẵn nữa mà phải chờ đến hôm sau. Quy định mới sẽ cho phép mua ngay trong phiên đó. Chiều ngược lại cũng tương tự.
Như vậy quy định trên không phải là cho phép mua bán cùng phiên một cách liên tục như một dạng lướt sóng trong phiên (day-trading). Dĩ nhiên nhà đầu tư có thể cấu trúc khối lượng cổ phiếu sẵn có cũng như lượng tiền mặt để thực hiện nhiều giao dịch trong cùng một phiên. Tuy nhiên cách thức này vẫn bị giới hạn bởi lượng cổ phiếu có sẵn. Dù sao với duy nhất một tài khoản, nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được lợi nhuận từ dao động hàng ngày.
Thứ ba, liên quan đến giao dịch ký quỹ, thông tư do Bộ Tài chính ban hành sẽ mở cửa chính thức về dịch vụ đòn bẩy. Cách đây vài hôm, thị trường đã xôn xao việc cấm công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay tiền. Tuy nhiên dự thảo quy định nói trên để mở, sẽ cho phép nếu Bộ Tài chính có quy định khác. Với việc ra đời thông tư mới, vấn đề trên đã được khép lại.
Thực tế dịch vụ ký quỹ đã được các công ty chứng khoán triển khai từ lâu và đối với nhà đầu tư cũng không có gì mới, không cần chờ văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên việc ra đời khung pháp lý sẽ tạo sự công bằng cho khách hàng, hạn chế tình trạng cung cấp đòn bẩy vô tội vạ, dựa trên uy tín cá nhân hay cung cấp tỉ lệ lớn đến mức nguy hiểm.
Tóm lại, khung pháp lý tuy chỉ là sự thừa nhận một thực tế đã có, nhưng có vai trò kiểm soát và đưa các hoạt động vào khuôn khổ. Với các tổ chức, nhà đầu tư lớn, quy định mới tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với hiện tại. Nên biết rằng tổ chức đầu tư không dễ ủy quyền như nhà đầu tư cá nhân, quy mô vốn lớn hơn, giao dịch nhiều hơn cả hai chiều mua và bán. Đó là chưa kể đến việc khách hàng ra lệnh mua bán trái chiều nhau trong cùng một phiên với cùng một loại chứng khoán.
Đối với nhà đầu tư cá nhân, quy định mới cũng có lợi ở một góc độ nào đó. Với những nhà đầu tư đã quen “hai tay hai súng”, quy định này không thay đổi nhiều. Có lẽ họ vẫn sẽ ưa chuộng việc sử dụng tài khoản ủy thác hơn vì có thể mở ở cùng một công ty chứng khoán.
Một tác động thuận lợi nữa cũng cần nhắc đến là yếu tố tâm lý. Sự trì trệ trong việc ban hành các quy định mới kéo dài quá lâu đến mức nhà đầu tư bị ức chế nay đã được giải tỏa. Chí ít, tiến trình ban hành các khung pháp lý đã được khởi động nhanh hơn. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường vừa gượng dậy sau một thời kỳ sụt giảm mạnh, ảnh hưởng tốt về tâm lý có thể được nhân lên nhiều lần.