“Một phút tính nhẩm được 30 ngành hàng bị làm giả”
Hiện nay cứ 7 vụ phát hiện hàng giả thì chỉ có 1 vụ bị khởi tố
“Để một phút phát hiện hàng thật thì khó nhưng cũng thời gian trên để tính nhẩm các cơ quan chức năng có thể chỉ ra tới 30 ngành hàng bị làm giả”, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Lê Thế Bảo nói tại Hội thảo về chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, diễn ra ngày 25/5.
Cứ 7 vụ phát hiện thì chỉ có 1 vụ khởi tố
Theo ông Hoàng Văn Trực - Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng (Bộ Công an), hiện nay tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống, gây nên nhiều vấn đề bức xúc. Mặc dù đã có những hiệu quả mang lại trong công tác đấu tranh, tuy nhiên mức độ chưa cao, chưa toàn diện chưa vững chắc và chưa triệt để.
Ông Trực cũng nhấn mạnh thêm, hiện nay cứ 7 vụ phát hiện hàng giả thì chỉ có 1 vụ bị khởi tố. Để khởi tố điều tra truy tố là cực kỳ khó khăn. Có quá nhiều văn bản hướng dẫn nhưng lại chồng chéo, nên khi muốn khởi tố phải trích dẫn rất nhiều văn bản.
Cùng chia sẻ về tình trạng hàng giả tràn lan, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Lê Thế Bảo cho biết, để một phút phát hiện hàng thật thì khó nhưng cũng thời gian trên để tính nhẩm các cơ quan chức năng có thể chỉ ra tới 30 ngành hàng bị làm giả.
“Tình hình hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra hết sức nghiêm trọng. Nếu nói có nhiều vấn đề đặt ra về vi phạm pháp luật, văn bản pháp luật không đồng bộ, chồng chéo lên nhau là hoàn toàn chuẩn xác. Doanh nghiệp cần phải xây dựng và bảo vệ thương hiệu thì đất nước mới phát triển được”, ông Bảo nhấn mạnh.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Tín, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, cho biết, trong năm 2015, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra trên 38.000 vụ, phát hiện trên 25.000 vụ vi phạm, xử phạt trên 68 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm trên 536 tỷ đồng.
Theo ông Tín, tuy đạt được những kết quả quan trọng nhưng nhìn chung công tác phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là chưa đáp ứng được mong muốn của các nhà sản xuất, kinh doanh hợp pháp và người tiêu dùng.
Kết quả xử lý chưa phản ánh hết thực tế vi phạm trên thị trường, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và khó khăn, ông Tín nói.
Doanh nghiệp cũng cần tự bảo vệ mình
Chia sẻ về những nguyên nhân khiến công tác chống hàng giả, gian lận thương mại chưa đạt kết quả cao, ông Tín cho hay, một số doanh nghiệp, chủ thể bị xâm phạm chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình với cộng đồng. Ý thức cộng đồng về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế. Nguồn lực kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực của quản lý thị trường phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn hạn chế.
Đồng quan điểm, các đơn vị trong phòng chống hàng giả, gian lận thương mại cũng cho rằng, ngoài việc phối hợp yếu, thiếu nhất quán, vấn đề hạn chế lớn nhất là chính tư duy các doanh nghiệp sợ hàng giả ảnh hưởng đến chính mình.
“Có doanh nghiệp chúng tôi báo có hàng giả dịp gần Tết nhưng lại xin chúng tôi đừng để tên sản phẩm của họ. Doanh nghiệp chấp nhận sống chung với hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thì trước mắt là người tiêu dùng chịu thiệt, sau đó là họ chịu ảnh hưởng. Đã tuyên chiến với hàng giả, phải mạnh tay, không thể vì lợi ích của doanh nghiệp để làm đất sống cho đối tượng làm giả được”, một đại diện Ban chỉ đạo 389 cho biết.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, để chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng vi vi phạm sở hữu trí tuệ, thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các địa phương - đóng vai trò quyết định.
Bên cạnh đó, cần làm rõ vai trò doanh nghiệp trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm.
“Cần phải quan tâm xem doanh nghiệp đã ý thức và đầu tư đúng mức độ vào công tác chống hàng giả, quyền xâm phạm sở hữu trí tuệ hay chưa? Doanh nghiệp đã đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác chống hàng giả? Sự phối hợp với các đơn vị thực thi đã thực sự hiệu quả? Đó là những vấn đề cần bàn tới”, Thứ trưởng Hải nói.
Đại diện cơ quan công an, ông Hoàng Văn Trực cũng nhấn mạnh, đối với các doanh nghiệp, hãy chủ động tự bảo vệ mình, bằng cách khai báo, để các cơ quan nắm được về các loại hàng hóa của doanh nghiệp bị các đơn vị khác giả nhãn hiệu, thương hiệu.
Còn đại diện Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu thì cho rằng, các doanh nghiệp cần phối hợp với các đơn vị thực thi chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Đồng thời, cần phải ủng hộ các lực lượng thực thi trong vấn đề này.
“Cuộc đấu tranh này nếu không có lực lượng quản lý thị trường thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hàng giả sẽ tràn vào gấp mấy lần hiện nay. Tuy nhiên, các lực lượng thực thi cần chống cho được hiện tượng tiêu cực. Hiệp hội mong rằng các lực lượng thực thi cần trao lòng tin cho doanh nghiệp thì cuộc đấu tranh này nhất định sẽ thắng lợi”, ông Bảo nhấn mạnh.
Cứ 7 vụ phát hiện thì chỉ có 1 vụ khởi tố
Theo ông Hoàng Văn Trực - Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng (Bộ Công an), hiện nay tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống, gây nên nhiều vấn đề bức xúc. Mặc dù đã có những hiệu quả mang lại trong công tác đấu tranh, tuy nhiên mức độ chưa cao, chưa toàn diện chưa vững chắc và chưa triệt để.
Ông Trực cũng nhấn mạnh thêm, hiện nay cứ 7 vụ phát hiện hàng giả thì chỉ có 1 vụ bị khởi tố. Để khởi tố điều tra truy tố là cực kỳ khó khăn. Có quá nhiều văn bản hướng dẫn nhưng lại chồng chéo, nên khi muốn khởi tố phải trích dẫn rất nhiều văn bản.
Cùng chia sẻ về tình trạng hàng giả tràn lan, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Lê Thế Bảo cho biết, để một phút phát hiện hàng thật thì khó nhưng cũng thời gian trên để tính nhẩm các cơ quan chức năng có thể chỉ ra tới 30 ngành hàng bị làm giả.
“Tình hình hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra hết sức nghiêm trọng. Nếu nói có nhiều vấn đề đặt ra về vi phạm pháp luật, văn bản pháp luật không đồng bộ, chồng chéo lên nhau là hoàn toàn chuẩn xác. Doanh nghiệp cần phải xây dựng và bảo vệ thương hiệu thì đất nước mới phát triển được”, ông Bảo nhấn mạnh.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Tín, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, cho biết, trong năm 2015, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra trên 38.000 vụ, phát hiện trên 25.000 vụ vi phạm, xử phạt trên 68 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm trên 536 tỷ đồng.
Theo ông Tín, tuy đạt được những kết quả quan trọng nhưng nhìn chung công tác phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là chưa đáp ứng được mong muốn của các nhà sản xuất, kinh doanh hợp pháp và người tiêu dùng.
Kết quả xử lý chưa phản ánh hết thực tế vi phạm trên thị trường, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và khó khăn, ông Tín nói.
Doanh nghiệp cũng cần tự bảo vệ mình
Chia sẻ về những nguyên nhân khiến công tác chống hàng giả, gian lận thương mại chưa đạt kết quả cao, ông Tín cho hay, một số doanh nghiệp, chủ thể bị xâm phạm chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình với cộng đồng. Ý thức cộng đồng về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế. Nguồn lực kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực của quản lý thị trường phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn hạn chế.
Đồng quan điểm, các đơn vị trong phòng chống hàng giả, gian lận thương mại cũng cho rằng, ngoài việc phối hợp yếu, thiếu nhất quán, vấn đề hạn chế lớn nhất là chính tư duy các doanh nghiệp sợ hàng giả ảnh hưởng đến chính mình.
“Có doanh nghiệp chúng tôi báo có hàng giả dịp gần Tết nhưng lại xin chúng tôi đừng để tên sản phẩm của họ. Doanh nghiệp chấp nhận sống chung với hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thì trước mắt là người tiêu dùng chịu thiệt, sau đó là họ chịu ảnh hưởng. Đã tuyên chiến với hàng giả, phải mạnh tay, không thể vì lợi ích của doanh nghiệp để làm đất sống cho đối tượng làm giả được”, một đại diện Ban chỉ đạo 389 cho biết.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, để chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng vi vi phạm sở hữu trí tuệ, thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các địa phương - đóng vai trò quyết định.
Bên cạnh đó, cần làm rõ vai trò doanh nghiệp trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm.
“Cần phải quan tâm xem doanh nghiệp đã ý thức và đầu tư đúng mức độ vào công tác chống hàng giả, quyền xâm phạm sở hữu trí tuệ hay chưa? Doanh nghiệp đã đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác chống hàng giả? Sự phối hợp với các đơn vị thực thi đã thực sự hiệu quả? Đó là những vấn đề cần bàn tới”, Thứ trưởng Hải nói.
Đại diện cơ quan công an, ông Hoàng Văn Trực cũng nhấn mạnh, đối với các doanh nghiệp, hãy chủ động tự bảo vệ mình, bằng cách khai báo, để các cơ quan nắm được về các loại hàng hóa của doanh nghiệp bị các đơn vị khác giả nhãn hiệu, thương hiệu.
Còn đại diện Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu thì cho rằng, các doanh nghiệp cần phối hợp với các đơn vị thực thi chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Đồng thời, cần phải ủng hộ các lực lượng thực thi trong vấn đề này.
“Cuộc đấu tranh này nếu không có lực lượng quản lý thị trường thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hàng giả sẽ tràn vào gấp mấy lần hiện nay. Tuy nhiên, các lực lượng thực thi cần chống cho được hiện tượng tiêu cực. Hiệp hội mong rằng các lực lượng thực thi cần trao lòng tin cho doanh nghiệp thì cuộc đấu tranh này nhất định sẽ thắng lợi”, ông Bảo nhấn mạnh.