Lợi nhuận giảm 75%, vì sao VNG vẫn được định giá 1 tỷ USD?
Xét về giá trị dòng tiền, VNG vẫn đạt con số ấn tượng khi kết thúc năm tài khóa 2013 với mốc doanh thu lên tới 100 triệu USD
Không giống như mọi năm, công ty VNG công bố kết quả kinh doanh không khả quan cho năm 2013 nhưng World Startup Report vẫn đưa ra đánh giá tích cực với mức định giá lên tới 1 tỷ USD.
Đầu tháng 7, công ty nghiên cứu thị trường World Startup Report đã công bố báo cáo về các công ty Internet lớn nhất trên thế giới. Theo đó, tại Việt Nam, Công ty Cổ phần VNG là một trong ba cái tên được lựa chọn, và được định giá cao nhất, tương đương 1 tỷ USD, gia nhập câu lạc bộ những công ty Internet đắt giá nhất châu Á và toàn cầu.
Ra đời 10 năm, xuất phát điểm là một công ty kinh doanh game, VNG nhanh chóng đạt được những mục tiêu về doanh thu, thuộc top những công ty nội dung số có tiếng ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều đặc biệt là danh hiệu "công ty tỷ đô" đến với doanh nghiệp này lại vào thời điểm lợi nhuận VNG giảm tới 75%, đặc biệt là ngay trong mảng kinh doanh một thời mang về lợi thế cho doanh nghiệp. Vậy vì sao VNG vẫn được định giá tới 1 tỷ USD?
Thực tế, báo cáo của World Startup Report dựa trên một loạt phương pháp định giá doanh nghiệp, trong đó chú trọng vào dòng tiền và giá trị tương lai. Xét về giá trị dòng tiền, VNG vẫn đạt những con số ấn tượng khi doanh nghiệp này kết thúc năm tài khóa 2013 với mốc doanh thu lên tới 100 triệu USD, dù phần lợi nhuận riêng của công ty mẹ giảm tới 75%.
Theo số liệu mà VNG đề cập tại đại hội cổ đông, công ty này sẽ tiếp tục giữ mức doanh thu hơn 2.300 tỷ đồng trong năm 2014, và cải thiện lợi nhuận hợp nhất, thể hiện sự ổn định về hoạt động tài chính dù đang đứng trước thách thức lớn về thị phần, thị trường cũng như phải phân bổ các nguồn lực lớn cho nhiều dự án mới.
“Mức định giá tỷ đô dành cho VNG trong khi lợi nhuận 2013 suy giảm tới 75% so với năm 2012 không thể căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại của công ty này. Thông thường, những công ty Internet sẽ được định giá bởi sản phẩm đặc biệt mà họ đang sở hữu và triển vọng tương lai. Nếu sản phẩm này có vị thế cao trên thị trường thì mức giá theo đó sẽ tăng lên. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc định giá này cũng có tính nhất thời, nếu vị thế của sản phẩm đặc biệt mà suy giảm thì kết quả tỷ đô cũng sẽ đi theo đó”, ông Nguyễn Quang Bảo, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt, cho biết.
Suy giảm lợi nhuận nhưng điểm sáng nổi bật trong hoạt động của VNG trong năm 2013 chính OTT mang tên Zalo - sản phẩm do những kỹ sư Việt Nam tạo nên. Nếu như đầu năm 2013, OTT Việt Nam mới chỉ có 1 triệu người dùng thì đến nay, Zalo đã vượt mốc 15 triệu, chiếm tới 75% thị phần điện thoại thông minh tại Việt Nam. Zalo cũng là sản phẩm thường xuyên đứng đầu bảng xếp hạng App Store và Google Play Việt Nam trong cả năm gần đây.
Trước đó, lãnh đạo VNG đã nhiều lần chia sẻ rằng Zalo là giấc mơ lãng mạn của đội ngũ kỹ thuật Việt Nam trong việc tạo ra các sản phẩm công nghệ cao được người dùng trong nước tin tưởng. Tuy nhiên, sản phẩm không mang nhiều kì vọng về mặt nguồn thu này lại bất ngờ mang đến tín hiệu tài chính khả quan cho VNG trong bối cảnh mảng kinh doanh trọng yếu của công ty này đang gặp khó khăn.
Thậm chí, ngay cả khi những người làm Zalo tuyên bố sẽ tiếp tục tiêu tiền cho phát triển sản phẩm thay vì triển khai các mô hình kiếm tiền.
Ông Nguyễn Hoàng Giang, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VnDirect, bình luận: “Giá trị của một công ty Internet có thể được định giá theo khả năng sinh lời trong tương lai. Mà với các công ty có sản phẩm công nghệ nổi bật, họ có thể dựa vào khả năng sinh lợi trên người dùng là một yếu tố quan trọng hoặc giá trị mà nhân tố quan trọng đó có thể quy đổi. Tuy nhiên, việc định giá độc lập là một chuyện còn mua với mức giá nào (có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng) sẽ phụ thuộc vào nhà đầu tư đánh giá triển vọng công ty đó ra sao”.
Trước thời điểm VNG được định giá lên tới 1 tỷ USD, thị trường công nghệ thế giới đã diễn ra nhiều vụ mua bán, sáp nhập OTT với giá trị khủng mà điển hình là Facebook thâu tóm Whatsapp với giá 19 tỷ USD. Hay sự việc Line - OTT của Nhật Bản được ước lượng giá trị thị trường vào khoảng 10 tỷ USD khi nộp đơn xin lên sàn chứng khoán Tokyo… Đây cũng là những nhân tố khiến cho việc định giá các công ty Internet sở hữu OTT có triển vọng tăng rất mạnh.
Đầu tháng 7, công ty nghiên cứu thị trường World Startup Report đã công bố báo cáo về các công ty Internet lớn nhất trên thế giới. Theo đó, tại Việt Nam, Công ty Cổ phần VNG là một trong ba cái tên được lựa chọn, và được định giá cao nhất, tương đương 1 tỷ USD, gia nhập câu lạc bộ những công ty Internet đắt giá nhất châu Á và toàn cầu.
Ra đời 10 năm, xuất phát điểm là một công ty kinh doanh game, VNG nhanh chóng đạt được những mục tiêu về doanh thu, thuộc top những công ty nội dung số có tiếng ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều đặc biệt là danh hiệu "công ty tỷ đô" đến với doanh nghiệp này lại vào thời điểm lợi nhuận VNG giảm tới 75%, đặc biệt là ngay trong mảng kinh doanh một thời mang về lợi thế cho doanh nghiệp. Vậy vì sao VNG vẫn được định giá tới 1 tỷ USD?
Thực tế, báo cáo của World Startup Report dựa trên một loạt phương pháp định giá doanh nghiệp, trong đó chú trọng vào dòng tiền và giá trị tương lai. Xét về giá trị dòng tiền, VNG vẫn đạt những con số ấn tượng khi doanh nghiệp này kết thúc năm tài khóa 2013 với mốc doanh thu lên tới 100 triệu USD, dù phần lợi nhuận riêng của công ty mẹ giảm tới 75%.
Theo số liệu mà VNG đề cập tại đại hội cổ đông, công ty này sẽ tiếp tục giữ mức doanh thu hơn 2.300 tỷ đồng trong năm 2014, và cải thiện lợi nhuận hợp nhất, thể hiện sự ổn định về hoạt động tài chính dù đang đứng trước thách thức lớn về thị phần, thị trường cũng như phải phân bổ các nguồn lực lớn cho nhiều dự án mới.
“Mức định giá tỷ đô dành cho VNG trong khi lợi nhuận 2013 suy giảm tới 75% so với năm 2012 không thể căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại của công ty này. Thông thường, những công ty Internet sẽ được định giá bởi sản phẩm đặc biệt mà họ đang sở hữu và triển vọng tương lai. Nếu sản phẩm này có vị thế cao trên thị trường thì mức giá theo đó sẽ tăng lên. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc định giá này cũng có tính nhất thời, nếu vị thế của sản phẩm đặc biệt mà suy giảm thì kết quả tỷ đô cũng sẽ đi theo đó”, ông Nguyễn Quang Bảo, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt, cho biết.
Suy giảm lợi nhuận nhưng điểm sáng nổi bật trong hoạt động của VNG trong năm 2013 chính OTT mang tên Zalo - sản phẩm do những kỹ sư Việt Nam tạo nên. Nếu như đầu năm 2013, OTT Việt Nam mới chỉ có 1 triệu người dùng thì đến nay, Zalo đã vượt mốc 15 triệu, chiếm tới 75% thị phần điện thoại thông minh tại Việt Nam. Zalo cũng là sản phẩm thường xuyên đứng đầu bảng xếp hạng App Store và Google Play Việt Nam trong cả năm gần đây.
Trước đó, lãnh đạo VNG đã nhiều lần chia sẻ rằng Zalo là giấc mơ lãng mạn của đội ngũ kỹ thuật Việt Nam trong việc tạo ra các sản phẩm công nghệ cao được người dùng trong nước tin tưởng. Tuy nhiên, sản phẩm không mang nhiều kì vọng về mặt nguồn thu này lại bất ngờ mang đến tín hiệu tài chính khả quan cho VNG trong bối cảnh mảng kinh doanh trọng yếu của công ty này đang gặp khó khăn.
Thậm chí, ngay cả khi những người làm Zalo tuyên bố sẽ tiếp tục tiêu tiền cho phát triển sản phẩm thay vì triển khai các mô hình kiếm tiền.
Ông Nguyễn Hoàng Giang, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VnDirect, bình luận: “Giá trị của một công ty Internet có thể được định giá theo khả năng sinh lời trong tương lai. Mà với các công ty có sản phẩm công nghệ nổi bật, họ có thể dựa vào khả năng sinh lợi trên người dùng là một yếu tố quan trọng hoặc giá trị mà nhân tố quan trọng đó có thể quy đổi. Tuy nhiên, việc định giá độc lập là một chuyện còn mua với mức giá nào (có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng) sẽ phụ thuộc vào nhà đầu tư đánh giá triển vọng công ty đó ra sao”.
Trước thời điểm VNG được định giá lên tới 1 tỷ USD, thị trường công nghệ thế giới đã diễn ra nhiều vụ mua bán, sáp nhập OTT với giá trị khủng mà điển hình là Facebook thâu tóm Whatsapp với giá 19 tỷ USD. Hay sự việc Line - OTT của Nhật Bản được ước lượng giá trị thị trường vào khoảng 10 tỷ USD khi nộp đơn xin lên sàn chứng khoán Tokyo… Đây cũng là những nhân tố khiến cho việc định giá các công ty Internet sở hữu OTT có triển vọng tăng rất mạnh.