Lợi nhuận ngân hàng trong mắt công ty chứng khoán
Ngay sau khi một loạt ngân hàng công bố lợi nhuận, một số công ty chứng khoán đã đưa ra bình luận và nhận định bước đầu
Ngày 26/7, ngay sau khi một loạt ngân hàng công bố lợi nhuận, một số công ty chứng khoán đã đưa ra bình luận và nhận định bước đầu.
Đến thời điểm này nhiều ngân hàng thương mại lớn nhỏ đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2011. Thông tin tập hợp cho thấy hầu hết các thành viên vẫn đang bám sát chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm, có tốc độ tăng trưởng tốt. Và “tất nhiên” là chưa thấy trường hợp nào báo lỗ, hoặc lãi rất thấp.
Ngay sau các báo cáo tài chính quý 2/2011 của giới ngân hàng công bố, một số công ty chứng khoán cũng đưa ra nhận định, cập nhật nhanh về thông tin ngành tới nhà đầu tư, kèm theo một số bình luận và dự báo.
Trong bản tin cuối ngày, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) nhận định: “Như vậy mặc dù các chính sách tiền tệ tiếp tục bị thắt chặt hơn từ đầu quý 2, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, nhiều ngân hàng vẫn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, thậm chí vẫn duy trì mức tăng trưởng đáng kinh ngạc so với cùng kỳ”.
“Những khó khăn vĩ mô và chính sách dường như chỉ tác động lên các doanh nghiệp đi vay vốn để kinh doanh sản xuất, chứ không tác động đến các ngân hàng cho vay. Tăng trưởng cả nước bị chậm lại đáng kể so với năm ngoái thể hiện rõ gánh nặng mà các doanh nghiệp sản xuất đang phải chịu”, SHS bình luận thêm.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) lại có thông tin phân tích khá chi tiết, trong đó tập trung vào hai thành viên lớn là Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), như những điểm nhấn cần thiết cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các blue-chip trên sàn hiện nay.
Với VietinBank (mã chứng khoán: CTG), lợi nhuận trước thuế chưa kiểm toán đạt 3.916 tỷ đồng (tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái). Theo HSC, lợi nhuận tăng trưởng cao nhờ một phần nhờ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2010 đạt thấp. Theo đó, thu nhập lãi ròng tăng trưởng 73,6% trong 6 tháng đầu năm 2011.
Có một điểm mà HSC đưa ra để nhìn nhận về lợi nhuận của VietinBank là ngân hàng này nhờ chi phí đầu vào tương đối thấp do có thể tiếp cận với kênh tái chiết khấu và có khả năng áp dụng lãi suất cho vay cao. VietinBank đã có thể duy trì được chênh lệch lãi suất thuần cao. Và điều này đã đóng góp vào kết quả kinh doanh khả quan.
“Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng thu nhập sẽ chậm lại trong 6 tháng cuối năm 2011 do thu nhập cùng kỳ năm 2010 là khá cao. Lưu ý rằng tăng trưởng tín dụng đã tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2010. Chúng tôi cũng dự báo chi phí trích lập dự phòng của CTG cũng sẽ tăng trong năm nay do tỷ lệ nợ phân loại của CTG sẽ tăng mạnh cho tới thời điểm cuối năm”, bản tin của HSC đưa ra dự báo.
Cụ thể hơn, trong 6 tháng đầu năm, các ngân hàng chỉ phải trích lập dự phòng chung mà chưa phải trích lập dự phòng riêng.
Với Eximbank (mã chứng khoán: EIB), lợi nhuận trước thuế chưa hợp nhất, chưa kiểm toán 6 tháng đầu năm 2011 đạt 1.690 tỷ đồng, tăng trưởng 85% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giống như VietinBank, lợi nhuận trước thuế chưa hợp nhất 6 tháng đầu năm 2010 của EIB cũng đạt thấp, một phần tạo nên so sánh với mức tăng trưởng cao đó. Kết quả kinh doanh khả quan của Eximbank 6 tháng đầu năm 2011 xuất phát từ thu nhập lãi thuần và thu nhập từ phí dịch vụ tăng.
Giống như các ngân hàng khác, dư nợ của Eximbank tăng trưởng khá khiêm tốn trong 6 tháng đầu năm 2010. Và dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh tới 44% trong 6 tháng cuối năm 2010 đã tạo đà để thu nhập lãi thuần tiếp tục đạt cao trong 6 tháng đầu năm 2011.
“Tốc độ tăng trưởng này sẽ chậm lại đáng kể trong 6 tháng cuối năm do mất lợi thế so sánh so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời vấn đề chi phí dự phòng cũng nổi lên”, HSC đưa ra dự báo tương tự như với trường hợp của VietinBank cũng như đánh giá thêm, “cho dù vậy, đây vẫn là ngân hàng được quản lý tốt và chúng tôi lạc quan về kết quả kinh doanh trong năm 2011 của EIB”.
Như vậy, theo phân tích của HSC, bên cạnh dự báo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của hai ngân hàng trên sẽ chậm lại trong nửa cuối năm, do mất lợi thế so sánh với cùng kỳ 2010, thì chi phí trích dự phòng rủi ro tăng lên là đáng chú ý trong nửa cuối năm nay. Đây cũng là một điểm nổi bật trong báo cáo tài chính quý 2 vừa công bố của một “ông lớn” khác là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Có thể, trong tuần này, một thành viên lớn khác là Ngân hàng Á châu (mã chứng khoán: ACB) cũng sẽ công bố báo cáo tài chính quý 2/2011. Kết quả của ACB thường thu hút sự chú ý của giới đầu tư, bởi đây là một trong những ngân hàng lớn có hiệu quả hoạt động cao trong quá khứ.
Đến thời điểm này nhiều ngân hàng thương mại lớn nhỏ đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2011. Thông tin tập hợp cho thấy hầu hết các thành viên vẫn đang bám sát chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm, có tốc độ tăng trưởng tốt. Và “tất nhiên” là chưa thấy trường hợp nào báo lỗ, hoặc lãi rất thấp.
Ngay sau các báo cáo tài chính quý 2/2011 của giới ngân hàng công bố, một số công ty chứng khoán cũng đưa ra nhận định, cập nhật nhanh về thông tin ngành tới nhà đầu tư, kèm theo một số bình luận và dự báo.
Trong bản tin cuối ngày, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) nhận định: “Như vậy mặc dù các chính sách tiền tệ tiếp tục bị thắt chặt hơn từ đầu quý 2, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, nhiều ngân hàng vẫn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, thậm chí vẫn duy trì mức tăng trưởng đáng kinh ngạc so với cùng kỳ”.
“Những khó khăn vĩ mô và chính sách dường như chỉ tác động lên các doanh nghiệp đi vay vốn để kinh doanh sản xuất, chứ không tác động đến các ngân hàng cho vay. Tăng trưởng cả nước bị chậm lại đáng kể so với năm ngoái thể hiện rõ gánh nặng mà các doanh nghiệp sản xuất đang phải chịu”, SHS bình luận thêm.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) lại có thông tin phân tích khá chi tiết, trong đó tập trung vào hai thành viên lớn là Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), như những điểm nhấn cần thiết cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các blue-chip trên sàn hiện nay.
Với VietinBank (mã chứng khoán: CTG), lợi nhuận trước thuế chưa kiểm toán đạt 3.916 tỷ đồng (tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái). Theo HSC, lợi nhuận tăng trưởng cao nhờ một phần nhờ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2010 đạt thấp. Theo đó, thu nhập lãi ròng tăng trưởng 73,6% trong 6 tháng đầu năm 2011.
Có một điểm mà HSC đưa ra để nhìn nhận về lợi nhuận của VietinBank là ngân hàng này nhờ chi phí đầu vào tương đối thấp do có thể tiếp cận với kênh tái chiết khấu và có khả năng áp dụng lãi suất cho vay cao. VietinBank đã có thể duy trì được chênh lệch lãi suất thuần cao. Và điều này đã đóng góp vào kết quả kinh doanh khả quan.
“Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng thu nhập sẽ chậm lại trong 6 tháng cuối năm 2011 do thu nhập cùng kỳ năm 2010 là khá cao. Lưu ý rằng tăng trưởng tín dụng đã tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2010. Chúng tôi cũng dự báo chi phí trích lập dự phòng của CTG cũng sẽ tăng trong năm nay do tỷ lệ nợ phân loại của CTG sẽ tăng mạnh cho tới thời điểm cuối năm”, bản tin của HSC đưa ra dự báo.
Cụ thể hơn, trong 6 tháng đầu năm, các ngân hàng chỉ phải trích lập dự phòng chung mà chưa phải trích lập dự phòng riêng.
Với Eximbank (mã chứng khoán: EIB), lợi nhuận trước thuế chưa hợp nhất, chưa kiểm toán 6 tháng đầu năm 2011 đạt 1.690 tỷ đồng, tăng trưởng 85% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giống như VietinBank, lợi nhuận trước thuế chưa hợp nhất 6 tháng đầu năm 2010 của EIB cũng đạt thấp, một phần tạo nên so sánh với mức tăng trưởng cao đó. Kết quả kinh doanh khả quan của Eximbank 6 tháng đầu năm 2011 xuất phát từ thu nhập lãi thuần và thu nhập từ phí dịch vụ tăng.
Giống như các ngân hàng khác, dư nợ của Eximbank tăng trưởng khá khiêm tốn trong 6 tháng đầu năm 2010. Và dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh tới 44% trong 6 tháng cuối năm 2010 đã tạo đà để thu nhập lãi thuần tiếp tục đạt cao trong 6 tháng đầu năm 2011.
“Tốc độ tăng trưởng này sẽ chậm lại đáng kể trong 6 tháng cuối năm do mất lợi thế so sánh so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời vấn đề chi phí dự phòng cũng nổi lên”, HSC đưa ra dự báo tương tự như với trường hợp của VietinBank cũng như đánh giá thêm, “cho dù vậy, đây vẫn là ngân hàng được quản lý tốt và chúng tôi lạc quan về kết quả kinh doanh trong năm 2011 của EIB”.
Như vậy, theo phân tích của HSC, bên cạnh dự báo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của hai ngân hàng trên sẽ chậm lại trong nửa cuối năm, do mất lợi thế so sánh với cùng kỳ 2010, thì chi phí trích dự phòng rủi ro tăng lên là đáng chú ý trong nửa cuối năm nay. Đây cũng là một điểm nổi bật trong báo cáo tài chính quý 2 vừa công bố của một “ông lớn” khác là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Có thể, trong tuần này, một thành viên lớn khác là Ngân hàng Á châu (mã chứng khoán: ACB) cũng sẽ công bố báo cáo tài chính quý 2/2011. Kết quả của ACB thường thu hút sự chú ý của giới đầu tư, bởi đây là một trong những ngân hàng lớn có hiệu quả hoạt động cao trong quá khứ.