Một mình Apple chiếm gần hết lợi nhuận smartphone
Trong khi đó, thị phần smartphone của hãng này chỉ chiếm chưa đầy 20% toàn ngành
Theo tờ Wall Street Journal, hiện có khoảng gần 1.000 công ty sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) trên thế giới, nhưng chỉ riêng một mình hãng Apple đã chiếm gần như toàn bộ lợi nhuận ngành này.
Quá chênh lệch
Tờ báo trên dẫn số liệu từ công ty nghiên cứu Canaccord Genuity cho biết, Apple chiếm 92% tổng lợi nhuận hoạt động của 8 hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong quý 1 năm nay, từ mức 65% cùng kỳ năm ngoái. Samsung chiếm 15%.
Tính chung, Apple và Samsung chiếm hơn 100% lợi nhuận của ngành sản xuất smartphone vì các nhà sản xuất khác chỉ hòa hoặc thậm chí là thua lỗ.
Những diễn biến vào tuần trước cho thấy cán cân tài chính chênh lệch của ngành smartphone. Apple đang đề nghị các nhà cung cấp sản xuất một lượng lớn kỷ lục mẫu mới điện thoại iPhone. Trong khi đó, Samsung đưa ra dự báo lợi nhuận gây thất vọng. Hãng HTC của Đài Loan báo cáo thua lỗ, còn tập đoàn Microsoft ghi giảm (write-down) 80% giá trị của mảng smartphone mua lại từ Nokia vào năm ngoái.
Điều đáng nói là Apple chiếm gần hết lợi nhuận của ngành smartphone trong khi chỉ chiếm thị phần chưa đầy 20%. Điều này cho thấy Apple có khả năng đưa ra mức giá cao hơn nhiều so với các đối thủ.
Các hãng cạnh tranh với Apple chủ yếu sử dụng hệ điều hành Android của Google nên khó tạo ra sự khác biệt, buộc nhiều hãng phải cạnh tranh chủ yếu bằng cách giảm giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó, các hãng như Samsung và HTC đã mắc phải một số sai lầm trong những năm gần đây.
Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu Strategy Analytics, mức giá trung bình toàn cầu của một chiếc iPhone trong năm ngoái là 624 USD, so với mức 185 USD của điện thoại chạy hệ điều hành Android.
Còn trong quý 1 năm nay, doanh số iPhone tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái, và giá bán trung bình cũng tăng thêm 60 USD, lên mức 659 USD.
Con tạo xoay vần
Theo giới chuyên gia, nhiều nhà sản xuất smartphone Android đang mắc kẹt giữa một bên là những sản phẩm cao cấp của Apple, một bên là những sản phẩm giá rẻ của các hãng như Xiaomi của Trung Quốc.
Ngay cả Samsung, hãng một thời đã thành công với chiến lược sản xuất smartphone ở mọi cấp độ giá, cũng đang gặp khó trong một lĩnh vực đã có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuần trước, Samsung nói hãng dự kiến lợi nhuận giảm quý thứ 7 liên tiếp trong quý 2 vừa qua.
Có vẻ như hãng điện tử Hàn Quốc này đã ước lượng sai về nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm mới của hãng, đặt hàng sản xuất quá nhiều chiếc Galaxy S6, trong khi lại không có đủ mẫu điện thoại màn hình cong để bán.
Những kết quả này cho thấy sự dịch chuyển chóng vánh về vận may trong ngành smartphone, lĩnh vực mà Apple tạo cú đột phá với chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007. Vào thời điểm đó, hãng Nokia của Phần Lan chiếm khoảng 2/3 tổng lợi nhuận toàn ngành smartphone.
Đến cuối thập niên, Apple và BlackBerry gia nhập cùng Nokia vào top đầu. Đến năm 2012, Apple và Samsung chiếm tỷ lệ lợi nhuận khoảng 50-50. Còn giờ đây, Apple đã chiếm tỷ lệ áp đảo hoàn toàn.
Quá chênh lệch
Tờ báo trên dẫn số liệu từ công ty nghiên cứu Canaccord Genuity cho biết, Apple chiếm 92% tổng lợi nhuận hoạt động của 8 hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong quý 1 năm nay, từ mức 65% cùng kỳ năm ngoái. Samsung chiếm 15%.
Tính chung, Apple và Samsung chiếm hơn 100% lợi nhuận của ngành sản xuất smartphone vì các nhà sản xuất khác chỉ hòa hoặc thậm chí là thua lỗ.
Những diễn biến vào tuần trước cho thấy cán cân tài chính chênh lệch của ngành smartphone. Apple đang đề nghị các nhà cung cấp sản xuất một lượng lớn kỷ lục mẫu mới điện thoại iPhone. Trong khi đó, Samsung đưa ra dự báo lợi nhuận gây thất vọng. Hãng HTC của Đài Loan báo cáo thua lỗ, còn tập đoàn Microsoft ghi giảm (write-down) 80% giá trị của mảng smartphone mua lại từ Nokia vào năm ngoái.
Điều đáng nói là Apple chiếm gần hết lợi nhuận của ngành smartphone trong khi chỉ chiếm thị phần chưa đầy 20%. Điều này cho thấy Apple có khả năng đưa ra mức giá cao hơn nhiều so với các đối thủ.
Các hãng cạnh tranh với Apple chủ yếu sử dụng hệ điều hành Android của Google nên khó tạo ra sự khác biệt, buộc nhiều hãng phải cạnh tranh chủ yếu bằng cách giảm giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó, các hãng như Samsung và HTC đã mắc phải một số sai lầm trong những năm gần đây.
Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu Strategy Analytics, mức giá trung bình toàn cầu của một chiếc iPhone trong năm ngoái là 624 USD, so với mức 185 USD của điện thoại chạy hệ điều hành Android.
Còn trong quý 1 năm nay, doanh số iPhone tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái, và giá bán trung bình cũng tăng thêm 60 USD, lên mức 659 USD.
Con tạo xoay vần
Theo giới chuyên gia, nhiều nhà sản xuất smartphone Android đang mắc kẹt giữa một bên là những sản phẩm cao cấp của Apple, một bên là những sản phẩm giá rẻ của các hãng như Xiaomi của Trung Quốc.
Ngay cả Samsung, hãng một thời đã thành công với chiến lược sản xuất smartphone ở mọi cấp độ giá, cũng đang gặp khó trong một lĩnh vực đã có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuần trước, Samsung nói hãng dự kiến lợi nhuận giảm quý thứ 7 liên tiếp trong quý 2 vừa qua.
Có vẻ như hãng điện tử Hàn Quốc này đã ước lượng sai về nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm mới của hãng, đặt hàng sản xuất quá nhiều chiếc Galaxy S6, trong khi lại không có đủ mẫu điện thoại màn hình cong để bán.
Những kết quả này cho thấy sự dịch chuyển chóng vánh về vận may trong ngành smartphone, lĩnh vực mà Apple tạo cú đột phá với chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007. Vào thời điểm đó, hãng Nokia của Phần Lan chiếm khoảng 2/3 tổng lợi nhuận toàn ngành smartphone.
Đến cuối thập niên, Apple và BlackBerry gia nhập cùng Nokia vào top đầu. Đến năm 2012, Apple và Samsung chiếm tỷ lệ lợi nhuận khoảng 50-50. Còn giờ đây, Apple đã chiếm tỷ lệ áp đảo hoàn toàn.