Mua điện của mình để bán cho mình
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang xúc tiến cho sự ra đời của Công ty Mua bán điện (EPTC)
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang xúc tiến cho sự ra đời của Công ty Mua bán điện (EPTC).
Theo mô hình được EVN đề xuất tới các cổ đông tiềm năng là những tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước mới đây, EPTC sẽ vẫn là doanh nghiệp nhà nước 100%.
Các doanh nghiệp Nhà nước ngoài EVN như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than – Khoáng sản, Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy... chiếm 49% vốn điều lệ của EPTC và 51% còn lại do EVN nắm giữ (được đóng góp bởi công ty mẹ - EVN; các công ty điện lực 1, 2 và 3; một số công ty sản xuất điện của EVN đã cổ phần).
Theo ông Phạm Mạnh Thắng, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, mô hình EPTC với các cổ đông như đề xuất của EVN có hình thức sở hữu không rõ ràng. Các cổ đông ngoài EVN khi đó vừa là người sản xuất điện, nhưng cũng đồng thời là người mua điện do mình sản xuất ra và lại bán điện cho chính mình.
“Với hình thức này, vấn đề quyền lợi của các cổ đông, chia sẻ rủi ro, quản lý chi phí sẽ không rõ ràng. Việc giám sát chi phí của các cổ đông có sản xuất điện, của công ty mua bán điện, của những doanh nghiệp tiêu dùng điện khó rành mạch, bởi bản thân mỗi doanh nghiệp đều đóng nhiều vai khác nhau trong dây chuyền sản xuất - tiêu thụ điện và đều có quyền lợi riêng ở từng khâu”, ông Thắng nói.
Mô hình EPTC dự tính trên không có đại diện người tiêu dùng và đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, nên người tiêu dùng cụ thể không có cơ hội được hưởng lợi thông qua giá điện được tính đúng, tính đủ trên thị trường phát điện cạnh tranh thực sự.
Bên cạnh đó, giá điện vẫn đang được Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết tới biểu giá bán lẻ và khả năng tự do hoá giá bán lẻ chắc không dễ thực hiện tới trước năm 2015. Vì vậy, mức lợi nhuận sau thuế là 5% trên vốn điều lệ của EPTC có thể chỉ là “tưởng tượng” khi đầu vào luôn có chiều hướng gia tăng trong khi đầu ra vẫn bị giám sát.
Theo mô hình được EVN đề xuất tới các cổ đông tiềm năng là những tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước mới đây, EPTC sẽ vẫn là doanh nghiệp nhà nước 100%.
Các doanh nghiệp Nhà nước ngoài EVN như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than – Khoáng sản, Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy... chiếm 49% vốn điều lệ của EPTC và 51% còn lại do EVN nắm giữ (được đóng góp bởi công ty mẹ - EVN; các công ty điện lực 1, 2 và 3; một số công ty sản xuất điện của EVN đã cổ phần).
Theo ông Phạm Mạnh Thắng, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, mô hình EPTC với các cổ đông như đề xuất của EVN có hình thức sở hữu không rõ ràng. Các cổ đông ngoài EVN khi đó vừa là người sản xuất điện, nhưng cũng đồng thời là người mua điện do mình sản xuất ra và lại bán điện cho chính mình.
“Với hình thức này, vấn đề quyền lợi của các cổ đông, chia sẻ rủi ro, quản lý chi phí sẽ không rõ ràng. Việc giám sát chi phí của các cổ đông có sản xuất điện, của công ty mua bán điện, của những doanh nghiệp tiêu dùng điện khó rành mạch, bởi bản thân mỗi doanh nghiệp đều đóng nhiều vai khác nhau trong dây chuyền sản xuất - tiêu thụ điện và đều có quyền lợi riêng ở từng khâu”, ông Thắng nói.
Mô hình EPTC dự tính trên không có đại diện người tiêu dùng và đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, nên người tiêu dùng cụ thể không có cơ hội được hưởng lợi thông qua giá điện được tính đúng, tính đủ trên thị trường phát điện cạnh tranh thực sự.
Bên cạnh đó, giá điện vẫn đang được Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết tới biểu giá bán lẻ và khả năng tự do hoá giá bán lẻ chắc không dễ thực hiện tới trước năm 2015. Vì vậy, mức lợi nhuận sau thuế là 5% trên vốn điều lệ của EPTC có thể chỉ là “tưởng tượng” khi đầu vào luôn có chiều hướng gia tăng trong khi đầu ra vẫn bị giám sát.