“Môi giới bất động sản cần phải có trình độ đại học”
Thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), sáng 15/7
"Các nước thì môi giới bất động sản họ yêu cầu trình độ rất rõ ràng, ở
Việt Nam thì chúng tôi muốn phải trình độ đại học. Anh nào có khả năng
thì làm, để bảo vệ quyền lợi chủ đầu tư lẫn khách hàng, nhất là hiện nay
chúng ta đang phổ cập đại học. Phẩm chất đạo đức tin cậy mới bảo vệ
quyền lợi khách hàng được", Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nói tại phiên thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), sáng 15/7.
Có nhất thiết cấp chứng nhận môi giới hành nghề bất động sản hay không, khi có nhiều người môi giới bất động sản không được đào tạo gì nhưng họ lại làm rất tốt, là câu hỏi được Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt ra ngay từ đầu phiên thảo luận này.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định là rất cần thiết. Theo Bộ trưởng, nhiều nước quản rất chặt tổ chức, cá nhân tham gia làm môi giới bất động sản. Vì hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp không chỉ quyền lợi cá nhân khách hàng mà còn là cả chủ đầu tư .
Ở Úc, môi giới bất động sản phải là luật sư. Người ta làm toàn bộ thủ tục bảo đảm tất cả yêu cầu theo đúng luật pháp, bảo đảm quyền lợi người mua lẫn người bán. Vì người môi giới không ăn theo hai đầu mà trên tỷ lệ phần trăm số giao dịch thực hiện được, ông Dũng nói.
Tại Việt Nam, theo nhìn nhận của Bộ trưởng Dũng thì môi giới bất động sản diễn ra rất phổ biến nhưng chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến khi thị trường bất động sản nóng chỗ nào cũng có môi giới, chỉ chỏ.
Dân dựa vào môi giới, các nhà kinh doanh cũng thế nhưng không phải tất cả dựa vào môi giới đều thành công, có những trường hợp rất thiệt hại nhưng không được pháp luật bảo vệ, Bộ trưởng phát biểu.
Đồng tình là cần quản lý chặt hơn hoạt động môi giới bất động sản, Chủ nhiệm Phan Trung Lý nhận xét môi giới đúng nghĩa thì ít, mà "cò" bất động sản thì nhiều.
Ông Lý cho rằng dự thảo luật quy định phải có trình độ từ trung cấp trở lên mới được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản là chưa rõ. Vì phải tốt nghiệp trung cấp ngành nghề nào cụ thể chứ không thể cứ tốt nghiệp trung cấp là làm được.
Chủ nhiệm Lý cũng đồng ý với quan điểm của Ủy ban Kinh tế là nên để Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
Còn Bộ Xây dựng quản lý về chương trình đào tạo, giấy phép công nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản và kiểm tra, giám sát việc đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
Dự báo 10 năm nữa cũng sẽ vẫn còn đội quân "chỉ chỏ bất động sản", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng nếu môi giới chuyên nghiệp phát triển tạo được uy tín thì dần dần hết đất của "chỉ chỏ".
Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thêm một lần nhấn mạnh sự cần thiết quản chặt hơn hoạt động môi giới bất động sản.
"Bất động sản là sản phẩm phi tiêu chuẩn, không như hàng hóa thông thường, nguồn gốc khác nhau, vị trí khác nhau giá cả khác nhau cho nên rủi ro trong mua bán không nhiều, nhưng nếu xảy ra gây thiệt hại cho người mua và người bán rất lớn", Bộ trưởng lý giải.
Có nhất thiết cấp chứng nhận môi giới hành nghề bất động sản hay không, khi có nhiều người môi giới bất động sản không được đào tạo gì nhưng họ lại làm rất tốt, là câu hỏi được Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt ra ngay từ đầu phiên thảo luận này.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định là rất cần thiết. Theo Bộ trưởng, nhiều nước quản rất chặt tổ chức, cá nhân tham gia làm môi giới bất động sản. Vì hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp không chỉ quyền lợi cá nhân khách hàng mà còn là cả chủ đầu tư .
Ở Úc, môi giới bất động sản phải là luật sư. Người ta làm toàn bộ thủ tục bảo đảm tất cả yêu cầu theo đúng luật pháp, bảo đảm quyền lợi người mua lẫn người bán. Vì người môi giới không ăn theo hai đầu mà trên tỷ lệ phần trăm số giao dịch thực hiện được, ông Dũng nói.
Tại Việt Nam, theo nhìn nhận của Bộ trưởng Dũng thì môi giới bất động sản diễn ra rất phổ biến nhưng chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến khi thị trường bất động sản nóng chỗ nào cũng có môi giới, chỉ chỏ.
Dân dựa vào môi giới, các nhà kinh doanh cũng thế nhưng không phải tất cả dựa vào môi giới đều thành công, có những trường hợp rất thiệt hại nhưng không được pháp luật bảo vệ, Bộ trưởng phát biểu.
Đồng tình là cần quản lý chặt hơn hoạt động môi giới bất động sản, Chủ nhiệm Phan Trung Lý nhận xét môi giới đúng nghĩa thì ít, mà "cò" bất động sản thì nhiều.
Ông Lý cho rằng dự thảo luật quy định phải có trình độ từ trung cấp trở lên mới được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản là chưa rõ. Vì phải tốt nghiệp trung cấp ngành nghề nào cụ thể chứ không thể cứ tốt nghiệp trung cấp là làm được.
Chủ nhiệm Lý cũng đồng ý với quan điểm của Ủy ban Kinh tế là nên để Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
Còn Bộ Xây dựng quản lý về chương trình đào tạo, giấy phép công nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản và kiểm tra, giám sát việc đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
Dự báo 10 năm nữa cũng sẽ vẫn còn đội quân "chỉ chỏ bất động sản", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng nếu môi giới chuyên nghiệp phát triển tạo được uy tín thì dần dần hết đất của "chỉ chỏ".
Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thêm một lần nhấn mạnh sự cần thiết quản chặt hơn hoạt động môi giới bất động sản.
"Bất động sản là sản phẩm phi tiêu chuẩn, không như hàng hóa thông thường, nguồn gốc khác nhau, vị trí khác nhau giá cả khác nhau cho nên rủi ro trong mua bán không nhiều, nhưng nếu xảy ra gây thiệt hại cho người mua và người bán rất lớn", Bộ trưởng lý giải.