Bất chấp đổi tiền, Ấn Độ vẫn tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Dù giảm như dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ vẫn là “mơ ước” của các nền kinh tế lớn
Ấn Độ vẫn giữ được ngôi vị nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, bất chấp những xáo trộn lớn sau quyết định đổi tiền gây sốc hồi cuối năm ngoái của Thủ tướng Narendra Modi.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu do cơ quan thống kê liên bang Ấn Độ công bố ngày 28/2 cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ tăng trưởng 7% trong quý 4/2016, so với mức 7,4% trong quý 3, và cao hơn so với mức dự báo tăng 6,4% mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Ngoài ra, mức tăng này cũng cao hơn so với mức tăng 6,8% mà kinh tế Trung Quốc đạt được trong quý 4/2016.
Cơ quan thống kê liên bang Ấn Độ giữ mức dự báo tăng trưởng cho năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2017 là 7,1%.
Những số liệu tăng trưởng của Ấn Độ khiến giới chuyên gia kinh tế ngạc nhiên. Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế Ấn Độ đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ quyết định mà Thủ tướng Modi đưa ra vào tháng 11 năm ngoái về thay thế hai đồng tiền có mệnh giá lớn nhất là 500 Rupee và 1.000 Rupee. Cuộc đổi tiền này rút 86% số tiền giấy ở Ấn Độ khỏi lưu thông trong thời gian gần như chỉ sau một đêm.
“Có lẽ con số này chưa cho thấy ảnh hưởng của đợt đổi tiền”, Giám đốc đầu tư Aneesh Srivastava thuộc IDBI Federal Life Insurance nhận định. “Tôi thực sự sửng sốt khi thấy con số này… Tôi cho rằng, ảnh hưởng của đổi tiền sẽ được thể hiện ở những con số GDP sắp tới”, ông Srivastava nói.
Mục tiêu mà Thủ tướng Modi đưa ra cho việc đổi tiền là chống tham nhũng và đưa lượng tài sản ước tính lên tới nhiều tỷ USD nằm trong két sắt của các gia đình vào các hoạt động kinh tế. Song song với việc hủy bỏ hai đồng tiền cũ, Ấn Độ đưa vào lưu thông hai đồng 500 Rupee và 2.000 Rupee mới.
Kể từ khi đắc cử vào năm 2014, ông Modi đã cam kết sẽ mạnh tay với dòng tiền “ngầm” trong nền kinh tế. Theo ước tính của công ty đầu tư Ambit, nền kinh tế “ngầm” chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ.
Việc đổi tiền đã gây náo loạn ở Ấn Độ trong nhiều tuần liên tiếp. Người dân nước này phải xếp hàng dài trước các ngân hàng để chờ đổi tiền, trong khi các hoạt động kinh tế bị đảo lộn.
Giới phân tích vẫn cho rằng đổi tiền sẽ khiến tăng trưởng GDP của Ấn Độ giảm ít nhất một điểm phần trăm trong vòng hai quý. Tuy nhiên, dù giảm như dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ vẫn là “mơ ước” của các nền kinh tế lớn.
Theo số liệu điều chỉnh do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/2, nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 1,9% trong quý 4/2016 và tăng 1,6% trong cả năm 2016, mức thấp nhất trong 5 năm.
Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới là Trung Quốc tăng 6,7% trong năm 2016, chậm nhất kể từ năm 1990.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu do cơ quan thống kê liên bang Ấn Độ công bố ngày 28/2 cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ tăng trưởng 7% trong quý 4/2016, so với mức 7,4% trong quý 3, và cao hơn so với mức dự báo tăng 6,4% mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Ngoài ra, mức tăng này cũng cao hơn so với mức tăng 6,8% mà kinh tế Trung Quốc đạt được trong quý 4/2016.
Cơ quan thống kê liên bang Ấn Độ giữ mức dự báo tăng trưởng cho năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2017 là 7,1%.
Những số liệu tăng trưởng của Ấn Độ khiến giới chuyên gia kinh tế ngạc nhiên. Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế Ấn Độ đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ quyết định mà Thủ tướng Modi đưa ra vào tháng 11 năm ngoái về thay thế hai đồng tiền có mệnh giá lớn nhất là 500 Rupee và 1.000 Rupee. Cuộc đổi tiền này rút 86% số tiền giấy ở Ấn Độ khỏi lưu thông trong thời gian gần như chỉ sau một đêm.
“Có lẽ con số này chưa cho thấy ảnh hưởng của đợt đổi tiền”, Giám đốc đầu tư Aneesh Srivastava thuộc IDBI Federal Life Insurance nhận định. “Tôi thực sự sửng sốt khi thấy con số này… Tôi cho rằng, ảnh hưởng của đổi tiền sẽ được thể hiện ở những con số GDP sắp tới”, ông Srivastava nói.
Mục tiêu mà Thủ tướng Modi đưa ra cho việc đổi tiền là chống tham nhũng và đưa lượng tài sản ước tính lên tới nhiều tỷ USD nằm trong két sắt của các gia đình vào các hoạt động kinh tế. Song song với việc hủy bỏ hai đồng tiền cũ, Ấn Độ đưa vào lưu thông hai đồng 500 Rupee và 2.000 Rupee mới.
Kể từ khi đắc cử vào năm 2014, ông Modi đã cam kết sẽ mạnh tay với dòng tiền “ngầm” trong nền kinh tế. Theo ước tính của công ty đầu tư Ambit, nền kinh tế “ngầm” chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ.
Việc đổi tiền đã gây náo loạn ở Ấn Độ trong nhiều tuần liên tiếp. Người dân nước này phải xếp hàng dài trước các ngân hàng để chờ đổi tiền, trong khi các hoạt động kinh tế bị đảo lộn.
Giới phân tích vẫn cho rằng đổi tiền sẽ khiến tăng trưởng GDP của Ấn Độ giảm ít nhất một điểm phần trăm trong vòng hai quý. Tuy nhiên, dù giảm như dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ vẫn là “mơ ước” của các nền kinh tế lớn.
Theo số liệu điều chỉnh do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/2, nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 1,9% trong quý 4/2016 và tăng 1,6% trong cả năm 2016, mức thấp nhất trong 5 năm.
Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới là Trung Quốc tăng 6,7% trong năm 2016, chậm nhất kể từ năm 1990.