McDonald’s, KFC lại gặp rắc rối với thực phẩm tại Trung Quốc
Mấy năm gần đây, scandal thực phẩm độc hại liên tục nổ ra ở Trung Quốc
Hai hãng đồ ăn nhanh Mỹ McDonald’s và Yum!Brands - chủ sở hữu thương hiệu gà rán KFC - tuyên bố dừng mua các sản phẩm thịt từ một nhà cung cấp ở Thượng Hải. Hiện cơ quan chức năng Trung Quốc đang điều tra những cáo buộc cho rằng, nhà cung cấp này bán thịt gà và thịt bò đã hết hạn sử dụng.
Theo tin từ Bloomberg, hôm qua (20/7), McDonald’s đã yêu cầu tất cả các cửa hàng của hãn tại Trung Quốc dừng sử dụng sản phẩm từ nhà cung cấp Shanghai Husi Food Co.. Các nhà hàng KFC và Pizza Hut của Yum!Brands cũng có động thái tương tự. Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm của Thượng Hải cho biết đang tiến hành điều tra đối với nhà cung cấp thịt này.
Cơ quan chức năng của Thượng Hải đã đình chỉ hoạt động của công ty Shanghai Husi ngay khi truyền hình địa phương phát bản tin nói rằng, công nhân của công ty này đóng gói lại và bán các loại thịt gà và thịt bò đã quá hạn sử dụng. Những cáo buộc này một lần nữa làm dấy lên lo ngại về an toàn thực phẩm ở Trung Quốc.
Mấy năm gần đây, scandal thực phẩm độc hại liên tục nổ ra ở Trung Quốc, trong đó phải kể đến vụ sữa trẻ em nhiễm melamine hay vụ thịt cáo giả làm thịt lừa.
Bloomberg cho biết, đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy hai năm, McDonald’s và Yum!Brands gặp rắc rối trong vấn đề an toàn thực phẩm liên quan tới các nhà cung cấp Trung Quốc. Vào tháng 12/2012, nhà chức trách Thượng Hải nói, các cuộc kiểm tra tiến hành trong thời gian từ năm 2010-2011 bởi một bên thứ ba cho thấy mức độ chất kháng sinh cao trong 8 lô thịt gà mà nhà cung cấp Liuhe Group Co. bán cho Yum!Brands. Công ty Liuhe cũng cung cấp hang cho các cửa hiệu McDonald’s ở Trung Quốc trong cùng khoảng thời gian.
Giới phân tích cho rằng, scandal thực phẩm bẩn này sẽ không có nhiều ảnh hưởng tới hoạt động của KFC ở Trung Quốc vì thương hiệu này đã học được nhiều bài học từ vụ việc của năm 2012.
Sau vụ việc năm 2012, Yum!Brands đã thay đổi mạnh mẽ thực đơn và giảm giá tại thị trường Trung Quốc để thu hút khách trở lại. Đây là thị trường đóng góp khoảng một nửa doanh thu của hãng. Yum!Brands cũng là chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh lớn nhất ở Trung Quốc trong năm 2013, với thị phần khoảng 5%, tiếp theo là McDonald’s với thị phần 2,6%.
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận do tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc thực hiện trên mạng Internet hồi tháng 2 với sự tham gia của 3,3 triệu người, an toàn thực phẩm và dược phẩm là mối lo lớn thứ ba của người dân nước này trong năm nay.
Trung Quốc hiện đang nỗ lực thực hiện các biện pháp tăng cường an toàn thực phẩm như gia tăng hình phạt đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm, siết chặt theo dõi thông tin an toàn thực phẩm, tăng mức bồi thường cho người tiêu dùng… Ngoài ra, Trung Quốc cũng thắt chặt giám sát đối với ngành sản xuất sữa dành cho trẻ em.
Theo tin từ Bloomberg, hôm qua (20/7), McDonald’s đã yêu cầu tất cả các cửa hàng của hãn tại Trung Quốc dừng sử dụng sản phẩm từ nhà cung cấp Shanghai Husi Food Co.. Các nhà hàng KFC và Pizza Hut của Yum!Brands cũng có động thái tương tự. Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm của Thượng Hải cho biết đang tiến hành điều tra đối với nhà cung cấp thịt này.
Cơ quan chức năng của Thượng Hải đã đình chỉ hoạt động của công ty Shanghai Husi ngay khi truyền hình địa phương phát bản tin nói rằng, công nhân của công ty này đóng gói lại và bán các loại thịt gà và thịt bò đã quá hạn sử dụng. Những cáo buộc này một lần nữa làm dấy lên lo ngại về an toàn thực phẩm ở Trung Quốc.
Mấy năm gần đây, scandal thực phẩm độc hại liên tục nổ ra ở Trung Quốc, trong đó phải kể đến vụ sữa trẻ em nhiễm melamine hay vụ thịt cáo giả làm thịt lừa.
Bloomberg cho biết, đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy hai năm, McDonald’s và Yum!Brands gặp rắc rối trong vấn đề an toàn thực phẩm liên quan tới các nhà cung cấp Trung Quốc. Vào tháng 12/2012, nhà chức trách Thượng Hải nói, các cuộc kiểm tra tiến hành trong thời gian từ năm 2010-2011 bởi một bên thứ ba cho thấy mức độ chất kháng sinh cao trong 8 lô thịt gà mà nhà cung cấp Liuhe Group Co. bán cho Yum!Brands. Công ty Liuhe cũng cung cấp hang cho các cửa hiệu McDonald’s ở Trung Quốc trong cùng khoảng thời gian.
Giới phân tích cho rằng, scandal thực phẩm bẩn này sẽ không có nhiều ảnh hưởng tới hoạt động của KFC ở Trung Quốc vì thương hiệu này đã học được nhiều bài học từ vụ việc của năm 2012.
Sau vụ việc năm 2012, Yum!Brands đã thay đổi mạnh mẽ thực đơn và giảm giá tại thị trường Trung Quốc để thu hút khách trở lại. Đây là thị trường đóng góp khoảng một nửa doanh thu của hãng. Yum!Brands cũng là chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh lớn nhất ở Trung Quốc trong năm 2013, với thị phần khoảng 5%, tiếp theo là McDonald’s với thị phần 2,6%.
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận do tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc thực hiện trên mạng Internet hồi tháng 2 với sự tham gia của 3,3 triệu người, an toàn thực phẩm và dược phẩm là mối lo lớn thứ ba của người dân nước này trong năm nay.
Trung Quốc hiện đang nỗ lực thực hiện các biện pháp tăng cường an toàn thực phẩm như gia tăng hình phạt đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm, siết chặt theo dõi thông tin an toàn thực phẩm, tăng mức bồi thường cho người tiêu dùng… Ngoài ra, Trung Quốc cũng thắt chặt giám sát đối với ngành sản xuất sữa dành cho trẻ em.