Mở “room” để cứu thị trường?
Nhìn lại sàn Tp.HCM, số cổ phiếu được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng hết “room” (49%) chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay
Với VN-Index đứng ở mức 892,07 điểm ngày 22/8, thị trường chứng khoán đang quay về với mặt bằng giá vào đầu năm nay.
Một số quĩ đầu tư nước ngoài đang kêu nhiều loại cổ phiếu blue-chip đã hết “room” (tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết) và đề xuất Chính phủ mở “room” để kéo VN-Index lên. Liệu đây có phải là giải pháp cuối cùng cho thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện nay?
Nơi đầy, nơi vơi
Vì sao chuyện mở “room” lại trở nên “hot” vào lúc này? Nhìn lại sàn Tp.HCM, số cổ phiếu được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng hết “room” (49%) chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Hầu hết là các cổ phiếu “thượng hạng” như GMD, REE, SAM, TMS, TDH, TYA, CII, GIL...
Theo các công ty chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài chỉ nhắm tới những công ty làm ăn hiệu quả, có chiến lược kinh doanh tốt và tính thanh khoản cao, vì thế khi “room” đã đầy thì họ đòi mở tiếp, và nếu “room” được mở thì họ cũng chỉ tìm đến những công ty này.
Một sự kiện hi hữu diễn ra tại sàn Tp.HCM đầu tuần này cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đang “khát” những cổ phiếu “chất lượng cao” là khi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán nhầm lẫn trong việc nâng số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài được phép mua của Ngân hàng Sacombank (STB) từ 30% lên 49%, nhà đầu tư nước ngoài đã ào ra mua với giá trần.
Ngay cả ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị của STB đang đi công tác ở Đài Loan cũng ngỡ ngàng, không hiểu vì sao cổ phiếu STB được ưu ái đến vậy.
Còn nhớ, cả một thời gian dài trước đó, giá cổ phiếu Ngân hàng STB và ACB cứ trôi “lềnh bềnh” chỉ vì thiếu vắng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (hai ngân hàng này đã bán đầy “room” trước khi lên sàn).
Các quĩ đầu tư nước ngoài cũng cho rằng mở “room” sẽ là một giải pháp tốt đối với thị trường. Đại diện VinaCapital khi trả lời báo giới nói họ hi vọng Chính phủ sẽ mở “room”, vì một số cổ phiếu blue-chip hiện giá đã giảm xuống mức hợp lý nhưng họ không thể mua được vì hết “room”.
Quĩ PXP Việt Nam cũng nhận định VN-Index cuối năm có thể đạt đến 1.200 điểm nếu Chính phủ cho phép mở “room” cùng với một số giải pháp khác.
“Gần đây, cũng có những thảo luận về việc xem xét nâng tỉ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài càng sớm càng tốt và chúng tôi ủng hộ quan điểm đó vì mục tiêu phát triển lâu dài của thị trường, chứ không phải là giải pháp đối phó với những diễn biến suy giảm trên thị trường”, PXP nhấn mạnh trong một báo cáo của mình về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mở như thế nào?
Một số nhà đầu tư theo xu hướng “đóng cửa” cho rằng duy trì tỉ lệ 49% hiện nay, Việt Nam vẫn có hai cái lợi.
Thứ nhất, Việt Nam tận dụng được nguồn vốn, công nghệ và tư vấn của nước ngoài trong khi nước ngoài vẫn có chân trong hội đồng quản trị, có đầy đủ quyền lợi tham gia tiến trình ra quyết định đến các doanh nghiệp.
Thứ hai, Nhà nước và nhà đầu tư trong nước vẫn còn quyền làm chủ, vẫn có quyền ra quyết định cuối cùng. Ở một hướng ngược lại, tăng “room” lên sẽ biến Việt Nam trở thành “người làm thuê” ngay trong chính doanh nghiệp của mình, vì doanh nghiệp Việt Nam qui mô còn nhỏ, nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần hé hầu bao là đã có thể “nuốt” trọn gần hết.
Trong những đề xuất của các nhà đầu tư cho rằng nên mở “room” để gia tăng sức cầu, kéo thị trường lên trong ngắn hạn, đã có những ý kiến đi vào phân tích nên mở “room” như thế nào thì hợp lý và đáp ứng được mục tiêu quản lý nhà nước an toàn cũng như tạo điều kiện phát triển thị trường.
Một chuyên gia tài chính phân tích: “Nếu chúng ta mở room lên 100% trong các lĩnh vực mà Nhà nước không hạn chế đầu tư, trước mắt sẽ có lợi cho khối doanh nghiệp cổ phần của tư nhân. Những doanh nghiệp này là tài sản của họ thì bán hay không là quyền của họ, thậm chí nếu bán giá tốt họ có thể đi đầu tư thêm vào lĩnh vực khác. Vậy thì việc gì chúng ta ngăn cản họ?”.
Chuyên gia này cũng cho rằng ở các doanh nghiệp nhà nước, cho dù tỉ lệ này được mở ra nhưng khi đó là những doanh nghiệp tốt, Nhà nước vẫn muốn nắm giữ cổ phần chi phối thì cứ... tiếp tục nắm giữ, nhà đầu tư nước ngoài có muốn mua cũng đành chịu vì chủ sở hữu không bán.
“Tất nhiên, việc Nhà nước nắm giữ tới mức nào và trong thời gian bao lâu cần phải phân tích kỹ lưỡng, vì Nhà nước cũng là một cổ đông và phải biết thoái đầu tư khi cần thiết để dành nguồn lực cho những dự án dân sinh cần thiết hơn”, ông phân tích.
“Không nên cứng nhắc với tỉ lệ sở hữu”
(Ông Trần Đắc Sinh, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM)
“Qui định về tỉ lệ góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được thực hiện theo lộ trình, đặc biệt theo một số cam kết về đầu tư của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong tình hình hiện nay, việc mở “room” được các nhà đầu tư nước ngoài nhắc đến nhiều có lẽ vì họ thấy cung vốn vẫn còn dồi dào nhưng cơ hội đầu tư đã khép bớt lại. Việc chúng ta đánh đồng tất cả doanh nghiệp niêm yết (trừ ngân hàng) đều bị chi phối bởi tỉ lệ 49% xét về mặt nào đó đúng là không công bằng, thậm chí còn có thể dẫn đến việc ngăn chặn cơ hội huy động vốn và công nghệ từ bên ngoài của khối doanh nghiệp tư nhân.
Vì thế, với những lĩnh vực không cần hạn chế thì chúng ta nên mở ra nhanh hơn và linh hoạt hơn, còn những lĩnh vực mà theo cam kết hội nhập có những hạn chế nhất định như phân phối, viễn thông, khai khoáng, tư vấn... thì chúng ta xử lý cách khác.
Ngoài ra, chúng ta đã có Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được xem là một trong những nhà đầu tư “nặng ký” của thị trường. SCIC cần sử dụng vai trò này để “mua vào bán ra” khi cần thiết thì sẽ rất tốt cho thị trường.
Tại một số diễn đàn trên mạng, các nhà đầu tư cũng đang lao vào tranh cãi “nảy lửa”: có nên mở room vào lúc này hay không? Bên ủng hộ thì cho rằng cần phải thực hiện nhanh để kéo VN-Index lên, cứu vãn thị trường. Bên phản đối lại nói làm như vậy chẳng khác nào tạo điều kiện cho nước ngoài “thôn tính” doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng bên nào chịu bên nào.”
“Nắm đến 51% cũng chẳng an toàn”
(TS. Nguyễn Vân Nam, Giám đốc Công ty Luật Nam Hùng)
“Tôi tin rằng không ai phản đối việc mở “room” cả, nhưng vấn đề là mở vào lúc nào thì phù hợp.
Thử nhìn vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay, có ngành công nghiệp hay dịch vụ nào được xem là đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh hay chưa. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ quá, nếu mở 100% thì các quĩ đầu tư nước ngoài chỉ cần hé mở hầu bao là đã có thể “nuốt” hết cả rồi.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa chúng ta lo ngại, cứ khư khư ôm giữ tỉ lệ 49% kia, mà Chính phủ phải ban hành những qui định hữu hiệu để bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò then chốt đối với nền kinh tế.
Bởi vì, ngay cả bây giờ, không phải ta cứ nắm 51% là an toàn, là có quyền quyết định toàn bộ mọi việc lớn nhỏ của doanh nghiệp. Theo qui định của Việt Nam và cũng là thông lệ quốc tế, các quyết định quan trọng của doanh nghiệp phải được 75% cổ đông biểu quyết thông qua.
Điều này có nghĩa nếu một nhà đầu tư nước ngoài sở hữu (hoặc đại diện sở hữu) cho 25,1%, thì mọi chủ trương kế hoạch đều phải dừng lại để đợi ý kiến của họ, tức chính cổ đông thiểu số sẽ có tiếng nói quyết định.
Vấn đề của Việt Nam hiện nay là chưa có số liệu nào nói rõ nhà đầu tư nước ngoài đang thật sự sở hữu bao nhiêu phần trăm trong các công ty cổ phần Việt Nam. Và điều quan trọng nhất là đã có ai giám sát hoạt động đầu tư của các quĩ đầu tư nhà nước của các quốc gia khác tại Việt Nam hay chưa?
Nếu chúng ta bàn đến chuyện mở “room” mà không thật sự biết tổng “room” cho phép của nền kinh tế đã được sử dụng đến mức nào thì biết phải dựa vào cái gì đây để ra quyết định?
Gia nhập WTO có nghĩa là phải đảm bảo quyền tự do đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng WTO không cấm chúng ta bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia bằng luật lệ và những chính sách không đi ngược lại nguyên tắc chung của WTO.”
Một số quĩ đầu tư nước ngoài đang kêu nhiều loại cổ phiếu blue-chip đã hết “room” (tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết) và đề xuất Chính phủ mở “room” để kéo VN-Index lên. Liệu đây có phải là giải pháp cuối cùng cho thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện nay?
Nơi đầy, nơi vơi
Vì sao chuyện mở “room” lại trở nên “hot” vào lúc này? Nhìn lại sàn Tp.HCM, số cổ phiếu được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng hết “room” (49%) chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Hầu hết là các cổ phiếu “thượng hạng” như GMD, REE, SAM, TMS, TDH, TYA, CII, GIL...
Theo các công ty chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài chỉ nhắm tới những công ty làm ăn hiệu quả, có chiến lược kinh doanh tốt và tính thanh khoản cao, vì thế khi “room” đã đầy thì họ đòi mở tiếp, và nếu “room” được mở thì họ cũng chỉ tìm đến những công ty này.
Một sự kiện hi hữu diễn ra tại sàn Tp.HCM đầu tuần này cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đang “khát” những cổ phiếu “chất lượng cao” là khi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán nhầm lẫn trong việc nâng số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài được phép mua của Ngân hàng Sacombank (STB) từ 30% lên 49%, nhà đầu tư nước ngoài đã ào ra mua với giá trần.
Ngay cả ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị của STB đang đi công tác ở Đài Loan cũng ngỡ ngàng, không hiểu vì sao cổ phiếu STB được ưu ái đến vậy.
Còn nhớ, cả một thời gian dài trước đó, giá cổ phiếu Ngân hàng STB và ACB cứ trôi “lềnh bềnh” chỉ vì thiếu vắng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (hai ngân hàng này đã bán đầy “room” trước khi lên sàn).
Các quĩ đầu tư nước ngoài cũng cho rằng mở “room” sẽ là một giải pháp tốt đối với thị trường. Đại diện VinaCapital khi trả lời báo giới nói họ hi vọng Chính phủ sẽ mở “room”, vì một số cổ phiếu blue-chip hiện giá đã giảm xuống mức hợp lý nhưng họ không thể mua được vì hết “room”.
Quĩ PXP Việt Nam cũng nhận định VN-Index cuối năm có thể đạt đến 1.200 điểm nếu Chính phủ cho phép mở “room” cùng với một số giải pháp khác.
“Gần đây, cũng có những thảo luận về việc xem xét nâng tỉ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài càng sớm càng tốt và chúng tôi ủng hộ quan điểm đó vì mục tiêu phát triển lâu dài của thị trường, chứ không phải là giải pháp đối phó với những diễn biến suy giảm trên thị trường”, PXP nhấn mạnh trong một báo cáo của mình về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mở như thế nào?
Một số nhà đầu tư theo xu hướng “đóng cửa” cho rằng duy trì tỉ lệ 49% hiện nay, Việt Nam vẫn có hai cái lợi.
Thứ nhất, Việt Nam tận dụng được nguồn vốn, công nghệ và tư vấn của nước ngoài trong khi nước ngoài vẫn có chân trong hội đồng quản trị, có đầy đủ quyền lợi tham gia tiến trình ra quyết định đến các doanh nghiệp.
Thứ hai, Nhà nước và nhà đầu tư trong nước vẫn còn quyền làm chủ, vẫn có quyền ra quyết định cuối cùng. Ở một hướng ngược lại, tăng “room” lên sẽ biến Việt Nam trở thành “người làm thuê” ngay trong chính doanh nghiệp của mình, vì doanh nghiệp Việt Nam qui mô còn nhỏ, nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần hé hầu bao là đã có thể “nuốt” trọn gần hết.
Trong những đề xuất của các nhà đầu tư cho rằng nên mở “room” để gia tăng sức cầu, kéo thị trường lên trong ngắn hạn, đã có những ý kiến đi vào phân tích nên mở “room” như thế nào thì hợp lý và đáp ứng được mục tiêu quản lý nhà nước an toàn cũng như tạo điều kiện phát triển thị trường.
Một chuyên gia tài chính phân tích: “Nếu chúng ta mở room lên 100% trong các lĩnh vực mà Nhà nước không hạn chế đầu tư, trước mắt sẽ có lợi cho khối doanh nghiệp cổ phần của tư nhân. Những doanh nghiệp này là tài sản của họ thì bán hay không là quyền của họ, thậm chí nếu bán giá tốt họ có thể đi đầu tư thêm vào lĩnh vực khác. Vậy thì việc gì chúng ta ngăn cản họ?”.
Chuyên gia này cũng cho rằng ở các doanh nghiệp nhà nước, cho dù tỉ lệ này được mở ra nhưng khi đó là những doanh nghiệp tốt, Nhà nước vẫn muốn nắm giữ cổ phần chi phối thì cứ... tiếp tục nắm giữ, nhà đầu tư nước ngoài có muốn mua cũng đành chịu vì chủ sở hữu không bán.
“Tất nhiên, việc Nhà nước nắm giữ tới mức nào và trong thời gian bao lâu cần phải phân tích kỹ lưỡng, vì Nhà nước cũng là một cổ đông và phải biết thoái đầu tư khi cần thiết để dành nguồn lực cho những dự án dân sinh cần thiết hơn”, ông phân tích.
“Không nên cứng nhắc với tỉ lệ sở hữu”
(Ông Trần Đắc Sinh, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM)
“Qui định về tỉ lệ góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được thực hiện theo lộ trình, đặc biệt theo một số cam kết về đầu tư của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong tình hình hiện nay, việc mở “room” được các nhà đầu tư nước ngoài nhắc đến nhiều có lẽ vì họ thấy cung vốn vẫn còn dồi dào nhưng cơ hội đầu tư đã khép bớt lại. Việc chúng ta đánh đồng tất cả doanh nghiệp niêm yết (trừ ngân hàng) đều bị chi phối bởi tỉ lệ 49% xét về mặt nào đó đúng là không công bằng, thậm chí còn có thể dẫn đến việc ngăn chặn cơ hội huy động vốn và công nghệ từ bên ngoài của khối doanh nghiệp tư nhân.
Vì thế, với những lĩnh vực không cần hạn chế thì chúng ta nên mở ra nhanh hơn và linh hoạt hơn, còn những lĩnh vực mà theo cam kết hội nhập có những hạn chế nhất định như phân phối, viễn thông, khai khoáng, tư vấn... thì chúng ta xử lý cách khác.
Ngoài ra, chúng ta đã có Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được xem là một trong những nhà đầu tư “nặng ký” của thị trường. SCIC cần sử dụng vai trò này để “mua vào bán ra” khi cần thiết thì sẽ rất tốt cho thị trường.
Tại một số diễn đàn trên mạng, các nhà đầu tư cũng đang lao vào tranh cãi “nảy lửa”: có nên mở room vào lúc này hay không? Bên ủng hộ thì cho rằng cần phải thực hiện nhanh để kéo VN-Index lên, cứu vãn thị trường. Bên phản đối lại nói làm như vậy chẳng khác nào tạo điều kiện cho nước ngoài “thôn tính” doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng bên nào chịu bên nào.”
“Nắm đến 51% cũng chẳng an toàn”
(TS. Nguyễn Vân Nam, Giám đốc Công ty Luật Nam Hùng)
“Tôi tin rằng không ai phản đối việc mở “room” cả, nhưng vấn đề là mở vào lúc nào thì phù hợp.
Thử nhìn vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay, có ngành công nghiệp hay dịch vụ nào được xem là đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh hay chưa. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ quá, nếu mở 100% thì các quĩ đầu tư nước ngoài chỉ cần hé mở hầu bao là đã có thể “nuốt” hết cả rồi.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa chúng ta lo ngại, cứ khư khư ôm giữ tỉ lệ 49% kia, mà Chính phủ phải ban hành những qui định hữu hiệu để bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò then chốt đối với nền kinh tế.
Bởi vì, ngay cả bây giờ, không phải ta cứ nắm 51% là an toàn, là có quyền quyết định toàn bộ mọi việc lớn nhỏ của doanh nghiệp. Theo qui định của Việt Nam và cũng là thông lệ quốc tế, các quyết định quan trọng của doanh nghiệp phải được 75% cổ đông biểu quyết thông qua.
Điều này có nghĩa nếu một nhà đầu tư nước ngoài sở hữu (hoặc đại diện sở hữu) cho 25,1%, thì mọi chủ trương kế hoạch đều phải dừng lại để đợi ý kiến của họ, tức chính cổ đông thiểu số sẽ có tiếng nói quyết định.
Vấn đề của Việt Nam hiện nay là chưa có số liệu nào nói rõ nhà đầu tư nước ngoài đang thật sự sở hữu bao nhiêu phần trăm trong các công ty cổ phần Việt Nam. Và điều quan trọng nhất là đã có ai giám sát hoạt động đầu tư của các quĩ đầu tư nhà nước của các quốc gia khác tại Việt Nam hay chưa?
Nếu chúng ta bàn đến chuyện mở “room” mà không thật sự biết tổng “room” cho phép của nền kinh tế đã được sử dụng đến mức nào thì biết phải dựa vào cái gì đây để ra quyết định?
Gia nhập WTO có nghĩa là phải đảm bảo quyền tự do đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng WTO không cấm chúng ta bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia bằng luật lệ và những chính sách không đi ngược lại nguyên tắc chung của WTO.”