Một loạt nhận định đáng ngại về kinh tế thế giới
Các nền kinh tế mới nổi đang đối mặt với nguy cơ tăng trưởng nóng, còn kinh tế Mỹ thì phục hồi chậm chạp
Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, các nền kinh tế mới nổi đang đối mặt với nguy cơ tăng trưởng nóng, trong khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng, sự phục hồi hiện nay của kinh tế nước này là u ám.
Báo Wall Street Journal dẫn nhận định mới nhất từ bản mới nhất của báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Prospects) của WB cho hay, các quốc gia đang phát triển cần xác định lại trọng tâm cho nền kinh tế để tránh những tác hại của lạm phát.
Ông Andrew Burn, người dẫn đầu nhóm tác giả thực hiện báo cáo trên cho rằng, sau khi vượt qua giai đoạn chống khủng hoảng, các nền kinh tế mới nổi “cần hướng tới một lập trường chính sách cân bằng hơn trong chính sách tài khóa và tiền tệ, đồng thời phải quay trở lại với chính sách tài khóa trước khi khủng hoảng nổ ra”.
WB khuyến nghị, tại một vài trong số những nền kinh tế mới nổi lớn nhất như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil - những nước hiện đã đạt tới giới hạn công suất - các nhà chức trách cần đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất, cắt giảm chi tiêu công, và thậm chí cần tăng giá đồng nội tệ.
“Nhiều nền kinh tế đang phát triển đang hoạt động quá công suất và đối mặt nguy cơ tăng trưởng quá nóng, nhất là ở khu vực châu Á và Mỹ Latin. Chính sách tiền tệ đã có phản ứng trước tình hình này, nhưng chính sách tiền tệ cần phải đóng vai trò tích cực hơn trong việc kiểm soát lạm phát”, ông Hans Timmer, Giám đốc bộ phận nghiên cứu triển vọng phát triển của WB, nói.
Chuyên gia kinh tế trưởng của WB Justin Yifu thì cảnh báo rằng, việc giá dầu và lương thực vốn dĩ đã cao tiếp tục tăng lên có thể cản trở đáng kể sự tăng trưởng kinh tế và tác động tiêu cực tới tầng lớp nghèo.
Theo định chế này, rủi ro lớn nhất cho viễn cảnh tăng trưởng toàn cầu hiện nay là khả năng giá lương thực và dầu lửa còn tăng cao thêm, cũng như tình trạng nợ nần và thâm hụt ngân sách ở các nước giàu. Trong khi đó, bất ổn chính trị ở Trung Đông và thảm họa động đất mới đây ở Nhật chỉ bị WB cho là có tác động khiêm tốn tới tăng trưởng toàn cầu.
WB dự báo, tăng trưởng GDP toàn cầu năm nay sẽ đạt 3,2%, giảm nhẹ so với báo cáo hồi tháng 1, so với mức tăng 3,8% đạt được trong năm 2010. Mức dự báo tăng trưởng dành cho các nước thu nhập cao là 2,2%, giảm từ mức dự báo trước 2,4%. Các nền kinh tế đang phát triển được dự báo sẽ tăng trưởng 6,3%, từ mức 6%.
Cũng trong ngày 7/6, Chủ tịch FED Ben Bernanke khiến giới đầu tư toàn cầu thất vọng thêm, khi đưa ra nhận định rằng nền kinh tế Mỹ đang phục hồi chậm chạp.
Trong bài phát biểu tại Atlanta trước Hiệp hội Ngân hàng Mỹ, ông Bernanke nói: “Nền kinh tế Mỹ đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính và nhà đất tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái, nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức, từ ảnh hưởng của thảm họa động đất ở Nhật tới những áp lực đến từ giá hàng hóa toàn cầu”, ông Bernanke nói.
Nhận định này của ông Bernanke được đưa ra trong bối cảnh FED đang phải đương đầu với những tình huống chính sách khó khăn. FED đã hạ lãi suất về mức thấp kỷ lục và chi 2 nghìn tỷ USD để mua nợ nhằm kích thích kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, tăng trưởng vẫn diễn ra chậm chạm, mà lạm phát thì lại tăng lên, khiến FED lâm vào tình trạng “hết đạn” vì không thể giảm thêm lãi suất và cũng rất khó chi thêm tiền cho nới lỏng định lượng sau khi gói QE2 kết thúc vào cuối tháng này.
Trong bài phát biểu lần này, ông Bernanke không đưa ra tín hiệu nào cho thấy FED sẽ có thêm biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế.
Ở một bài trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal, một quan chức cao cấp khác của FED là Charles Evans - Chủ tịch FED tại Chicago - dự báo, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 3-3,25% trong năm nay, và 3,5-3,75% trong năm sau, so với mức tăng 4% ông đưa ra trong lần dự báo trước.
Trong khi đó, báo cáo của WB chỉ dành cho kinh tế Mỹ mức dự báo tăng trưởng 2,6% trong năm 2011, so với mức tăng 2,8% đạt được trong năm ngoái. WB cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng dưới mức 3% cho tới ít nhất năm 2013.
Kinh tế khu vực Eurozone được WB dự báo tăng 1,7% trong năm nay và 1,8% trong năm 2012. Kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ chỉ tăng 0,1% trong năm 2011, giảm mạnh so với mức tăng ước tính 4% đạt được trong năm 2010.
Báo Wall Street Journal dẫn nhận định mới nhất từ bản mới nhất của báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Prospects) của WB cho hay, các quốc gia đang phát triển cần xác định lại trọng tâm cho nền kinh tế để tránh những tác hại của lạm phát.
Ông Andrew Burn, người dẫn đầu nhóm tác giả thực hiện báo cáo trên cho rằng, sau khi vượt qua giai đoạn chống khủng hoảng, các nền kinh tế mới nổi “cần hướng tới một lập trường chính sách cân bằng hơn trong chính sách tài khóa và tiền tệ, đồng thời phải quay trở lại với chính sách tài khóa trước khi khủng hoảng nổ ra”.
WB khuyến nghị, tại một vài trong số những nền kinh tế mới nổi lớn nhất như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil - những nước hiện đã đạt tới giới hạn công suất - các nhà chức trách cần đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất, cắt giảm chi tiêu công, và thậm chí cần tăng giá đồng nội tệ.
“Nhiều nền kinh tế đang phát triển đang hoạt động quá công suất và đối mặt nguy cơ tăng trưởng quá nóng, nhất là ở khu vực châu Á và Mỹ Latin. Chính sách tiền tệ đã có phản ứng trước tình hình này, nhưng chính sách tiền tệ cần phải đóng vai trò tích cực hơn trong việc kiểm soát lạm phát”, ông Hans Timmer, Giám đốc bộ phận nghiên cứu triển vọng phát triển của WB, nói.
Chuyên gia kinh tế trưởng của WB Justin Yifu thì cảnh báo rằng, việc giá dầu và lương thực vốn dĩ đã cao tiếp tục tăng lên có thể cản trở đáng kể sự tăng trưởng kinh tế và tác động tiêu cực tới tầng lớp nghèo.
Theo định chế này, rủi ro lớn nhất cho viễn cảnh tăng trưởng toàn cầu hiện nay là khả năng giá lương thực và dầu lửa còn tăng cao thêm, cũng như tình trạng nợ nần và thâm hụt ngân sách ở các nước giàu. Trong khi đó, bất ổn chính trị ở Trung Đông và thảm họa động đất mới đây ở Nhật chỉ bị WB cho là có tác động khiêm tốn tới tăng trưởng toàn cầu.
WB dự báo, tăng trưởng GDP toàn cầu năm nay sẽ đạt 3,2%, giảm nhẹ so với báo cáo hồi tháng 1, so với mức tăng 3,8% đạt được trong năm 2010. Mức dự báo tăng trưởng dành cho các nước thu nhập cao là 2,2%, giảm từ mức dự báo trước 2,4%. Các nền kinh tế đang phát triển được dự báo sẽ tăng trưởng 6,3%, từ mức 6%.
Cũng trong ngày 7/6, Chủ tịch FED Ben Bernanke khiến giới đầu tư toàn cầu thất vọng thêm, khi đưa ra nhận định rằng nền kinh tế Mỹ đang phục hồi chậm chạp.
Trong bài phát biểu tại Atlanta trước Hiệp hội Ngân hàng Mỹ, ông Bernanke nói: “Nền kinh tế Mỹ đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính và nhà đất tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái, nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức, từ ảnh hưởng của thảm họa động đất ở Nhật tới những áp lực đến từ giá hàng hóa toàn cầu”, ông Bernanke nói.
Nhận định này của ông Bernanke được đưa ra trong bối cảnh FED đang phải đương đầu với những tình huống chính sách khó khăn. FED đã hạ lãi suất về mức thấp kỷ lục và chi 2 nghìn tỷ USD để mua nợ nhằm kích thích kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, tăng trưởng vẫn diễn ra chậm chạm, mà lạm phát thì lại tăng lên, khiến FED lâm vào tình trạng “hết đạn” vì không thể giảm thêm lãi suất và cũng rất khó chi thêm tiền cho nới lỏng định lượng sau khi gói QE2 kết thúc vào cuối tháng này.
Trong bài phát biểu lần này, ông Bernanke không đưa ra tín hiệu nào cho thấy FED sẽ có thêm biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế.
Ở một bài trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal, một quan chức cao cấp khác của FED là Charles Evans - Chủ tịch FED tại Chicago - dự báo, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 3-3,25% trong năm nay, và 3,5-3,75% trong năm sau, so với mức tăng 4% ông đưa ra trong lần dự báo trước.
Trong khi đó, báo cáo của WB chỉ dành cho kinh tế Mỹ mức dự báo tăng trưởng 2,6% trong năm 2011, so với mức tăng 2,8% đạt được trong năm ngoái. WB cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng dưới mức 3% cho tới ít nhất năm 2013.
Kinh tế khu vực Eurozone được WB dự báo tăng 1,7% trong năm nay và 1,8% trong năm 2012. Kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ chỉ tăng 0,1% trong năm 2011, giảm mạnh so với mức tăng ước tính 4% đạt được trong năm 2010.