Mạng xã hội đã giúp “hạ gục” phe đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ
“Rõ ràng quân đội không ngờ đến việc ông Erdogan lên mạng xã hội để nói với người dân”
Vào cuối tuần vừa rồi, cuộc chiến giành quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông truyền thống và mạng xã hội có lẽ cũng không kém phần ác liệt so với những cuộc đụng độ giữa phe nổi dậy và phe Chính phủ trên đường phố ở Istanbul và Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo hãng tin CNBC, mặc dù cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Tayyip Erdogan không thành công, giới chuyên gia cho rằng kết quả của cuộc binh biến có lẽ đã rất khác, nếu không có mạng xã hội giúp ngay lập tức huy động người dân chống lại lực lượng nổi dậy.
“Twitter và truyền thông xã hội đã giúp ngăn cuộc đảo chính thành công”, ông Andrew Selepak, người đứng đầu một chương trình thạc sỹ truyền thông xã hội thuộc Đại học Florida, nói với CNBC.
“Rõ ràng quân đội đã không ngờ đến việc ông Erdogan dùng mạng xã hội để nói với người dân, binh sỹ và cảnh sát. Họ cứ ngỡ giành quyền kiểm soát được các kênh truyền thông truyền thống là đủ cắt đứt được sự liên lạc của ông ấy với người dân”, ông Selepak phát biểu.
Ông Chris Swecker, cựu Phó giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đồng tình với quan điểm này, cho rằng nếu không có mạng xã hội, cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ đã đi đến một kết quả khác.
“Twitter và các mạng xã hội khác cho phép Erdogan và những người ủng hộ ông ấy phản công và phản ứng hiệu quả”, ông Swecker nhận định. “Đã nhiều lần chúng ta chứng kiến những sự kiện trên thế giới mà các hình thức liên lạc truyền thống bị gián đoạn trong khi mạng xã hội trở thành một công cụ giao tiếp cho tất cả mọi người”.
Khi binh biến xảy ra, ông Erdogan đã gửi thông điệp của mình tới người dân Thổ Nhĩ Kỳ bằng một cuộc gọi thông qua ứng dụng FaceTime. Một người dẫn chương trình của đài CNN Thổ Nhĩ Kỳ đã giơ chiếc điện thoại bắt cuộc gọi FaceTime của ông Erdogan ra trước ống kính máy quay, cho phép ông kêu gọi người dân chiếm đường phố, quảng trường và sân bay để dập đảo chính.
Ngay sau đó, quân đảo chính đã ập tới CNN Thổ Nhĩ Kỳ và buộc đài này phải đóng cửa trường quay.
Ngoài ra, ông Erdogan cũng gửi thông điệp tới người dân thông qua mạng xã hội Twitter.
Trong các cuộc biến động chính trị khác như Mùa xuân Arab năm 2010 và biểu tình ở Hồng Kông năm 2014, mạng xã hội được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, những gì đã diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng khá trớ trêu, bởi chính ông Erdogan từng bị coi là “một trong những nhà kiểm duyệt Internet cứng rắn nhất thế giới”.
Vào năm 2014, ông yêu cầu Twitter đóng hai tài khoản nặc danh sau khi hai tài khoản này tung lên mạng những cuộc trò chuyện được ghi âm bí mật liên quan tới một vụ bê bối tham nhũng. Sau đó, ông Erdogan từng tuyên bố sẽ “diệt tận gốc” truyền thông xã hội.
Mạng chia sẻ video YouTube hiện vẫn đang bị chặn một phần ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy vậy, điều này không ngăn được việc ông Erdogan có tới hơn 8 triệu người theo dõi (follower) trên Facebook. Về lý thuyết, ông có thể sử dụng tính năng Facebook Live để liên lạc với người dân một cách hiệu quả như dùng FaceTime.
“Chính phủ hoặc quân dễ giành quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông truyền thống hơn, trong khi thực tế đã cho thấy quân đội đảo chính của Thổ Nhĩ Kỳ không thể khống chế được Internet”, ông Selepak nói.
Theo hãng tin CNBC, mặc dù cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Tayyip Erdogan không thành công, giới chuyên gia cho rằng kết quả của cuộc binh biến có lẽ đã rất khác, nếu không có mạng xã hội giúp ngay lập tức huy động người dân chống lại lực lượng nổi dậy.
“Twitter và truyền thông xã hội đã giúp ngăn cuộc đảo chính thành công”, ông Andrew Selepak, người đứng đầu một chương trình thạc sỹ truyền thông xã hội thuộc Đại học Florida, nói với CNBC.
“Rõ ràng quân đội đã không ngờ đến việc ông Erdogan dùng mạng xã hội để nói với người dân, binh sỹ và cảnh sát. Họ cứ ngỡ giành quyền kiểm soát được các kênh truyền thông truyền thống là đủ cắt đứt được sự liên lạc của ông ấy với người dân”, ông Selepak phát biểu.
Ông Chris Swecker, cựu Phó giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đồng tình với quan điểm này, cho rằng nếu không có mạng xã hội, cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ đã đi đến một kết quả khác.
“Twitter và các mạng xã hội khác cho phép Erdogan và những người ủng hộ ông ấy phản công và phản ứng hiệu quả”, ông Swecker nhận định. “Đã nhiều lần chúng ta chứng kiến những sự kiện trên thế giới mà các hình thức liên lạc truyền thống bị gián đoạn trong khi mạng xã hội trở thành một công cụ giao tiếp cho tất cả mọi người”.
Khi binh biến xảy ra, ông Erdogan đã gửi thông điệp của mình tới người dân Thổ Nhĩ Kỳ bằng một cuộc gọi thông qua ứng dụng FaceTime. Một người dẫn chương trình của đài CNN Thổ Nhĩ Kỳ đã giơ chiếc điện thoại bắt cuộc gọi FaceTime của ông Erdogan ra trước ống kính máy quay, cho phép ông kêu gọi người dân chiếm đường phố, quảng trường và sân bay để dập đảo chính.
Ngay sau đó, quân đảo chính đã ập tới CNN Thổ Nhĩ Kỳ và buộc đài này phải đóng cửa trường quay.
Ngoài ra, ông Erdogan cũng gửi thông điệp tới người dân thông qua mạng xã hội Twitter.
Trong các cuộc biến động chính trị khác như Mùa xuân Arab năm 2010 và biểu tình ở Hồng Kông năm 2014, mạng xã hội được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, những gì đã diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng khá trớ trêu, bởi chính ông Erdogan từng bị coi là “một trong những nhà kiểm duyệt Internet cứng rắn nhất thế giới”.
Vào năm 2014, ông yêu cầu Twitter đóng hai tài khoản nặc danh sau khi hai tài khoản này tung lên mạng những cuộc trò chuyện được ghi âm bí mật liên quan tới một vụ bê bối tham nhũng. Sau đó, ông Erdogan từng tuyên bố sẽ “diệt tận gốc” truyền thông xã hội.
Mạng chia sẻ video YouTube hiện vẫn đang bị chặn một phần ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy vậy, điều này không ngăn được việc ông Erdogan có tới hơn 8 triệu người theo dõi (follower) trên Facebook. Về lý thuyết, ông có thể sử dụng tính năng Facebook Live để liên lạc với người dân một cách hiệu quả như dùng FaceTime.
“Chính phủ hoặc quân dễ giành quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông truyền thống hơn, trong khi thực tế đã cho thấy quân đội đảo chính của Thổ Nhĩ Kỳ không thể khống chế được Internet”, ông Selepak nói.