Lương có nên đưa vào viện phí?
Dự thảo Nghị định về chính sách viện phí mới còn nhiều vấn đề cần được thảo luận

Dự kiến, tháng 12/2007, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ Nghị định về chính sách viện phí mới và hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, người nghèo, cận nghèo trong các cơ sở y tế công lập.
Tuy nhiên, dự thảo mới nhất của nghị định này còn nhiều vấn đề cần được thảo luận.
Hai điểm mới nhất của Dự thảo là việc đưa chi phí lương vào trong viện phí và mở rộng đối tượng được miễn giảm, hỗ trợ viện phí có thể lên đến 62,5 triệu người.
Theo quan điểm của Bộ Y tế, chính sách viện phí hiện nay chỉ thu một phần trong tổng viện phí nên chưa bù đắp đủ các chi phí trực tiếp phục vụ người bệnh... Hệ quả là, các bệnh viện không có đủ kinh phí để đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, mất công bằng trong hưởng thụ chăm sóc y tế giữa các đối tượng người bệnh, giữa các vùng miền.
Vì vậy, chính sách viện phí mới được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ, công khai chi phí khám chữa bệnh, điều trị cho bệnh nhân; đảm bảo hỗ trợ ngân sách Nhà nước đúng đối tượng; thành lập quỹ khám chữa bệnh hỗ trợ cho người nghèo tại các địa phương...
Cơ cấu viện phí mới đưa ra nhằm thu đủ các chi phí trực tiếp điều trị, bổ sung nội dung thu chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, một phần tiền lương, chi phí khấu hao trang thiết bị sử dụng, chi phí tạo quy tiền lương thu hút cán bộ, thầy thuốc giỏi... Với phương án này, những đối tượng không thuộc diện miễn giảm, hỗ trợ (28% dân số) sẽ phải chi trả đầy đủ các chi phí điều trị trực tiếp.
Ngân sách Nhà nước được dành để chi trả cho những đối tượng được miễn, giảm viện phí thông qua hình thức mua thẻ bảo hiểm y tế. Thực hiện chủ trương chuyển dần việc cấp ngân sách cho các cơ sở y tế sang đối tượng trực tiếp thụ hưởng, các bệnh viện có kinh phí đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Tuy nhiên, điểm gây nhiều băn khoăn nhất chính là dự định của Bộ Y tế tính và thu các chi phí về tiền lương vào viện phí. Cụ thể, các bệnh viện tuyến Trung ương được tính tới 100% chi phí lương vào viện phí, tỷ lệ này ở tuyến tỉnh là 50-100%, tuyến huyện là 20-50% còn tuyến xã, các cơ sở y tế chuyên khoa (lao, phong, tâm thần..) thì vẫn được ngân sách Nhà nước chi trả tiền lương cho cán bộ y tế.
Ngoài ra, những cơ sở y tế có điều kiện có thể được phép thu thêm tối đa 50% chi phí tiền lương để tạo quỹ, chi trả thu nhập cho các chuyên gia, thầy thuốc giỏi... Do tính thêm chi phí tiền lương, chi phí khấu hao trang thiết bị... ở tỷ lệ khác nhau nên mức giá viện phí ở các tuyến sẽ có sự chênh lệch cao khuyến khích những người mắc bệnh thông thường điều trị ở tuyến dưới, giảm tải cho cơ sở y tế tuyến trên.
Việc tính thêm chi phí tiền lương và thu đủ những khoản chi khác có thể khiến giá viện phí cao hơn rất nhiều so với hiện tại. Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm lo ngại, với mức giá viện phí mới thì quỹ bảo hiểm y tế không có đủ tiền chi trả cho bệnh viện.
Ông Huỳnh Đảm nêu thực tế: “Người dân khi bị bệnh thì muốn được khám chữa bệnh đến nơi đến chốn. Muốn vậy thì bác sỹ phải giỏi, phòng khám, thiết bị phải tốt, chính sách cho thầy thuốc phải đảm bảo mà nếu mệnh giá bảo hiểm y tế quá thấp thì bệnh viện cũng không thể chữa đầy đủ cho bệnh nhân”. Giải trình vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, mức đóng bảo hiểm y tế sẽ được điều chỉnh từ 3% lên 4-5% lương tối thiểu.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nguồn ngân sách chi cho y tế phải đạt 50% tổng chi của toàn xã hội cho khám chữa bệnh. Nếu tỷ trọng này mà thấp hơn 50% là mất công bằng. Mà tại Việt Nam, tỷ trọng này hiện chỉ đạt 30%.
Vì vậy, ông Nguyễn Khánh, nguyên Phó Thủ tướng cho rằng không nên tính tiền lương vào viện phí mà lương của cán bộ y tế phải do ngân sách Nhà nước chi trả toàn bộ, việc tăng viện phí chỉ nên hạn chế ở việc tính đúng, tính đủ các khoản chi phí trực tiếp, chi phí dịch vụ, khấu hao máy móc, cơ sở hạ tầng... dành cho điều trị bệnh nhân.
Việc điều chỉnh viện phí lần này được Bộ Y tế hướng tới là công bằng, hiệu quả trong điều trị và không bao cấp tràn lan, khác hẳn với những lý do trước đây đề nghị tăng viện phí do tăng giá tiêu dùng. Thế nhưng, việc điều chỉnh đó không thể bỏ qua yếu tố thu nhập của người dân nói chung, việc thiết lập một mức giá viện phí mới trong bối cảnh giá tiêu dùng đang “phi mã”, giá tân dược tiếp tục tăng cao thì mục tiêu đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân Việt Nam của ngành y tế sẽ càng thêm khó khăn.
Vì vậy, việc điều chỉnh giá viện phí càng cần phải có sự cân nhắc, chia sẻ những khó khăn kinh tế của người dân hiện nay thay vì tập trung giải quyết các bất cập, vướng mắc của riêng ngành y tế.
Tuy nhiên, dự thảo mới nhất của nghị định này còn nhiều vấn đề cần được thảo luận.
Hai điểm mới nhất của Dự thảo là việc đưa chi phí lương vào trong viện phí và mở rộng đối tượng được miễn giảm, hỗ trợ viện phí có thể lên đến 62,5 triệu người.
Theo quan điểm của Bộ Y tế, chính sách viện phí hiện nay chỉ thu một phần trong tổng viện phí nên chưa bù đắp đủ các chi phí trực tiếp phục vụ người bệnh... Hệ quả là, các bệnh viện không có đủ kinh phí để đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, mất công bằng trong hưởng thụ chăm sóc y tế giữa các đối tượng người bệnh, giữa các vùng miền.
Vì vậy, chính sách viện phí mới được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ, công khai chi phí khám chữa bệnh, điều trị cho bệnh nhân; đảm bảo hỗ trợ ngân sách Nhà nước đúng đối tượng; thành lập quỹ khám chữa bệnh hỗ trợ cho người nghèo tại các địa phương...
Cơ cấu viện phí mới đưa ra nhằm thu đủ các chi phí trực tiếp điều trị, bổ sung nội dung thu chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, một phần tiền lương, chi phí khấu hao trang thiết bị sử dụng, chi phí tạo quy tiền lương thu hút cán bộ, thầy thuốc giỏi... Với phương án này, những đối tượng không thuộc diện miễn giảm, hỗ trợ (28% dân số) sẽ phải chi trả đầy đủ các chi phí điều trị trực tiếp.
Ngân sách Nhà nước được dành để chi trả cho những đối tượng được miễn, giảm viện phí thông qua hình thức mua thẻ bảo hiểm y tế. Thực hiện chủ trương chuyển dần việc cấp ngân sách cho các cơ sở y tế sang đối tượng trực tiếp thụ hưởng, các bệnh viện có kinh phí đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Tuy nhiên, điểm gây nhiều băn khoăn nhất chính là dự định của Bộ Y tế tính và thu các chi phí về tiền lương vào viện phí. Cụ thể, các bệnh viện tuyến Trung ương được tính tới 100% chi phí lương vào viện phí, tỷ lệ này ở tuyến tỉnh là 50-100%, tuyến huyện là 20-50% còn tuyến xã, các cơ sở y tế chuyên khoa (lao, phong, tâm thần..) thì vẫn được ngân sách Nhà nước chi trả tiền lương cho cán bộ y tế.
Ngoài ra, những cơ sở y tế có điều kiện có thể được phép thu thêm tối đa 50% chi phí tiền lương để tạo quỹ, chi trả thu nhập cho các chuyên gia, thầy thuốc giỏi... Do tính thêm chi phí tiền lương, chi phí khấu hao trang thiết bị... ở tỷ lệ khác nhau nên mức giá viện phí ở các tuyến sẽ có sự chênh lệch cao khuyến khích những người mắc bệnh thông thường điều trị ở tuyến dưới, giảm tải cho cơ sở y tế tuyến trên.
Việc tính thêm chi phí tiền lương và thu đủ những khoản chi khác có thể khiến giá viện phí cao hơn rất nhiều so với hiện tại. Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm lo ngại, với mức giá viện phí mới thì quỹ bảo hiểm y tế không có đủ tiền chi trả cho bệnh viện.
Ông Huỳnh Đảm nêu thực tế: “Người dân khi bị bệnh thì muốn được khám chữa bệnh đến nơi đến chốn. Muốn vậy thì bác sỹ phải giỏi, phòng khám, thiết bị phải tốt, chính sách cho thầy thuốc phải đảm bảo mà nếu mệnh giá bảo hiểm y tế quá thấp thì bệnh viện cũng không thể chữa đầy đủ cho bệnh nhân”. Giải trình vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, mức đóng bảo hiểm y tế sẽ được điều chỉnh từ 3% lên 4-5% lương tối thiểu.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nguồn ngân sách chi cho y tế phải đạt 50% tổng chi của toàn xã hội cho khám chữa bệnh. Nếu tỷ trọng này mà thấp hơn 50% là mất công bằng. Mà tại Việt Nam, tỷ trọng này hiện chỉ đạt 30%.
Vì vậy, ông Nguyễn Khánh, nguyên Phó Thủ tướng cho rằng không nên tính tiền lương vào viện phí mà lương của cán bộ y tế phải do ngân sách Nhà nước chi trả toàn bộ, việc tăng viện phí chỉ nên hạn chế ở việc tính đúng, tính đủ các khoản chi phí trực tiếp, chi phí dịch vụ, khấu hao máy móc, cơ sở hạ tầng... dành cho điều trị bệnh nhân.
Việc điều chỉnh viện phí lần này được Bộ Y tế hướng tới là công bằng, hiệu quả trong điều trị và không bao cấp tràn lan, khác hẳn với những lý do trước đây đề nghị tăng viện phí do tăng giá tiêu dùng. Thế nhưng, việc điều chỉnh đó không thể bỏ qua yếu tố thu nhập của người dân nói chung, việc thiết lập một mức giá viện phí mới trong bối cảnh giá tiêu dùng đang “phi mã”, giá tân dược tiếp tục tăng cao thì mục tiêu đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân Việt Nam của ngành y tế sẽ càng thêm khó khăn.
Vì vậy, việc điều chỉnh giá viện phí càng cần phải có sự cân nhắc, chia sẻ những khó khăn kinh tế của người dân hiện nay thay vì tập trung giải quyết các bất cập, vướng mắc của riêng ngành y tế.