Moody “dọa” hạ tín nhiệm nợ xứ Bồ
Moody có nhiều khả năng sẽ hạ bậc tín nhiệm nợ của Bồ Đào Nha, do thâm hụt ngân sách của quốc gia này đang ở mức cao
Moody có nhiều khả năng sẽ hạ bậc tín nhiệm nợ của Bồ Đào Nha, do thâm hụt ngân sách của quốc gia này đang ở mức cao, trong khi quá trình hồi phục kinh tế quá yếu ớt.
Theo Reuters, đây là tín hiệu mới nhất cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đang lan rộng sang các quốc gia thành viên khác thuộc khu vực sử dụng đồng Euro.
Moody cho biết có khả năng trong 3 tháng tới, công ty này sẽ đánh tụt mức tín nhiệm nợ Aa2 của Bồ Đào Nha xuống 1 hoặc 2 bậc.
Sở dĩ công ty này đưa ra tuyên bố trên, là bởi “tình hình tài chính công suy giảm gần đây cũng như những thách thức tăng trưởng kinh tế dài hạn của Bồ Đào Nha”, đặc biệt là do sức cạnh tranh thấp.
Hôm 5/5, nỗi lo lắng về khủng hoảng nợ công tại châu Âu tiếp tục làm các thị trường chứng khoán thế giới chao đảo. Tại New York, chỉ số S&P 500 giảm 0,7%, xuống mức 1.165,87 điểm.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 59,94 điểm, tương đương 0,6%, xuống còn 10.866,83 điểm. Hai ngày giao dịch vừa qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm tới 284 điểm.
Chỉ số Nasdaq hạ 21,96 điểm, tương đương 0,91%, xuống mức 2.402,29 điểm.
Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán 23 nước phát triển giảm 1,2% và làm vuột mất những cố gắng tăng điểm từ đầu năm đến nay.
Ở châu Âu, chỉ số FTSE của Anh giảm 1,3%, chỉ số DAX của Đức giảm 0,8%. Chỉ số CAC-40 của Pháp giảm 1,4%, chỉ số chính của Hy Lạp giảm 3,9%. Chỉ số PSI 20 của Bồ Đào Nha giảm 1,5%, còn chỉ số chính của chứng khoán Tây Ban Nha giảm 2,2%.
“Nỗi lo về tín dụng đang giữ vai trò chủ đạo trên thị trường. Hiện người ta vẫn lo lắng về Hy Lạp và liệu gói cứu trợ có đủ sức ngăn cản cuộc khủng hoảng lan sang Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha hay không”, Mark Bronzo, chuyên gia quản lý quỹ tại Security Global Investors, nhận định.
Trong khi đó, cùng ngày 5/5, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ tiếp tục cho các ngân hàng vay tiền không hạn chế, và chấp nhận trái phiếu chính phủ của Hy Lạp làm đảm bảo mà không xét đến xếp hạng tín dụng.
ECB cho biết, động thái trên được đưa ra khi Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã sắp xếp kế hoạch chi 146 tỷ USD để cứu Hy Lạp, với kỳ vọng sẽ giúp nước này thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Theo Reuters, đây là tín hiệu mới nhất cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đang lan rộng sang các quốc gia thành viên khác thuộc khu vực sử dụng đồng Euro.
Moody cho biết có khả năng trong 3 tháng tới, công ty này sẽ đánh tụt mức tín nhiệm nợ Aa2 của Bồ Đào Nha xuống 1 hoặc 2 bậc.
Sở dĩ công ty này đưa ra tuyên bố trên, là bởi “tình hình tài chính công suy giảm gần đây cũng như những thách thức tăng trưởng kinh tế dài hạn của Bồ Đào Nha”, đặc biệt là do sức cạnh tranh thấp.
Hôm 5/5, nỗi lo lắng về khủng hoảng nợ công tại châu Âu tiếp tục làm các thị trường chứng khoán thế giới chao đảo. Tại New York, chỉ số S&P 500 giảm 0,7%, xuống mức 1.165,87 điểm.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 59,94 điểm, tương đương 0,6%, xuống còn 10.866,83 điểm. Hai ngày giao dịch vừa qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm tới 284 điểm.
Chỉ số Nasdaq hạ 21,96 điểm, tương đương 0,91%, xuống mức 2.402,29 điểm.
Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán 23 nước phát triển giảm 1,2% và làm vuột mất những cố gắng tăng điểm từ đầu năm đến nay.
Ở châu Âu, chỉ số FTSE của Anh giảm 1,3%, chỉ số DAX của Đức giảm 0,8%. Chỉ số CAC-40 của Pháp giảm 1,4%, chỉ số chính của Hy Lạp giảm 3,9%. Chỉ số PSI 20 của Bồ Đào Nha giảm 1,5%, còn chỉ số chính của chứng khoán Tây Ban Nha giảm 2,2%.
“Nỗi lo về tín dụng đang giữ vai trò chủ đạo trên thị trường. Hiện người ta vẫn lo lắng về Hy Lạp và liệu gói cứu trợ có đủ sức ngăn cản cuộc khủng hoảng lan sang Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha hay không”, Mark Bronzo, chuyên gia quản lý quỹ tại Security Global Investors, nhận định.
Trong khi đó, cùng ngày 5/5, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ tiếp tục cho các ngân hàng vay tiền không hạn chế, và chấp nhận trái phiếu chính phủ của Hy Lạp làm đảm bảo mà không xét đến xếp hạng tín dụng.
ECB cho biết, động thái trên được đưa ra khi Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã sắp xếp kế hoạch chi 146 tỷ USD để cứu Hy Lạp, với kỳ vọng sẽ giúp nước này thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.