Mỗi tháng Ấn Độ có thêm một tỷ phú đô la
Theo Forbes, từ năm 2010, cứ mỗi tháng Ấn Độ lại có thêm một tỷ phú đô la
Bất cứ ai từng tới Ấn Độ cũng đều chứng kiến cảnh nghèo khổ xuất hiện nhiều nơi. Thủ đô Mumbai là nơi có những khu ổ chuột lớn nhất thế giới. Thu nhập đầu người của nước này cũng thuộc hàng thấp nhất trong số các nền kinh tế mới nổi lớn một phần vì dân số 1,2 tỷ người. Tuy nhiên, từ năm 2010, cứ mỗi tháng nước này lại sản sinh một tỷ phú đô la.
Theo số liệu từ Forbes, từ 2005 đến 2010, số lượng tỷ phú của Ấn Độ tăng từ 36 lên 55. Trong 6 năm tiếp đó, nước này có thêm 46 tỷ phú đô la, tương đương 8 người mới mỗi năm.
Năm 2016, nhóm 1% người giàu nhất của Ấn Độ ghi nhận xu hướng tăng do ăn nên làm ra nhờ công nghệ và cổ phiếu.
"Năm ngoái, thống kê cho thấy cứ mỗi 33 ngày lại có một tỷ phú Ấn Độ mới ra đời”, Fakhri Ahmadov, giám đốc điều hành của hãng tư vấn tài sản Anh Ahmadoff & Company, cho biết.
“Chúng tôi luôn cho rằng tài sản tư nhân của nước này nằm trong tay lớp giàu “cũ” chứ không phải các doanh nhân tự thân mới nổi. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu lại cho thấy doanh nhân tự thân nắm giữ tới 65% tổng tài sản của tỷ phú nước này. Và tỷ lệ này duy trì ổn định từ năm 2010”, ông này cho biết.
Chính sách xóa đói giảm nghèo cũng tạo ra nhiều cơ hội cho giới doanh nhân, những người hiểu rõ nhu cầu của xã hội và am hiểu về kinh doanh trong từng bối cảnh kinh tế. Trong 7 năm qua, ngành chăm sóc sức khỏe và dược phẩm đóng góp thêm 10 tỷ phú Ấn Độ vào danh sách của Forbes, ông Ahmadov cho biết trong một báo cáo.
Theo Forbes, giới giàu Ấn Độ bùng nổ nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh, đặc biệt trong ngành bán lẻ hàng tiêu dùng, và sự đóng góp của các gia đình tỷ phú.
Sự tham gia ngày càng sâu rộng của hệ thống ngân hàng cùng với nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng cũng tạo cơ hội cho kinh tế tăng trưởng mạnh. Năm ngoái, giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp Ấn Độ có xu hướng tăng, giúp họ có thêm vốn để tái đầu tư.
Tỷ phú giàu nhất Ấn Độ, Mukesh Ambani, nổi tiếng với “cung điện” khổng lồ tại Mumbai mang Antila có diện tích gần 37.000m2. Ambani hiện sở hữu tài sản ròng 23,2 tỷ USD, chủ yếu nhờ dầu mỏ và khí gas.
Ambani đã có mặt trong danh sách tỷ phú của Forbes từ năm 2005, khi đó Ấn Độ chỉ có 12 tỷ phú. Tuy nhiên, từ 2005 đến 2016, kinh tế nước này tăng trưởng tới 170%, trong khi kinh tế toàn cầu chỉ tăng 30%.
Forbes nhận định, trong vài thập kỷ tới, tài sản của các gia đình tỷ phú Ấn Độ (ước tính khoảng 65 tỷ USD) sẽ được chia nhỏ ra cho các thành viên”.
Theo số liệu từ Forbes, từ 2005 đến 2010, số lượng tỷ phú của Ấn Độ tăng từ 36 lên 55. Trong 6 năm tiếp đó, nước này có thêm 46 tỷ phú đô la, tương đương 8 người mới mỗi năm.
Năm 2016, nhóm 1% người giàu nhất của Ấn Độ ghi nhận xu hướng tăng do ăn nên làm ra nhờ công nghệ và cổ phiếu.
"Năm ngoái, thống kê cho thấy cứ mỗi 33 ngày lại có một tỷ phú Ấn Độ mới ra đời”, Fakhri Ahmadov, giám đốc điều hành của hãng tư vấn tài sản Anh Ahmadoff & Company, cho biết.
“Chúng tôi luôn cho rằng tài sản tư nhân của nước này nằm trong tay lớp giàu “cũ” chứ không phải các doanh nhân tự thân mới nổi. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu lại cho thấy doanh nhân tự thân nắm giữ tới 65% tổng tài sản của tỷ phú nước này. Và tỷ lệ này duy trì ổn định từ năm 2010”, ông này cho biết.
Chính sách xóa đói giảm nghèo cũng tạo ra nhiều cơ hội cho giới doanh nhân, những người hiểu rõ nhu cầu của xã hội và am hiểu về kinh doanh trong từng bối cảnh kinh tế. Trong 7 năm qua, ngành chăm sóc sức khỏe và dược phẩm đóng góp thêm 10 tỷ phú Ấn Độ vào danh sách của Forbes, ông Ahmadov cho biết trong một báo cáo.
Theo Forbes, giới giàu Ấn Độ bùng nổ nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh, đặc biệt trong ngành bán lẻ hàng tiêu dùng, và sự đóng góp của các gia đình tỷ phú.
Sự tham gia ngày càng sâu rộng của hệ thống ngân hàng cùng với nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng cũng tạo cơ hội cho kinh tế tăng trưởng mạnh. Năm ngoái, giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp Ấn Độ có xu hướng tăng, giúp họ có thêm vốn để tái đầu tư.
Tỷ phú giàu nhất Ấn Độ, Mukesh Ambani, nổi tiếng với “cung điện” khổng lồ tại Mumbai mang Antila có diện tích gần 37.000m2. Ambani hiện sở hữu tài sản ròng 23,2 tỷ USD, chủ yếu nhờ dầu mỏ và khí gas.
Ambani đã có mặt trong danh sách tỷ phú của Forbes từ năm 2005, khi đó Ấn Độ chỉ có 12 tỷ phú. Tuy nhiên, từ 2005 đến 2016, kinh tế nước này tăng trưởng tới 170%, trong khi kinh tế toàn cầu chỉ tăng 30%.
Forbes nhận định, trong vài thập kỷ tới, tài sản của các gia đình tỷ phú Ấn Độ (ước tính khoảng 65 tỷ USD) sẽ được chia nhỏ ra cho các thành viên”.