Lúc này không nên đầu tư vàng?
Hãng tư vấn của giáo sư kinh tế học Nouriel Roubini cho rằng, hiện không phải là thời điểm để nhảy vào thị trường vàng
Hãng tư vấn Roubini Global Economics (RGE) của giáo sư kinh tế học Nouriel Roubini cho rằng, hiện không phải là thời điểm để nhảy vào thị trường vàng.
Ông Roubini, Chủ tịch RGE, được mệnh danh là “cánh chim báo bão”, là người đã dự báo trước được cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ 2007-2009.
Hãng tin CNBC dẫn thông tin từ một báo cáo của RGE hôm 21/7 cho biết, trong vòng 10 năm qua, vàng đã chứng tỏ ưu thế vượt trội so với nhiều kênh đầu tư khác, và những bất ổn về kinh tế là một động cơ nữa thúc đẩy việc mua vàng; nhưng thời điểm hiện nay không phải là lúc hợp lý để tham gia đầu tư vào vàng.
“Những mối lo đẩy giá vàng lên là có thật và không thể bị xem nhẹ. Nhưng liệu bây giờ có phải là lúc để mua vàng? Chúng tôi không khuyến khích điều này”, CNBC dẫn báo cáo của RGE.
Báo cáo chỉ ra rằng, từ tháng 1/2001 tới nay, giá vàng tính theo USD đã tăng bình quân 15,3% mỗi năm. Vàng là kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lo ngại lạm phát cao, giảm phát kéo dài liên tục, hay rủi ro trong hệ thống tài chính toàn cầu.
“Trong kịch bản dự báo kinh tế của chúng tôi không có bất kỳ một sự kiện cực đoan nào có thể tạo ra một đợt tăng giá đột biến của vàng. Và với thực tế là vàng đã tăng giá mạnh thời gian qua, chúng tôi nhận thấy nhiều rủi ro mất giá của kim loại này”, báo cáo của RGE có đoạn viết.
Theo công ty tư vấn này, lạm phát cao ít có khả năng xảy ra trong ngắn hạn, nếu xét tới tốc độ tăng trưởng ì ạch ở những nền kinh tế lớn và thái độ sẵn sàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho việc tăng thêm lượng tiền bơm vào nền kinh tế. Trong khi đó, mặc dù những rủi ro giảm phát xảy ra là có, nhưng FED đã tuyên bố có thể sẽ in thêm tiền để ngăn chặn sự giảm phát kéo dài.
RGE cho rằng, những rủi ro đối với hệ thống tài chính toàn cầu vẫn hiện hữu và có thể đẩy giá vàng lên cao hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, những yếu tố có khả năng kéo vàng trượt giá đang mạnh hơn những yếu tố nâng đỡ giá kim loại này.
“Mây đen vẫn lơ lửng trên thị trường tài chính, một khi những lo ngại về khủng hoảng nợ châu Âu còn đó. Với thực tế này, chúng tôi nghĩ là vàng có khả năng sẽ còn tăng giá trong một khoảng thời gian. Nhưng chúng tôi vẫn không khuyến nghị mua vàng, xét tới những rủi ro giảm giá lớn mà vàng đang đương đầu”, RGE viết trong báo cáo.
RGE đưa ra ba rủi ro đối với giá vàng ở thời điểm hiện nay.
Thứ nhất, giới đầu tư có thể ồ ạt kết thúc hoạt động đầu tư tiền tệ “carry trade” đối với đồng USD, đẩy giá vàng và các loại hàng hóa cơ bản khác lao dốc.
Trong “carry trade”, giới đầu tư vay những đồng tiền có lãi suất thấp như USD và Yên Nhật để đầu tư vào những đồng tiền có lãi suất cao hơn như EUR hay Đô la Australia. Khi đóng các hợp đồng này, các nhà đầu tư sẽ phải mua vào các đồng tiền có lãi suất thấp đã vay trước đó, khiến các đồng tiền này gồm USD, tăng giá mạnh, khiến giá hàng hóa cơ bản giảm theo quy luật.
Thứ hai, một khi các ngân hàng trung ương quyết định kết thúc chính sách nới lỏng định lượng và tăng lãi suất, nhu cầu đầu tư vào vàng cũng sẽ giảm xuống.
Và thứ ba, tâm lý “bầy đàn” dẫn tới sự tăng giá của vàng có thể sẽ sớm “rã đám”.
Ngoài ra, RGE cho rằng, các sản phẩm đầu tư vàng mà các nhà đầu tư quốc tế đang chuộng kiểu như chứng chỉ quỹ tín thác (ETF) có thể gặp bất lợi vì “những lo ngại gia tăng về rủi ro của bên đối tác”.
“Các nhà đầu tư cần nhớ rằng, mặc dù vàng và các sản phẩm đầu tư vàng đã đem đến mức lợi nhuận đều đặn trong suốt thập kỷ qua, chẳng có gì đảm bảo là vàng sẽ tiếp tục đẻ ra vàng trong thời gian tới”, RGE viết.
Ông Roubini, Chủ tịch RGE, được mệnh danh là “cánh chim báo bão”, là người đã dự báo trước được cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ 2007-2009.
Hãng tin CNBC dẫn thông tin từ một báo cáo của RGE hôm 21/7 cho biết, trong vòng 10 năm qua, vàng đã chứng tỏ ưu thế vượt trội so với nhiều kênh đầu tư khác, và những bất ổn về kinh tế là một động cơ nữa thúc đẩy việc mua vàng; nhưng thời điểm hiện nay không phải là lúc hợp lý để tham gia đầu tư vào vàng.
“Những mối lo đẩy giá vàng lên là có thật và không thể bị xem nhẹ. Nhưng liệu bây giờ có phải là lúc để mua vàng? Chúng tôi không khuyến khích điều này”, CNBC dẫn báo cáo của RGE.
Báo cáo chỉ ra rằng, từ tháng 1/2001 tới nay, giá vàng tính theo USD đã tăng bình quân 15,3% mỗi năm. Vàng là kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lo ngại lạm phát cao, giảm phát kéo dài liên tục, hay rủi ro trong hệ thống tài chính toàn cầu.
“Trong kịch bản dự báo kinh tế của chúng tôi không có bất kỳ một sự kiện cực đoan nào có thể tạo ra một đợt tăng giá đột biến của vàng. Và với thực tế là vàng đã tăng giá mạnh thời gian qua, chúng tôi nhận thấy nhiều rủi ro mất giá của kim loại này”, báo cáo của RGE có đoạn viết.
Theo công ty tư vấn này, lạm phát cao ít có khả năng xảy ra trong ngắn hạn, nếu xét tới tốc độ tăng trưởng ì ạch ở những nền kinh tế lớn và thái độ sẵn sàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho việc tăng thêm lượng tiền bơm vào nền kinh tế. Trong khi đó, mặc dù những rủi ro giảm phát xảy ra là có, nhưng FED đã tuyên bố có thể sẽ in thêm tiền để ngăn chặn sự giảm phát kéo dài.
RGE cho rằng, những rủi ro đối với hệ thống tài chính toàn cầu vẫn hiện hữu và có thể đẩy giá vàng lên cao hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, những yếu tố có khả năng kéo vàng trượt giá đang mạnh hơn những yếu tố nâng đỡ giá kim loại này.
“Mây đen vẫn lơ lửng trên thị trường tài chính, một khi những lo ngại về khủng hoảng nợ châu Âu còn đó. Với thực tế này, chúng tôi nghĩ là vàng có khả năng sẽ còn tăng giá trong một khoảng thời gian. Nhưng chúng tôi vẫn không khuyến nghị mua vàng, xét tới những rủi ro giảm giá lớn mà vàng đang đương đầu”, RGE viết trong báo cáo.
RGE đưa ra ba rủi ro đối với giá vàng ở thời điểm hiện nay.
Thứ nhất, giới đầu tư có thể ồ ạt kết thúc hoạt động đầu tư tiền tệ “carry trade” đối với đồng USD, đẩy giá vàng và các loại hàng hóa cơ bản khác lao dốc.
Trong “carry trade”, giới đầu tư vay những đồng tiền có lãi suất thấp như USD và Yên Nhật để đầu tư vào những đồng tiền có lãi suất cao hơn như EUR hay Đô la Australia. Khi đóng các hợp đồng này, các nhà đầu tư sẽ phải mua vào các đồng tiền có lãi suất thấp đã vay trước đó, khiến các đồng tiền này gồm USD, tăng giá mạnh, khiến giá hàng hóa cơ bản giảm theo quy luật.
Thứ hai, một khi các ngân hàng trung ương quyết định kết thúc chính sách nới lỏng định lượng và tăng lãi suất, nhu cầu đầu tư vào vàng cũng sẽ giảm xuống.
Và thứ ba, tâm lý “bầy đàn” dẫn tới sự tăng giá của vàng có thể sẽ sớm “rã đám”.
Ngoài ra, RGE cho rằng, các sản phẩm đầu tư vàng mà các nhà đầu tư quốc tế đang chuộng kiểu như chứng chỉ quỹ tín thác (ETF) có thể gặp bất lợi vì “những lo ngại gia tăng về rủi ro của bên đối tác”.
“Các nhà đầu tư cần nhớ rằng, mặc dù vàng và các sản phẩm đầu tư vàng đã đem đến mức lợi nhuận đều đặn trong suốt thập kỷ qua, chẳng có gì đảm bảo là vàng sẽ tiếp tục đẻ ra vàng trong thời gian tới”, RGE viết.