Mỗi ngày, 203 doanh nghiệp Việt giải thể, ngừng hoạt động
Số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động trong 6 tháng đã vượt 36.600, bình quân mỗi ngày 203 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố báo cáo phát triển doanh nghiệp 6 tháng đầu năm.
Cụ thể, trong tháng 6, số doanh nghiệp được thành lập mới là 9.761 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 78.299 tỷ đồng, giảm 2,6% về số doanh nghiệp và 22,6% về số vốn đăng ký so với tháng 5.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2016, cả nước có 54.501 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 427.762 tỷ đồng, tăng 20% về số doanh nghiệp và tăng 51,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2016 là 1.202.486 tỷ đồng, bao gồm vốn của doanh nghiệp thành lập mới là 427.762 tỷ đồng và vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 774.724 tỷ đồng.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 645,1 nghìn lao động, giảm 0,97% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể và tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm lên tới trên 36.600 doanh nghiệp. Trong đó, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 5.507 - tăng 17% so với cùng kỳ. 18.916 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không có thời hạn và 12.203 có thời hạn. Các doanh nghiệp này sẽ hoạt động kinh doanh trở lại sau khi kết thúc thời hạn tạm ngừng.
Như vậy, mỗi ngày có hơn 200 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể.
Như vậy, bình quân mỗi ngày có khoảng 203 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Kinh doanh nghiệp ngày càng khó khăn, số doanh nghiệp bị loại ra khỏi thị trường ngày càng tăng. Hầu hết doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động đều có quy mô vốn nhỏ dưới 10 tỷ đồng.
Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy có số doanh nghiệp ngừng hoạt động lớn nhất với tổng cộng gần 13.500 doanh nghiệp. Tiếp đó là các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú, ăn uống, bất động sản, khai khoáng cũng có số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng lên.
Đáng chú ý, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 14.902, tăng 75,2% so với cùng kỳ. Đây là con số hết sức khích lệ, cho thấy niềm tin của cộng đồng vào môi trường kinh doanh tiếp tục được củng cố.
Hầu hết các ngành, lĩnh vực hoạt động có xu hướng tăng về tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm 2015 như: Kinh doanh bất động sản đăng ký 1.354 doanh nghiệp (tăng 110,9%), y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đăng ký 243 doanh nghiệp (tăng 80%), hoạt động dịch vụ khác đăng ký 484 doanh nghiệp (tăng 41,1%), giáo dục đào tạo đăng ký 1.225 doanh nghiệp (tăng 40%),…
Thị trường bất động sản nóng, tăng trưởng mạnh, số vốn rót vào bất động sản cũng tăng 389% lên mức gần 108.000 tỷ đồng. Khai khoáng đăng ký 19.263 tỷ đồng, tăng 290,1%. Thông tin và truyền thông đăng ký 15.779 tỷ đồng tăng 276,6%...
Cụ thể, trong tháng 6, số doanh nghiệp được thành lập mới là 9.761 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 78.299 tỷ đồng, giảm 2,6% về số doanh nghiệp và 22,6% về số vốn đăng ký so với tháng 5.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2016, cả nước có 54.501 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 427.762 tỷ đồng, tăng 20% về số doanh nghiệp và tăng 51,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2016 là 1.202.486 tỷ đồng, bao gồm vốn của doanh nghiệp thành lập mới là 427.762 tỷ đồng và vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 774.724 tỷ đồng.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 645,1 nghìn lao động, giảm 0,97% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể và tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm lên tới trên 36.600 doanh nghiệp. Trong đó, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 5.507 - tăng 17% so với cùng kỳ. 18.916 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không có thời hạn và 12.203 có thời hạn. Các doanh nghiệp này sẽ hoạt động kinh doanh trở lại sau khi kết thúc thời hạn tạm ngừng.
Như vậy, mỗi ngày có hơn 200 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể.
Như vậy, bình quân mỗi ngày có khoảng 203 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Kinh doanh nghiệp ngày càng khó khăn, số doanh nghiệp bị loại ra khỏi thị trường ngày càng tăng. Hầu hết doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động đều có quy mô vốn nhỏ dưới 10 tỷ đồng.
Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy có số doanh nghiệp ngừng hoạt động lớn nhất với tổng cộng gần 13.500 doanh nghiệp. Tiếp đó là các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú, ăn uống, bất động sản, khai khoáng cũng có số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng lên.
Đáng chú ý, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 14.902, tăng 75,2% so với cùng kỳ. Đây là con số hết sức khích lệ, cho thấy niềm tin của cộng đồng vào môi trường kinh doanh tiếp tục được củng cố.
Hầu hết các ngành, lĩnh vực hoạt động có xu hướng tăng về tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm 2015 như: Kinh doanh bất động sản đăng ký 1.354 doanh nghiệp (tăng 110,9%), y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đăng ký 243 doanh nghiệp (tăng 80%), hoạt động dịch vụ khác đăng ký 484 doanh nghiệp (tăng 41,1%), giáo dục đào tạo đăng ký 1.225 doanh nghiệp (tăng 40%),…
Thị trường bất động sản nóng, tăng trưởng mạnh, số vốn rót vào bất động sản cũng tăng 389% lên mức gần 108.000 tỷ đồng. Khai khoáng đăng ký 19.263 tỷ đồng, tăng 290,1%. Thông tin và truyền thông đăng ký 15.779 tỷ đồng tăng 276,6%...