Lương là nguyên nhân gốc của đình công
Mức lương công nhân làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp - nhất là ở các doanh nghiệp dệt may - hiện chưa thỏa đáng
Xu hướng gia tăng các vụ đình công của công nhân, nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đang được coi là một nguyên nhân làm ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của Việt Nam.
Tại buổi hội thảo đối thoại với doanh nghiệp Đài Loan và lấy ý kiến góp ý sửa đổi Luật Lao động hiện hành tổ chức tuần qua, ông Hoàng Trí Bằng, Trưởng đại diện văn hóa - kinh tế Đài Bắc tại Việt Nam, nói trong 17 năm sau khi Luật Lao động được thực thi, bình quân mỗi năm có 194 vụ đình công, bãi công tại Việt Nam.
Trong đó, năm 2008 là 603 vụ, năm 2009 là 219 vụ, năm 2010 là 424 vụ và quý 1/2011 đã có tới 220 vụ. Đây là số liệu cho thấy tình trạng đình công, bãi công đang có diễn biến đáng quan ngại.
Đại diện Công ty Giầy Tân Ngưỡng tại Hải Phòng cho biết, doanh nghiệp này hiện có 16.000 công nhân viên, cuộc bãi công ngày 13/4 và kéo dài 9 ngày khiến doanh nghiệp này phải điều chỉnh lương 4 lần và sau khi điều chỉnh đã tăng lên 1,8 triệu đồng, cùng với việc điều chỉnh một số khoản phúc lợi khác cho người lao động.
Đại diện doanh nghiệp này cho biết: trong 9 ngày đình công, tổn thất của Tân Ngưỡng là 40 triệu USD.
Nói về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đình công đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, nhìn nhận mức lương công nhân làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp - nhất là ở các doanh nghiệp dệt may - hiện chưa thỏa đáng và mới đáp ứng 60% nhu cầu cuốc sống tối thiểu của người công nhân.
Với mức lương từ 1,6 - 1,7 triệu đồng/tháng thì trong bối cảnh giá cả các mặt hàng hàng thiết yếu tăng, thì cuộc sống của người lao động rất khó khăn, ông Chính nói.
Hiện nay 80% số vụ đình công, bãi công đều bắt nguồn từ vấn đề lương của người công nhân và chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp da dày, may mặc. Vấn đề đặt ra là cải thiện tiền lương để người lao động gắn bó với doanh nghiệp và được đối xử bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Trên thực tế hiện nay, có doanh nghiệp đặt ra định mức quá cao khiến người lao động dù làm hết sức vẫn không đủ định mức, không đạt định mức lương thấp, không thưởng và công nhân đã đề nghị xem lại định mức nhưng không sửa đổi định mức và không có trao đổi giữa hai bên dẫn đến đình công.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cũng nêu một nguyên nhân khác, đó là giữa người lao động và doanh nghiệp chưa có sự trao đổi thông tin một cách dân chủ.
Nhiều ý kiến của các nhà quản lý, các đại diện doanh nghiệp cùng có chung quan điểm rằng, cần phải có sự sửa đổi, bổ sung toàn diện Bộ luật Lao động để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Ông Lê Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - đại diện ban soạn thảo Luật Lao động - cho biết: quan điểm sửa đổi Bộ luật Lao động sẽ hướng tới xu hướng hòa nhập kinh tế thế giới, đảm bảo quyền bình đẳng của người lao động và người sử dụng lao động và giải quyết các vấn đề quan hệ lao động trên thị trường hiện nay. Tiến tới hạn chế bớt các văn bản hướng dẫn, các văn bản dưới luật để đưa luật vào cuộc sống.
Bản dự thảo mới nhất tháng 1/2011, gồm 17 chương và 275 điều và tập trung vào quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động và tiến tới chuyên nghiệp hóa đội ngũ hòa giải và các vấn đề đình công cũng được cải thiện để giải quyết môi trường đầu tư, hướng đến môi trường đầu tư đạt tiêu chuẩn.
Ông Thành cũng cho rằng, hiện nay mức lương tối thiểu rất thấp và tiến tới phải đảm bảo cuộc sống của người lao động.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Minh Huân, chờ đến lúc thông qua Luật Lao động sửa đổi cũng cần thời gian, vì vậy trong lúc này cần tìm ra giải pháp.
Ông Huân nói, thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trình Chính phủ để điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người lao động và sẽ lấy ý kiến của doanh nghiệp để phù hợp với lợi nhuận kinh doanh tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Để hạn chế tình trạng đình công, ông Mai Công Chính cho rằng trong tình hình giá cả tăng cao, đời sống khó khăn, doanh nghiệp cần chia sẻ với công nhân và tăng cường sự trao đổi dân chủ nhằm hạn chế đình công.
Còn vị đại diện tập đoàn Poutren Việt Nam thì đề xuất, các cơ quan chức năng Việt Nam cần tăng cường thanh tra các công ty không tuân thủ pháp luật Việt Nam, bởi đã có có những doanh nghiệp đã không tuân thủ tăng lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội gây đình công ảnh hưởng đến công ty khác, gây bất an cho người sử dụng lao động và người lao động để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư.
Tại buổi hội thảo đối thoại với doanh nghiệp Đài Loan và lấy ý kiến góp ý sửa đổi Luật Lao động hiện hành tổ chức tuần qua, ông Hoàng Trí Bằng, Trưởng đại diện văn hóa - kinh tế Đài Bắc tại Việt Nam, nói trong 17 năm sau khi Luật Lao động được thực thi, bình quân mỗi năm có 194 vụ đình công, bãi công tại Việt Nam.
Trong đó, năm 2008 là 603 vụ, năm 2009 là 219 vụ, năm 2010 là 424 vụ và quý 1/2011 đã có tới 220 vụ. Đây là số liệu cho thấy tình trạng đình công, bãi công đang có diễn biến đáng quan ngại.
Đại diện Công ty Giầy Tân Ngưỡng tại Hải Phòng cho biết, doanh nghiệp này hiện có 16.000 công nhân viên, cuộc bãi công ngày 13/4 và kéo dài 9 ngày khiến doanh nghiệp này phải điều chỉnh lương 4 lần và sau khi điều chỉnh đã tăng lên 1,8 triệu đồng, cùng với việc điều chỉnh một số khoản phúc lợi khác cho người lao động.
Đại diện doanh nghiệp này cho biết: trong 9 ngày đình công, tổn thất của Tân Ngưỡng là 40 triệu USD.
Nói về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đình công đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, nhìn nhận mức lương công nhân làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp - nhất là ở các doanh nghiệp dệt may - hiện chưa thỏa đáng và mới đáp ứng 60% nhu cầu cuốc sống tối thiểu của người công nhân.
Với mức lương từ 1,6 - 1,7 triệu đồng/tháng thì trong bối cảnh giá cả các mặt hàng hàng thiết yếu tăng, thì cuộc sống của người lao động rất khó khăn, ông Chính nói.
Hiện nay 80% số vụ đình công, bãi công đều bắt nguồn từ vấn đề lương của người công nhân và chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp da dày, may mặc. Vấn đề đặt ra là cải thiện tiền lương để người lao động gắn bó với doanh nghiệp và được đối xử bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Trên thực tế hiện nay, có doanh nghiệp đặt ra định mức quá cao khiến người lao động dù làm hết sức vẫn không đủ định mức, không đạt định mức lương thấp, không thưởng và công nhân đã đề nghị xem lại định mức nhưng không sửa đổi định mức và không có trao đổi giữa hai bên dẫn đến đình công.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cũng nêu một nguyên nhân khác, đó là giữa người lao động và doanh nghiệp chưa có sự trao đổi thông tin một cách dân chủ.
Nhiều ý kiến của các nhà quản lý, các đại diện doanh nghiệp cùng có chung quan điểm rằng, cần phải có sự sửa đổi, bổ sung toàn diện Bộ luật Lao động để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Ông Lê Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - đại diện ban soạn thảo Luật Lao động - cho biết: quan điểm sửa đổi Bộ luật Lao động sẽ hướng tới xu hướng hòa nhập kinh tế thế giới, đảm bảo quyền bình đẳng của người lao động và người sử dụng lao động và giải quyết các vấn đề quan hệ lao động trên thị trường hiện nay. Tiến tới hạn chế bớt các văn bản hướng dẫn, các văn bản dưới luật để đưa luật vào cuộc sống.
Bản dự thảo mới nhất tháng 1/2011, gồm 17 chương và 275 điều và tập trung vào quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động và tiến tới chuyên nghiệp hóa đội ngũ hòa giải và các vấn đề đình công cũng được cải thiện để giải quyết môi trường đầu tư, hướng đến môi trường đầu tư đạt tiêu chuẩn.
Ông Thành cũng cho rằng, hiện nay mức lương tối thiểu rất thấp và tiến tới phải đảm bảo cuộc sống của người lao động.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Minh Huân, chờ đến lúc thông qua Luật Lao động sửa đổi cũng cần thời gian, vì vậy trong lúc này cần tìm ra giải pháp.
Ông Huân nói, thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trình Chính phủ để điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người lao động và sẽ lấy ý kiến của doanh nghiệp để phù hợp với lợi nhuận kinh doanh tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Để hạn chế tình trạng đình công, ông Mai Công Chính cho rằng trong tình hình giá cả tăng cao, đời sống khó khăn, doanh nghiệp cần chia sẻ với công nhân và tăng cường sự trao đổi dân chủ nhằm hạn chế đình công.
Còn vị đại diện tập đoàn Poutren Việt Nam thì đề xuất, các cơ quan chức năng Việt Nam cần tăng cường thanh tra các công ty không tuân thủ pháp luật Việt Nam, bởi đã có có những doanh nghiệp đã không tuân thủ tăng lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội gây đình công ảnh hưởng đến công ty khác, gây bất an cho người sử dụng lao động và người lao động để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư.