Mất việc hàng loạt trong ngành dầu khí thế giới
Các công nhân và kỹ sư dầu khí đang lo không biết chừng nào thì đợt sa thải lớn này dừng lại
Lời hứa dễ tìm việc và mức lương lên tới 250.000 USD mỗi năm đã thu hút Clara Correa Zappa, một người Columbia, và người chồng Anh quốc của cô tới Perth, Australia, vào đúng thời kỳ hoàng kim của ngành dầu khí ở đây.
Theo hãng tin Bloomberg, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư dầu khí trên toàn cầu tăng mạnh vào năm 2012, khi giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng.
Nhưng chỉ trong vòng có hai năm sau đó, giá dầu đã giảm quá nửa, và Zappa cũng mất luôn công việc phân tích an toàn dầu khí.
Giờ cô đang lo chồng mình, người cũng làm trong ngành hàng hóa cơ bản, có nguy cơ mất việc.
Trong ngành dầu khí hiện nay, những người cùng cảnh ngộ như Zappa không hề thiếu. Số công nhân và kỹ sư dầu khí bị sa thải trong đợt giảm chóng mặt này của giá dầu đã vượt mức 100.000 - theo số liệu của công ty nhân sự Swiff Worldwide Resources.
“Đó là một cú sốc”, Zappa, 29 tuổi, nói. “Chồng tôi đang đối mặt sức ép lớn phải giữ được công việc, và thậm chí phải làm thêm”.
Ông Tobias Read, giám đốc của Swiff, nói rằng mối lo của Read cũng là mối lo của hàng chục nghìn công nhân, kỹ sư di cư tới các vùng có ngành dầu khí phát triển với tốc độ chóng mặt trong những năm giá dầu ở mức 100 USD/thùng.
Hiện nay, các đợt sa thải của ngành dầu khí mới chỉ tập trung chủ yếu ở Mỹ, nơi các mỏ dầu đá phiến được coi là một “thủ phạm” khiến thế giới thừa mứa dầu. Tuy vậy, ông Read cho biết, nhân sự ngành dầu khí toàn cầu cũng đang chịu ảnh hưởng không hề nhỏ.
“Vấn đề lúc này là sự bất ổn, không biết có việc để mà làm hay không”, ông Read nói. “Trong suốt 7 năm, nhân sự dầu khí lúc nào cũng thiếu, giờ thì lại thừa! Các công ty dầu khí hầu như không tuyển dụng vào thời điểm này”.
Triển vọng trong thời gian sắp tới cũng không sáng sủa hơn. Trong một báo cáo mới đây, ngân hàng Citigroup dự báo giá dầu có thể giảm về vùng 20 USD/thùng trong thời gian từ nay tới tháng 4 do tình trạng dư thừa nguồn cung. Sáng nay (13/2), giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại New York đứng trên mức 51 USD/thùng.
Các công nhân và kỹ sư dầu khí đang lo không biết chừng nào thì đợt sa thải lớn này dừng lại. Các hãng dầu khí lớn bao gồm BP và Shell đã tuyên bố cắt giảm đầu tư tổng cộng hơn 40 tỷ USD và nói sẽ tiếp tục cắt giảm đầu tư nếu giá dầu không có sự phục hồi đáng kể.
Nhân sự ngành dầu khí Australia chịu ảnh hưởng đặc biệt mạnh. Ngoài ra, lực lượng lao động trong ngành khai mỏ than của nước này cũng đang bị cắt giảm do tốc độ tăng trưởng của ngành đi xuống.
Các công ty năng lượng gồm BG Group và Woodside Petroleum đã chi khoảng 70 tỷ USD để xây dựng nhà máy xuất khẩu khí hóa lỏng ở Australia. Giờ đây, các dự án này đang bị hoãn lại hoặc đóng cửa, khiến hàng loạt công nhân và kỹ sư bị sa thải.
Tại Brazil, một vụ bê bối tham nhũng khiến CEO tập đoàn dầu khí quốc doanh Petroleo Brasileiro phải từ chức hôm 4/2 càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đang bủa vây ngành dầu khí nước này. Nhiều dự án khai thác dầu đã bị dừng, đẩy một số lượng lớn nhân sự vào cảnh thất nghiệp.
Tình hình trong ngành dầu khí Mexico cũng “thê thảm” không kém. Cuối năm 2013, nước này chấm dứt tình trạng độc quyền kéo dài 7 thập kỷ trong ngành dầu khí, kỳ vọng thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư từ các công ty dầu lửa lớn nhất thế giới.
Petroleos Mexicanos, công ty dầu khí quốc doanh với 153.000 nhân viên, đã hứa bảo vệ nhân viên trong cuộc khủng hoảng. Tuy vậy, công ty này đã bắt đầu cắt giảm các hợp đồng và hoạt động mua sắm trong năm nay nhằm tiết kiệm số tiền 2-3 tỷ USD. Hiện nay, đang có khoảng 8.000 công nhân viên của Petroleos Mexicanos không có việc làm.
Tại khu vực biển Bắc, số việc làm bị cắt giảm trong ngành dầu khí hiện đã vượt con số 11.500. Theo dự báo, sẽ có thêm 30.000 người nữa mất việc. CEO Bob Dudley của BP mới đây đã đưa ra những cảnh báo u ám về tương lai khu vực này.
Theo hãng tin Bloomberg, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư dầu khí trên toàn cầu tăng mạnh vào năm 2012, khi giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng.
Nhưng chỉ trong vòng có hai năm sau đó, giá dầu đã giảm quá nửa, và Zappa cũng mất luôn công việc phân tích an toàn dầu khí.
Giờ cô đang lo chồng mình, người cũng làm trong ngành hàng hóa cơ bản, có nguy cơ mất việc.
Trong ngành dầu khí hiện nay, những người cùng cảnh ngộ như Zappa không hề thiếu. Số công nhân và kỹ sư dầu khí bị sa thải trong đợt giảm chóng mặt này của giá dầu đã vượt mức 100.000 - theo số liệu của công ty nhân sự Swiff Worldwide Resources.
“Đó là một cú sốc”, Zappa, 29 tuổi, nói. “Chồng tôi đang đối mặt sức ép lớn phải giữ được công việc, và thậm chí phải làm thêm”.
Ông Tobias Read, giám đốc của Swiff, nói rằng mối lo của Read cũng là mối lo của hàng chục nghìn công nhân, kỹ sư di cư tới các vùng có ngành dầu khí phát triển với tốc độ chóng mặt trong những năm giá dầu ở mức 100 USD/thùng.
Hiện nay, các đợt sa thải của ngành dầu khí mới chỉ tập trung chủ yếu ở Mỹ, nơi các mỏ dầu đá phiến được coi là một “thủ phạm” khiến thế giới thừa mứa dầu. Tuy vậy, ông Read cho biết, nhân sự ngành dầu khí toàn cầu cũng đang chịu ảnh hưởng không hề nhỏ.
“Vấn đề lúc này là sự bất ổn, không biết có việc để mà làm hay không”, ông Read nói. “Trong suốt 7 năm, nhân sự dầu khí lúc nào cũng thiếu, giờ thì lại thừa! Các công ty dầu khí hầu như không tuyển dụng vào thời điểm này”.
Triển vọng trong thời gian sắp tới cũng không sáng sủa hơn. Trong một báo cáo mới đây, ngân hàng Citigroup dự báo giá dầu có thể giảm về vùng 20 USD/thùng trong thời gian từ nay tới tháng 4 do tình trạng dư thừa nguồn cung. Sáng nay (13/2), giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại New York đứng trên mức 51 USD/thùng.
Các công nhân và kỹ sư dầu khí đang lo không biết chừng nào thì đợt sa thải lớn này dừng lại. Các hãng dầu khí lớn bao gồm BP và Shell đã tuyên bố cắt giảm đầu tư tổng cộng hơn 40 tỷ USD và nói sẽ tiếp tục cắt giảm đầu tư nếu giá dầu không có sự phục hồi đáng kể.
Nhân sự ngành dầu khí Australia chịu ảnh hưởng đặc biệt mạnh. Ngoài ra, lực lượng lao động trong ngành khai mỏ than của nước này cũng đang bị cắt giảm do tốc độ tăng trưởng của ngành đi xuống.
Các công ty năng lượng gồm BG Group và Woodside Petroleum đã chi khoảng 70 tỷ USD để xây dựng nhà máy xuất khẩu khí hóa lỏng ở Australia. Giờ đây, các dự án này đang bị hoãn lại hoặc đóng cửa, khiến hàng loạt công nhân và kỹ sư bị sa thải.
Tại Brazil, một vụ bê bối tham nhũng khiến CEO tập đoàn dầu khí quốc doanh Petroleo Brasileiro phải từ chức hôm 4/2 càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đang bủa vây ngành dầu khí nước này. Nhiều dự án khai thác dầu đã bị dừng, đẩy một số lượng lớn nhân sự vào cảnh thất nghiệp.
Tình hình trong ngành dầu khí Mexico cũng “thê thảm” không kém. Cuối năm 2013, nước này chấm dứt tình trạng độc quyền kéo dài 7 thập kỷ trong ngành dầu khí, kỳ vọng thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư từ các công ty dầu lửa lớn nhất thế giới.
Petroleos Mexicanos, công ty dầu khí quốc doanh với 153.000 nhân viên, đã hứa bảo vệ nhân viên trong cuộc khủng hoảng. Tuy vậy, công ty này đã bắt đầu cắt giảm các hợp đồng và hoạt động mua sắm trong năm nay nhằm tiết kiệm số tiền 2-3 tỷ USD. Hiện nay, đang có khoảng 8.000 công nhân viên của Petroleos Mexicanos không có việc làm.
Tại khu vực biển Bắc, số việc làm bị cắt giảm trong ngành dầu khí hiện đã vượt con số 11.500. Theo dự báo, sẽ có thêm 30.000 người nữa mất việc. CEO Bob Dudley của BP mới đây đã đưa ra những cảnh báo u ám về tương lai khu vực này.