Luật hỗ trợ doanh nghiệp đã đến tay đại biểu Quốc hội
Vượt qua bốn ngày thử thách, dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội
Vượt qua bốn ngày thử thách, dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, ngay trước thềm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Như VnEconomy đã thông tin, dự án luật này khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 6/10 đã chậm nhiều ngày so với quy định hiện hành.
Nhưng lớn hơn, đó là chất lượng dự thảo luật chưa đủ thuyết phục khi còn nhiều điểm mâu thuẫn, nhiều nội dung chung chung
Nhưng, cơ quan được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo dự án luật - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - vẫn rất tha thiết, vì nói như Thứ trưởng Đặng Huy Đông thì ban hành chậm ngày nào thiệt thòi cho đất nước ngày đó.
Vì thế, với tinh thần hết sức ủng hộ chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã "châm chước" cho thời hạn bốn ngày để cơ quan soạn thảo hoàn thiện dự án luật. Sau khi hoàn thiện, nếu qua được cửa uỷ ban thẩm tra của Quốc hội thì sẽ được trình Quốc hội xem xét.
Chính phủ đã vượt qua thử thách này. Tờ trình dự án luật đề ngày 10/10, tức hạn cuối cùng của thời gian được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép.
Tại tờ trình, Chính phủ cho biết dự thảo luật gồm 6 chương, 45 điều.
Đối tượng áp dụng của dự thảo luật là toàn bộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, để tránh việc hỗ trợ dàn trải, tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước, dự thảo luật được thiết kế theo nguyên tắc: mọi doanh nghiệp có thể tiếp cận các nội dung hỗ trợ cơ bản thông qua việc tạo ra cơ chế chính sách hỗ trợ như thuế, tín dụng, đào tạo, thông tin, tư vấn…
Một số doanh nghiệp có tiềm năng phát triển được Nhà nước hỗ trợ có chọn lọc, trọng tâm nhằm góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và tự chủ của nền kinh tế.
Theo dự thảo luật, có ba chương trình hỗ trợ trọng tâm doanh nghiệp nhỏ và vừa, và chương trình đầu tiên là hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
Chương trình này nhằm mục tiêu hướng hộ kinh doanh từ hoạt động phi chính thức lên chính thức, tạo tiền đề và động lực cho các hộ phát triển thành quy mô và đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Trước mắt, việc miễn thuế cho đối tượng này có thể làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, nhưng đây là biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu, đưa đối tượng này sang môi trường có điều kiện phát triển thành quy mô lớn, Chính phủ thuyết minh.
Nội dung hoàn toàn mới so với quy định hiện hành là nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chính phủ khẳng định, nguyên tắc hỗ trợ tại đây đảm bảo không vi phạm nguyên tắc thị trường, không phân biệt đối xử và không vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trong các nội dung hỗ trợ có hỗ trợ tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng.
Tờ trình của Chính phủ cho biết, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hiện chỉ có khoảng hơn 30% các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, gần 70% còn lại phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí và rủi ro rất cao.
Dù Ngân hàng Nhà nước đã từng bước điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạt động tín dụng của các ngân hàng theo hướng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết quả cho vay đối với khu vực này vẫn còn khá khiêm tốn. Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với doanh nghiêp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2011-2015 trung bình khoảng 25% tổng dư nợ cho vay toàn bộ nền kinh tế
Tính đến 31/12/2015, tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt khoảng 1.052 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 23% tổng dư nợ.
Theo Chính phủ, thủ tục vay vốn phức tạp và thiếu tài sản đảm bảo là hai rào cản cơ bản khiến cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không vay được vốn.
Để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, dự thảo luật đã luật hoá một số quy định với các ngân hàng.
Như, cung cấp, thiết kế các khoản vay với lãi suất và thời hạn vay vốn phù hợp với quy mô, khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa và tình hình tài chính của ngân hàng.
Thiết kế điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay phù hợp với đặc điểm và quy mô của doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định của chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo đơn giản, thời gian giải ngân vốn nhanh, an toàn tín dụng.
Việc của ngân hàng còn là đa dạng hoá các hình thức tín dụng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ hai của Quốc hội, vào sáng 27/10 dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được Chính phủ trình Quốc hội và được thảo luận tại tổ ngay trong cùng buổi sáng.
Như VnEconomy đã thông tin, dự án luật này khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 6/10 đã chậm nhiều ngày so với quy định hiện hành.
Nhưng lớn hơn, đó là chất lượng dự thảo luật chưa đủ thuyết phục khi còn nhiều điểm mâu thuẫn, nhiều nội dung chung chung
Nhưng, cơ quan được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo dự án luật - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - vẫn rất tha thiết, vì nói như Thứ trưởng Đặng Huy Đông thì ban hành chậm ngày nào thiệt thòi cho đất nước ngày đó.
Vì thế, với tinh thần hết sức ủng hộ chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã "châm chước" cho thời hạn bốn ngày để cơ quan soạn thảo hoàn thiện dự án luật. Sau khi hoàn thiện, nếu qua được cửa uỷ ban thẩm tra của Quốc hội thì sẽ được trình Quốc hội xem xét.
Chính phủ đã vượt qua thử thách này. Tờ trình dự án luật đề ngày 10/10, tức hạn cuối cùng của thời gian được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép.
Tại tờ trình, Chính phủ cho biết dự thảo luật gồm 6 chương, 45 điều.
Đối tượng áp dụng của dự thảo luật là toàn bộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, để tránh việc hỗ trợ dàn trải, tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước, dự thảo luật được thiết kế theo nguyên tắc: mọi doanh nghiệp có thể tiếp cận các nội dung hỗ trợ cơ bản thông qua việc tạo ra cơ chế chính sách hỗ trợ như thuế, tín dụng, đào tạo, thông tin, tư vấn…
Một số doanh nghiệp có tiềm năng phát triển được Nhà nước hỗ trợ có chọn lọc, trọng tâm nhằm góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và tự chủ của nền kinh tế.
Theo dự thảo luật, có ba chương trình hỗ trợ trọng tâm doanh nghiệp nhỏ và vừa, và chương trình đầu tiên là hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
Chương trình này nhằm mục tiêu hướng hộ kinh doanh từ hoạt động phi chính thức lên chính thức, tạo tiền đề và động lực cho các hộ phát triển thành quy mô và đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Trước mắt, việc miễn thuế cho đối tượng này có thể làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, nhưng đây là biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu, đưa đối tượng này sang môi trường có điều kiện phát triển thành quy mô lớn, Chính phủ thuyết minh.
Nội dung hoàn toàn mới so với quy định hiện hành là nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chính phủ khẳng định, nguyên tắc hỗ trợ tại đây đảm bảo không vi phạm nguyên tắc thị trường, không phân biệt đối xử và không vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trong các nội dung hỗ trợ có hỗ trợ tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng.
Tờ trình của Chính phủ cho biết, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hiện chỉ có khoảng hơn 30% các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, gần 70% còn lại phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí và rủi ro rất cao.
Dù Ngân hàng Nhà nước đã từng bước điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạt động tín dụng của các ngân hàng theo hướng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết quả cho vay đối với khu vực này vẫn còn khá khiêm tốn. Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với doanh nghiêp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2011-2015 trung bình khoảng 25% tổng dư nợ cho vay toàn bộ nền kinh tế
Tính đến 31/12/2015, tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt khoảng 1.052 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 23% tổng dư nợ.
Theo Chính phủ, thủ tục vay vốn phức tạp và thiếu tài sản đảm bảo là hai rào cản cơ bản khiến cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không vay được vốn.
Để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, dự thảo luật đã luật hoá một số quy định với các ngân hàng.
Như, cung cấp, thiết kế các khoản vay với lãi suất và thời hạn vay vốn phù hợp với quy mô, khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa và tình hình tài chính của ngân hàng.
Thiết kế điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay phù hợp với đặc điểm và quy mô của doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định của chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo đơn giản, thời gian giải ngân vốn nhanh, an toàn tín dụng.
Việc của ngân hàng còn là đa dạng hoá các hình thức tín dụng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ hai của Quốc hội, vào sáng 27/10 dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được Chính phủ trình Quốc hội và được thảo luận tại tổ ngay trong cùng buổi sáng.