Luật Người cao tuổi: “Kiếp sau trình cũng được”
Điều bất ngờ đã xảy ra khi Quốc hội thảo luận về dự án luật người cao tuổi, chiều 5/6
Điều bất ngờ đã xảy ra khi Quốc hội thảo luận về dự án luật người cao tuổi, chiều 5/6.
Trong khi hầu hết các ý kiến đều khẳng định sự cần thiết phải xem xét, thông qua dự luật này thì đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (Tp.HCM) lại cho rằng “kiếp sau trình cũng được”.
“Tôi sinh năm 1942, tính đến bây giờ tôi 69 tuổi, sang năm là 70 tuổi. Nếu đối với tiêu chuẩn thì tôi thuộc diện người cao tuổi, đáng lẽ tôi ủng hộ việc thông qua dự luật này”, ông Trừng “vào đề”.
Song, ông không ủng hộ là vì, các chính sách và pháp luật liên quan hiện nay đã đủ đảm bảo quyền lợi của người cao tuổi. “Chính sách giá cả tốt, sữa có canxi cho người già uống là tốt rồi, sống khỏe được rồi. Giao thông tốt thì người già qua đường dễ, quy hoạch tốt thì có nhiều công viên cho các bác, các ông già đi tập thể dục. Cho nên tôi thấy không cần thiết”, ông tiếp.
Trước khi ông phát biểu, có một số ý kiến nói rằng, cần công nhận Hội Người cao tuổi là là tổ chức chính trị - xã hội. Quan niệm này, với ông thì “không thuyết phục chút nào”. “Vì các bác còn khỏe, còn sung sức thì tham gia kinh doanh sản xuất, trong Quốc hội có nhiều đại biểu cao tuổi tham gia chính trị, là đảng viên nữa là chính trị chuyên nghiệp”, ông lý giải.
Vậy nên, ông đề nghị không nên thông qua luật này mà nên giữ ở pháp lệnh. “Tôi thấy nếu Quốc hội đã chi, cung cấp kinh phí cho dự thảo này thì đề nghị Quốc hội quyết toán. Hội Người cao tuổi nói rằng vấn đề này cấp bách thì tôi nói thật vấn đề này không cấp bách chút nào, kiếp sau trình cũng được”, phần phát biểu của ông kết thúc trong sự ngỡ ngàng và tiếng cười của không ít đại biểu.
Do Hội Người cao tuổi Việt Nam trình tại kỳ họp này, dự án Luật Người cao tuổi đã được thảo luận tại tổ chiều ngày 1/6 với 153 lượt ý kiến phát biểu. Nhìn chung, các ý kiến đều thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Người cao tuổi. Chỉ có 3 ý kiến cho rằng chưa cấp bách ban hành luật, mà cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Người cao tuổi và tổ chức thi hành tốt các văn bản này.
Cơ quan thẩm tra, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng thống nhất về sự cần thiết ban hành, quan điểm chỉ đạo của dự án luật.
Phần thảo luận tại hội trường, nhiều ý kiến đánh giá cao chất lượng của dự án luật. Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) nhận xét, “nếu được học tập thì tôi đề nghị cũng nên học tập luật này, những cụ già mà chuẩn bị văn kiện như thế này là rất tốt”.
Theo dự kiến, dự án luật này được thông qua tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.
Trong khi hầu hết các ý kiến đều khẳng định sự cần thiết phải xem xét, thông qua dự luật này thì đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (Tp.HCM) lại cho rằng “kiếp sau trình cũng được”.
“Tôi sinh năm 1942, tính đến bây giờ tôi 69 tuổi, sang năm là 70 tuổi. Nếu đối với tiêu chuẩn thì tôi thuộc diện người cao tuổi, đáng lẽ tôi ủng hộ việc thông qua dự luật này”, ông Trừng “vào đề”.
Song, ông không ủng hộ là vì, các chính sách và pháp luật liên quan hiện nay đã đủ đảm bảo quyền lợi của người cao tuổi. “Chính sách giá cả tốt, sữa có canxi cho người già uống là tốt rồi, sống khỏe được rồi. Giao thông tốt thì người già qua đường dễ, quy hoạch tốt thì có nhiều công viên cho các bác, các ông già đi tập thể dục. Cho nên tôi thấy không cần thiết”, ông tiếp.
Trước khi ông phát biểu, có một số ý kiến nói rằng, cần công nhận Hội Người cao tuổi là là tổ chức chính trị - xã hội. Quan niệm này, với ông thì “không thuyết phục chút nào”. “Vì các bác còn khỏe, còn sung sức thì tham gia kinh doanh sản xuất, trong Quốc hội có nhiều đại biểu cao tuổi tham gia chính trị, là đảng viên nữa là chính trị chuyên nghiệp”, ông lý giải.
Vậy nên, ông đề nghị không nên thông qua luật này mà nên giữ ở pháp lệnh. “Tôi thấy nếu Quốc hội đã chi, cung cấp kinh phí cho dự thảo này thì đề nghị Quốc hội quyết toán. Hội Người cao tuổi nói rằng vấn đề này cấp bách thì tôi nói thật vấn đề này không cấp bách chút nào, kiếp sau trình cũng được”, phần phát biểu của ông kết thúc trong sự ngỡ ngàng và tiếng cười của không ít đại biểu.
Do Hội Người cao tuổi Việt Nam trình tại kỳ họp này, dự án Luật Người cao tuổi đã được thảo luận tại tổ chiều ngày 1/6 với 153 lượt ý kiến phát biểu. Nhìn chung, các ý kiến đều thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Người cao tuổi. Chỉ có 3 ý kiến cho rằng chưa cấp bách ban hành luật, mà cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Người cao tuổi và tổ chức thi hành tốt các văn bản này.
Cơ quan thẩm tra, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng thống nhất về sự cần thiết ban hành, quan điểm chỉ đạo của dự án luật.
Phần thảo luận tại hội trường, nhiều ý kiến đánh giá cao chất lượng của dự án luật. Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) nhận xét, “nếu được học tập thì tôi đề nghị cũng nên học tập luật này, những cụ già mà chuẩn bị văn kiện như thế này là rất tốt”.
Theo dự kiến, dự án luật này được thông qua tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.