“Mất mát niềm tin” bao phủ Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Sự suy giảm niềm tin này là kết quả chủ yếu của những sự kiện “không thể lường trước và không thể tưởng tượng nổi” xảy ra trong năm 2014
Kết quả một cuộc thăm dò được công bố tại Davos, Thụy Sỹ trước giờ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2015 ngày 21/1 đã cho thấy sự giảm sút niềm tin chóng mặt của công chúng đối với các chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức truyền thông và phi chính phủ của thế giới.
Theo Reuters, cuộc thăm dò thường niên này do công ty quan hệ công chúng Edelman Trust Barometer của Mỹ thực hiện, cho kết quả chỉ số niềm tin giảm dưới mức 50% ở 2/3 số quốc gia được khảo sát.
Trong danh sách những quốc gia mà dân chúng có sự mất mát niềm tin lớn có Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Italy, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bức tranh mà kết quả cuộc khảo sát của Edelman đưa ra đặc biệt u ám đối với 1.500 nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham dự WEF. Không chỉ niềm tin vào các doanh nghiệp suy giảm, mà niềm tin vào các giám đốc điều hành (CEO) cũng lao dốc sau khi phục hồi phần nào sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Năm 2014 là năm thứ ba liên tiếp, người dân các nước được khảo sát suy giảm niềm tin vào các CEO.
Ông Richard Edelman, Giám đốc Edelman, nói rằng, sự suy giảm niềm tin này khiến nhiều người “giật mình”, và là kết quả chủ yếu của những sự kiện “không thể lường trước và không thể tưởng tượng nổi” xảy ra trong năm 2014.
Trong đó, phải kể tới vụ mất tích chuyến bay MH370, vụ rơi chuyến bay MH17, và vụ rơi chuyến bay QZ8501, bên cạnh đại dịch Ebola ở Tây Phi khiến hàng nghìn người thiệt mạng, vụ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) bất ngờ bỏ trần tỷ giá khiến thị trường toàn cầu chao đảo, vụ tấn công mạng nhằm vào hãng Sony Pictures, vụ rò rỉ ảnh nhạy cảm của các ngôi sao Hollywood trên mạng iCloud…
“Các định chế lớn của thế giới đã không phản ứng đồng bộ trước các sự kiện này”, ông Edelman nói. “Sự mất mát niềm tin không thực sự liên quan tới tình hình kinh tế, bởi năm 2014 không có vấn đề kinh tế nào nghiêm trọng như cuộc khủng hoảng 2008-2009”.
Kết quả thăm dò đưa ra một bức tranh đan xen về công nghệ, lĩnh vực ngày càng giữ một vai trò trung tâm trong đời sống của con người.
Đại đa số người tham gia cuộc thăm dò tin rằng các phát minh công nghệ đang diễn ra quá nhanh chóng, chủ yếu do sự tham lam của các công ty thay vì mong muốn đưa thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó, một tín hiệu đáng lo ngại cho các kênh “truyền thông cũ” là các công cụ tìm kiếm trực tuyến đang nhận được sự tín nhiệm ngày càng lớn với tư cách một nguồn tin và thông tin thay cho các loại hình truyền thông truyền thống.
Đối với các ngành công nghiệp lớn, người tiêu dùng được khảo sát ý kiến muốn có sự điều tiết mạnh mẽ hơn đối với các doanh nghiệp, nhưng hầu như không tin là các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra và thực thi các quy định phù hợp.
Cuộc thăm dò trên được Edelman thực hiện với sự tham gia của 27.000 người tại 27 quốc gia trong thời gian từ ngày 13/10-24/11/2014.
Diễn ra từ ngày 21-24/1, WEF năm nay có sự tham gia của hơn 2.500 đại biểu từ 140 quốc gia, trong đó có hơn 40 chính trị gia và 1.500 lãnh đạo doanh nghiệp tại hơn 25 lĩnh vực. Ngoài ra, đại biểu tham dự còn có đại diện các học viện, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ… Các tỷ phú hàng đầu thế giới như Bill Gates, Michael Dell… cũng có mặt trong danh sách tham dự WEF 2015.
Đoàn Việt Nam tham gia WEF năm nay có Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông.
Về phía các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam tham gia sự kiện có Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, CEO VinaCapital Don Lam, CEO Vingroup Dương Thị Mai Hoa, và CEO Việt Thái David Thái.
Theo Reuters, cuộc thăm dò thường niên này do công ty quan hệ công chúng Edelman Trust Barometer của Mỹ thực hiện, cho kết quả chỉ số niềm tin giảm dưới mức 50% ở 2/3 số quốc gia được khảo sát.
Trong danh sách những quốc gia mà dân chúng có sự mất mát niềm tin lớn có Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Italy, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bức tranh mà kết quả cuộc khảo sát của Edelman đưa ra đặc biệt u ám đối với 1.500 nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham dự WEF. Không chỉ niềm tin vào các doanh nghiệp suy giảm, mà niềm tin vào các giám đốc điều hành (CEO) cũng lao dốc sau khi phục hồi phần nào sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Năm 2014 là năm thứ ba liên tiếp, người dân các nước được khảo sát suy giảm niềm tin vào các CEO.
Ông Richard Edelman, Giám đốc Edelman, nói rằng, sự suy giảm niềm tin này khiến nhiều người “giật mình”, và là kết quả chủ yếu của những sự kiện “không thể lường trước và không thể tưởng tượng nổi” xảy ra trong năm 2014.
Trong đó, phải kể tới vụ mất tích chuyến bay MH370, vụ rơi chuyến bay MH17, và vụ rơi chuyến bay QZ8501, bên cạnh đại dịch Ebola ở Tây Phi khiến hàng nghìn người thiệt mạng, vụ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) bất ngờ bỏ trần tỷ giá khiến thị trường toàn cầu chao đảo, vụ tấn công mạng nhằm vào hãng Sony Pictures, vụ rò rỉ ảnh nhạy cảm của các ngôi sao Hollywood trên mạng iCloud…
“Các định chế lớn của thế giới đã không phản ứng đồng bộ trước các sự kiện này”, ông Edelman nói. “Sự mất mát niềm tin không thực sự liên quan tới tình hình kinh tế, bởi năm 2014 không có vấn đề kinh tế nào nghiêm trọng như cuộc khủng hoảng 2008-2009”.
Kết quả thăm dò đưa ra một bức tranh đan xen về công nghệ, lĩnh vực ngày càng giữ một vai trò trung tâm trong đời sống của con người.
Đại đa số người tham gia cuộc thăm dò tin rằng các phát minh công nghệ đang diễn ra quá nhanh chóng, chủ yếu do sự tham lam của các công ty thay vì mong muốn đưa thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó, một tín hiệu đáng lo ngại cho các kênh “truyền thông cũ” là các công cụ tìm kiếm trực tuyến đang nhận được sự tín nhiệm ngày càng lớn với tư cách một nguồn tin và thông tin thay cho các loại hình truyền thông truyền thống.
Đối với các ngành công nghiệp lớn, người tiêu dùng được khảo sát ý kiến muốn có sự điều tiết mạnh mẽ hơn đối với các doanh nghiệp, nhưng hầu như không tin là các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra và thực thi các quy định phù hợp.
Cuộc thăm dò trên được Edelman thực hiện với sự tham gia của 27.000 người tại 27 quốc gia trong thời gian từ ngày 13/10-24/11/2014.
Diễn ra từ ngày 21-24/1, WEF năm nay có sự tham gia của hơn 2.500 đại biểu từ 140 quốc gia, trong đó có hơn 40 chính trị gia và 1.500 lãnh đạo doanh nghiệp tại hơn 25 lĩnh vực. Ngoài ra, đại biểu tham dự còn có đại diện các học viện, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ… Các tỷ phú hàng đầu thế giới như Bill Gates, Michael Dell… cũng có mặt trong danh sách tham dự WEF 2015.
Đoàn Việt Nam tham gia WEF năm nay có Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông.
Về phía các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam tham gia sự kiện có Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, CEO VinaCapital Don Lam, CEO Vingroup Dương Thị Mai Hoa, và CEO Việt Thái David Thái.