Metro hỗ trợ nông dân chuyển đổi VietGAP trong nuôi trồng thủy sản
Metro đã hợp tác với Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đào tạo nông dân nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGap
Từ tháng 9/2014, Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam đã hợp tác với Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đào tạo nông dân nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGap cho hơn 20 cơ sở nuôi đã áp dụng tiêu chuẩn Metro tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Các hộ nông dân được lựa chọn đào tạo trong đợt này bao gồm các hộ nuôi ếch tại Đồng Tháp, lươn và cá Điêu Hồng tại Cần Thơ và cá lóc tại Vĩnh Long.
Theo nội dung hợp tác, Tổng cục Thủy sản sẽ hỗ trợ ngân sách cho điều tra cơ bản, phân tích mẫu đất, mẫu nước, không khí để xác định vùng sản xuất tập trung và thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để cấp chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap cho những hộ, nhóm đạt yêu cầu.
Hỗ trợ kết nối với cơ quan quản lý nhà nước trong đào tạo cấp chứng nhận VietGap cho nông dân là hoạt động Metro đã và đang thực hiện tại Đồng bằng Sông Cửu Long và Đà Lạt.
“Hiện nay với nhu cầu cao từ khách hàng chuyên nghiệp, đặc biệt là từ nhóm khách hàng nhà hàng, căn tin, quán ăn, Metro đang tích cực tìm kiếm các mặt hàng đảm bảo tiêu chuẩn như cá lóc, lươn, ếch, cá diêu hồng, cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh… Trong thời gian tới VietGap sẽ là tiêu chuẩn hàng đầu để Metro lựa chọn nhà cung cấp”, ông Đỗ Hữu Trí, Trưởng phòng Quản lý thu mua thực phẩm tươi sống của Metro, cho biết.
“VietGap là một tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi nên việc chuyển đổi để có chứng nhận các sản phẩm an toàn là mục tiêu mà chúng tôi hướng tới. Việc đạt chứng nhận VietGap không chỉ giúp chúng tôi đáp ứng những yêu cầu cao của Metro mà còn có nhiều cơ hội bán hàng với mức giá tốt hơn”, ông Hồ Thanh Dũng, chủ một hộ nuôi cá lóc đang tham gia chương trình đào tạo tại xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, nói.
Dự kiến khoá đào tạo nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGap sẽ hoàn thành và cấp chứng nhận cho nông dân vào tháng 12/2014. Thành công bước đầu từ chương trình liên kết này sẽ giúp nông dân không những tăng cơ hội kết nối rộng hơn với nhiều đối tác, thị trường mà còn đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng của Metro trong tương lai.
(Nguồn: Metro Cash & Carry Việt Nam)
Các hộ nông dân được lựa chọn đào tạo trong đợt này bao gồm các hộ nuôi ếch tại Đồng Tháp, lươn và cá Điêu Hồng tại Cần Thơ và cá lóc tại Vĩnh Long.
Theo nội dung hợp tác, Tổng cục Thủy sản sẽ hỗ trợ ngân sách cho điều tra cơ bản, phân tích mẫu đất, mẫu nước, không khí để xác định vùng sản xuất tập trung và thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để cấp chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap cho những hộ, nhóm đạt yêu cầu.
Hỗ trợ kết nối với cơ quan quản lý nhà nước trong đào tạo cấp chứng nhận VietGap cho nông dân là hoạt động Metro đã và đang thực hiện tại Đồng bằng Sông Cửu Long và Đà Lạt.
“Hiện nay với nhu cầu cao từ khách hàng chuyên nghiệp, đặc biệt là từ nhóm khách hàng nhà hàng, căn tin, quán ăn, Metro đang tích cực tìm kiếm các mặt hàng đảm bảo tiêu chuẩn như cá lóc, lươn, ếch, cá diêu hồng, cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh… Trong thời gian tới VietGap sẽ là tiêu chuẩn hàng đầu để Metro lựa chọn nhà cung cấp”, ông Đỗ Hữu Trí, Trưởng phòng Quản lý thu mua thực phẩm tươi sống của Metro, cho biết.
“VietGap là một tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi nên việc chuyển đổi để có chứng nhận các sản phẩm an toàn là mục tiêu mà chúng tôi hướng tới. Việc đạt chứng nhận VietGap không chỉ giúp chúng tôi đáp ứng những yêu cầu cao của Metro mà còn có nhiều cơ hội bán hàng với mức giá tốt hơn”, ông Hồ Thanh Dũng, chủ một hộ nuôi cá lóc đang tham gia chương trình đào tạo tại xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, nói.
Dự kiến khoá đào tạo nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGap sẽ hoàn thành và cấp chứng nhận cho nông dân vào tháng 12/2014. Thành công bước đầu từ chương trình liên kết này sẽ giúp nông dân không những tăng cơ hội kết nối rộng hơn với nhiều đối tác, thị trường mà còn đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng của Metro trong tương lai.
(Nguồn: Metro Cash & Carry Việt Nam)