Mốc hẹn lãi suất 15%: “Sẽ phải làm thôi!”
Ngày 16/7, mốc hẹn chuẩn bị rút lãi suất cho vay về tối đa 15%/năm đã qua, việc triển khai cụ thể bắt đầu
Ngày 16/7, mốc hẹn chuẩn bị rút lãi suất cho vay về tối đa 15%/năm đã qua, việc triển khai cụ thể bắt đầu…
“Hôm nay ngày 16/7/2012. Công ty chúng tôi đang vay tín dụng Ngân hàng… - Chi nhánh Thái Nguyên vẫn chưa đưa các khoản vay cũ về mốc 15% như vậy có đúng với quy định của Ngân hàng Nhà nước? Mức lãi suất hiện nay chúng tôi đang phải trả là 20,6%/năm”.
Trên đây là một trong những ý kiến của bạn đọc gửi về VnEconomy hôm nay, trong dòng chảy của sự kiện các ngân hàng thương mại thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, rút lãi suất đối với các khoản nợ cũ về tối đa 15%/năm.
Trước đó, ngày 7/7/2012, tại hội nghị ngành, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, đến 15/7 là thời gian để các tổ chức tín dụng chuẩn bị, sau đó Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh sẽ vào cuộc triển khai.
Tuần rồi, các ngân hàng quốc doanh lớn cũng đã chính thức công bố kế hoạch triển khai chỉ đạo trên. Còn khối cổ phần, hiện mới chỉ có duy nhất Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức thông tin một cách rộng rãi và chi tiết.
Trong cuộc gọi đầu giờ chiều nay, giám đốc một chi nhánh ngân hàng cổ phần cho biết hiện ông cũng chưa nhận được chỉ đạo cụ thể của hội sở, trong khi “điện thoại khách hàng thì réo rắt”. Ông có gọi điện cho một số khách hàng doanh nghiệp “ruột” cũng đang vay ở ngân hàng cổ phần khác xem “bên đó” họ làm như thế nào để tham khảo.
“Nói chung là hiện đang lúng túng chưa biết thế nào. Ngân hàng Nhà nước cần có một thông tư cụ thể, hướng dẫn các điều kiện, các đối tượng để thực hiện, phải là một văn bản pháp luật rõ ràng. Ngoài khối quốc doanh, hiện chưa thấy ngân hàng cổ phần nào công bố làm như thế nào. Cá nhân tôi thì cho rằng, trước mắt là tập trung cho 4 nhóm khách hàng doanh nghiệp đang áp trần lãi vay hiện nay; nhưng khoản vay cũ của họ trước khi có trần thì nay được rút về”, giám đốc chi nhánh trên nêu quan điểm.
Vừa rời cuộc họp giao ban lãnh đạo, tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần nhỏ tại Tp.HCM trả lời VnEconomy rằng, ngân hàng ông vừa thống nhất cơ bản hướng triển khai chủ trương trên.
“Có hai điểm để thực hiện ngay, ngoài yêu cầu chung tay hỗ trợ doanh nghiệp. Thứ nhất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo thì sẽ phải giảm thôi. Thứ hai, xu hướng giảm lãi suất đang thể hiện, mình không rút về như vậy thì không giữ chân và thu hút được khách hàng”, tổng giám đốc ngân hàng trên cho biết.
Theo đó, trước mắt ngân hàng này sẽ tập trung xem xét rút lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15%/năm đối với các khách hàng doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn, đang tổ chức sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn tốt. Sau đó sẽ tiếp tục xem xét mở rộng. Bởi lẽ, chi phí các khoản vay trung và dài hạn là cao hơn, hay với các khoản vay quá hạn chi phí còn cao hơn nữa vì ngân hàng phải trích lập dự phòng…
Sau cuộc trao đổi trên, giám đốc chi nhánh nói trên báo cho VnEconomy biết vừa nhận được công văn khẩn của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM. Công văn này đề ngày 11/7/2012 nhưng đến nay ông mới nhận được.
Công văn đưa ra một số yêu cầu đáng chú ý, việc giảm lãi suất về tối đa 15%/năm là một nội dung trong đó.
Cụ thể, công văn của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM nêu: các tổ chức tín dụng trên địa bàn “tích cực và chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với khách hàng vay để rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay, cho vay mới trả nợ cũ không nhằm che giấu nợ xấu. Đánh giá, rà soát dư nợ các khoản cho vay cũ, trên cơ sở khả năng tài chính, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất về mức tối đa là 15%/năm để giúp các doanh nghiệp và hộ dân vượt qua khó khăn, duy trì ổn định và từng bước phát triển sản xuất kinh doanh”.
Các tổ chức tín dụng định kỳ hàng tuần phải báo cáo cụ thể tình hình thực hiện những nội dung trên (cả việc cơ cấu lại nợ, cho vay 4 nhóm lĩnh vực ưu tiên).
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có Thông báo số 198/TB-NHNN về chỉ đạo của Thống đốc sau hội nghị sơ kết ngành 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm.
Như vậy, đến thời điểm này có thể bước đầu định hình: việc giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15%/năm được hiểu là trên cơ sở mỗi tổ chức tín dụng tự xem xét, cân đối khả năng tài chính của mình, chủ yếu là áp cho các doanh nghiệp và hộ dân sản xuất kinh doanh, chứ không phải áp cho toàn bộ các khoản vay cũ (dù có ngân hàng khẳng định là sẽ áp chung cho tất cả các khoản vay).
“Hôm nay ngày 16/7/2012. Công ty chúng tôi đang vay tín dụng Ngân hàng… - Chi nhánh Thái Nguyên vẫn chưa đưa các khoản vay cũ về mốc 15% như vậy có đúng với quy định của Ngân hàng Nhà nước? Mức lãi suất hiện nay chúng tôi đang phải trả là 20,6%/năm”.
Trên đây là một trong những ý kiến của bạn đọc gửi về VnEconomy hôm nay, trong dòng chảy của sự kiện các ngân hàng thương mại thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, rút lãi suất đối với các khoản nợ cũ về tối đa 15%/năm.
Trước đó, ngày 7/7/2012, tại hội nghị ngành, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, đến 15/7 là thời gian để các tổ chức tín dụng chuẩn bị, sau đó Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh sẽ vào cuộc triển khai.
Tuần rồi, các ngân hàng quốc doanh lớn cũng đã chính thức công bố kế hoạch triển khai chỉ đạo trên. Còn khối cổ phần, hiện mới chỉ có duy nhất Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức thông tin một cách rộng rãi và chi tiết.
Trong cuộc gọi đầu giờ chiều nay, giám đốc một chi nhánh ngân hàng cổ phần cho biết hiện ông cũng chưa nhận được chỉ đạo cụ thể của hội sở, trong khi “điện thoại khách hàng thì réo rắt”. Ông có gọi điện cho một số khách hàng doanh nghiệp “ruột” cũng đang vay ở ngân hàng cổ phần khác xem “bên đó” họ làm như thế nào để tham khảo.
“Nói chung là hiện đang lúng túng chưa biết thế nào. Ngân hàng Nhà nước cần có một thông tư cụ thể, hướng dẫn các điều kiện, các đối tượng để thực hiện, phải là một văn bản pháp luật rõ ràng. Ngoài khối quốc doanh, hiện chưa thấy ngân hàng cổ phần nào công bố làm như thế nào. Cá nhân tôi thì cho rằng, trước mắt là tập trung cho 4 nhóm khách hàng doanh nghiệp đang áp trần lãi vay hiện nay; nhưng khoản vay cũ của họ trước khi có trần thì nay được rút về”, giám đốc chi nhánh trên nêu quan điểm.
Vừa rời cuộc họp giao ban lãnh đạo, tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần nhỏ tại Tp.HCM trả lời VnEconomy rằng, ngân hàng ông vừa thống nhất cơ bản hướng triển khai chủ trương trên.
“Có hai điểm để thực hiện ngay, ngoài yêu cầu chung tay hỗ trợ doanh nghiệp. Thứ nhất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo thì sẽ phải giảm thôi. Thứ hai, xu hướng giảm lãi suất đang thể hiện, mình không rút về như vậy thì không giữ chân và thu hút được khách hàng”, tổng giám đốc ngân hàng trên cho biết.
Theo đó, trước mắt ngân hàng này sẽ tập trung xem xét rút lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15%/năm đối với các khách hàng doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn, đang tổ chức sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn tốt. Sau đó sẽ tiếp tục xem xét mở rộng. Bởi lẽ, chi phí các khoản vay trung và dài hạn là cao hơn, hay với các khoản vay quá hạn chi phí còn cao hơn nữa vì ngân hàng phải trích lập dự phòng…
Sau cuộc trao đổi trên, giám đốc chi nhánh nói trên báo cho VnEconomy biết vừa nhận được công văn khẩn của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM. Công văn này đề ngày 11/7/2012 nhưng đến nay ông mới nhận được.
Công văn đưa ra một số yêu cầu đáng chú ý, việc giảm lãi suất về tối đa 15%/năm là một nội dung trong đó.
Cụ thể, công văn của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM nêu: các tổ chức tín dụng trên địa bàn “tích cực và chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với khách hàng vay để rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay, cho vay mới trả nợ cũ không nhằm che giấu nợ xấu. Đánh giá, rà soát dư nợ các khoản cho vay cũ, trên cơ sở khả năng tài chính, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất về mức tối đa là 15%/năm để giúp các doanh nghiệp và hộ dân vượt qua khó khăn, duy trì ổn định và từng bước phát triển sản xuất kinh doanh”.
Các tổ chức tín dụng định kỳ hàng tuần phải báo cáo cụ thể tình hình thực hiện những nội dung trên (cả việc cơ cấu lại nợ, cho vay 4 nhóm lĩnh vực ưu tiên).
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có Thông báo số 198/TB-NHNN về chỉ đạo của Thống đốc sau hội nghị sơ kết ngành 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm.
Như vậy, đến thời điểm này có thể bước đầu định hình: việc giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15%/năm được hiểu là trên cơ sở mỗi tổ chức tín dụng tự xem xét, cân đối khả năng tài chính của mình, chủ yếu là áp cho các doanh nghiệp và hộ dân sản xuất kinh doanh, chứ không phải áp cho toàn bộ các khoản vay cũ (dù có ngân hàng khẳng định là sẽ áp chung cho tất cả các khoản vay).