01:05 28/04/2019

Mùa hè: trẻ đi bơi cần lưu ý những gì?

An Nhiên

Vào mùa hè nhiều cha mẹ thường cho trẻ đi bơi, bởi vì đây là môn thể thao đặc biệt tốt với sự phát triển các cơ, xương khớp của trẻ nhỏ; đồng thời cũng giảm béo phì, kích thích trẻ ăn ngon miệng. Tuy nhiên, vào những ngày nắng nóng cực điểm cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tránh những nguy cơ tiềm ẩn khi cho trẻ đi bơi như cảm nắng, hay tai nạn…

Dưới đây là những lưu ý quan trọng cha mẹ cần ghi nhớ trước khi cho trẻ đi bơi:
Mùa hè: trẻ đi bơi cần lưu ý những gì? - Ảnh 1.
Chuẩn bị đồ dùng thiết yếuPhụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ các loại vật dụng cần thiết cho trẻ như: Mũ bơi, kính bơi, khăn bông, quần áo bơi, phao bơi (với trẻ chưa biết bơi) và đặc biệt không quên kem chống nắng (chọn loại phù hợp dành cho trẻ nhỏ)...Luôn khởi động trước khi bơiTrước khi xuống bơi, cần cho trẻ khởi động các động tác đơn giản để tránh các rủi ro như bị chuột rút hoặc đuối sức trong khi bơi. Ngoài ra, thời gian sáng sớm nếu nước còn quá lạnh, trẻ cần phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước, tránh nhiễm lạnh.Không nên cho trẻ đi bơi khi vừa ăn no hoặc khi đang đói vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ hoặc gặp nhiều vấn đề khác trong quá trình bơi. Tốt nhất chỉ nên cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.Đề phòng cảm nắngTuyệt đối không để trẻ bơi vào buổi trưa (11 giờ trưa đến 3 giờ chiều), dưới trời nắng gắt vì khi đó nhiệt độ cơ thể của trẻ đang cao, mồ hôi ra nhiều, nếu gặp nước sẽ rất dễ cảm nắng. Thay vào đó, nên cho trẻ bơi vào thời điểm đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, sẽ rất có lợi và an toàn cho sức khỏe của trẻ. Không nên cho trẻ ngâm mình dưới nước quá lâu, thời gian bơi mỗi buổi chỉ nên khoảng từ 30-45 phút.Khi trẻ mới bơi xong, choàng ngay khăn cho trẻ để tránh gió và tắm kỹ bằng nước sạch để tránh bị nhiễm bẩn từ nước hồ bơi và lau khô người cho trẻ.
Mùa hè: trẻ đi bơi cần lưu ý những gì? - Ảnh 2.
Nguy cơ đau mắtVì trong môi trường nước, đặc biệt là nước tại các hồ bơi không đạt chuẩn, có chứa nhiều chất tẩy rửa và tạp chất sẽ gây tổn thương đến mắt của trẻ. Do đó, tốt nhất khi cho trẻ bơi, bố mẹ nên trang bị kính bơi để bảo vệ mắt. Khi lên bờ phải dùng nước muối sinh lý làm sạch mắt cho trẻ.Bệnh về daKhi trẻ tắm thường xuyên trong nguồn nước không đảm bảo an toàn cũng có nguy cơ lây truyền các bệnh về da như mẩn ngứa, nấm, lang ben... Để hạn chế điều này, phụ huynh cần tắm sạch sẽ trước và sau khi bơi cho trẻ.Trường hợp bị ngứa ngáy khó chịu có thể dùng một số loại kem bôi ngoài da chống ngứa hoặc kem chống nắng cho trẻ.Viêm taiKhi đi bơi, trẻ rất hay bị nước vào tai gây ù tai, đau tai, thậm chí là viêm tai. Trong trường hợp trẻ bị nước vào tai nhiều, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ lên bờ, nghiêng tai cho nước chảy ra ngoài hết rồi lấy bông tăm thấm hút sạch ngay.Viêm nhiễm qua đường miệngVi khuẩn có trong hồ bơi có thể thông qua khoang miệng xâm nhập vào hệ hô hấp và hệ tiêu hoá gây viêm nhiễm. Đặc biệt, khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, trẻ sẽ càng dễ bị viêm nhiễm; hoặc khi khoang miệng có vết thương hở, bé sẽ dễ bị sưng lợi, lở loét khoang miệng hơn.Vì vậy, ngay lập tức nên cho trẻ dùng nước sạch hoặc nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. Điều này giúp kịp thời loại bỏ các vi khuẩn còn đang lưu lại trên bề mặt khoang miệng, tránh không để các vi khuẩn này xâm nhập sâu hơn, gây viêm nhiễm. Lưu ý không cho trẻ ăn uống bất kì thứ gì trước khi súc miệng.Để bảo đảm sức khỏe cho trẻ khi đi bơi phụ huynh cần lưu ý nên cho trẻ đi khám bác sỹ để quyết định trẻ có thể tham gia bơi lội không.Chọn bể bơi an toànNên cho trẻ bơi ở những hồ bơi phù hợp với lứa tuổi. Chú ý cho trẻ tiếp xúc dần với nước hồ bơi. Nên chọn những bể bơi có công tác khử trùng tốt, nước trong xanh, lượng người tham gia bơi vừa phải, nước không quá nặng mùi khử trùng.Trong những ngày nhiệt độ lên cao, nên cho trẻ bơi ở những bể bơi có mái che hoặc không bị quá hắt nắng sẽ giúp trẻ tránh bị cảm nắng.Tuyệt đối không rời mắt khỏi conNgoài những lưu ý đã nhắc ở trên, bố mẹ cũng đừng quên tập trung quan sát khi trẻ đang bơi, tuyệt đối không rời mắt khỏi con dù chỉ một phút để tránh những trường hợp tai nạn đáng tiếc khi trẻ bị chuột rút, đuối nước…
Mùa hè: trẻ đi bơi cần lưu ý những gì? - Ảnh 3.
Không được sơ suất khi bắt đầu xuống nướcCha mẹ cần dạy cho con mình một quy trình mà bắt buộc trẻ phải thực hiện khi bước xuống hồ bơi chẳng hạn như mặc đồ bơi hay bôi kem chống nắng. Việc đó sẽ dạy cho con bạn rằng hồ bơi không phải đơn giản là nơi có thể nhảy xuống bất cứ lúc nào. Trong thực tế, đã ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ gặp tai nạn khi không tuân thủ những quy định tối thiểu khi xuống hồ bơi. Việc mặc những quần áo bơi không phù hợp hoặc đồ bơi có nhiều phụ kiện như nút có thể khiến bé bị vướng vào nắp cống thoát nước trong hồ bơi gây thương tích hoặc đuối nước.Trẻ không được tự ý xuống hồ bơiHãy nhắc nhở con của bạn rằng, trẻ phải được bạn đồng ý trước khi bước xuống hồ bơi. Việc này sẽ tạo ra một rào cản bổ sung cho trẻ khi muốn xuống hồ bơi và trẻ sẽ hiểu rằng, muốn xuống hồ bơi thì cần phải được sự cho phép của người lớn và không bao giờ được chơi đùa dưới nước một mình khi không có sự giám sát của người lớn bên cạnh.Không bao giờ sử dụng các thiết bị nổi như phao tayTrong khi áo phao được thiết kế để cứu một đứa trẻ khỏi bị đuối nước và luôn được ưu tiên mặc xuống nước thì các dụng cụ như phao tay có thể trượt ra khỏi tay của trẻ. Việc sử dụng phao tay có thể tạo ra một cảm giác an toàn sai lầm khi cho trẻ xuống nước. Loại áo phao được chấp nhận khi bơi phải đủ chặt để nó không trượt qua đầu, và dây đai và khóa phải được gắn chặt. Bên cạnh cho trẻ mặc áo phao, hãy dạy trẻ cách định vị, bơi đến bờ hồ và trèo lên tường hồ bơi từ các bậc thang hay lối thoát.Không nên đeo kính trong suốt thời gian dưới hồ bơiViệc đeo kính khi bơi có thể giúp trẻ thoải mái hơn khi nước không thể vào mắt. Tuy nhiên, hãy dạy cho trẻ cách mở mắt dưới nước phòng khi rơi vào tình huống nguy hiểm thì trẻ có thể mở mắt ra nhìn thấy lối ra và ra khỏi hồ bơi một cách an toàn.Hãy cho bé học bơiĐừng hoảng hốt khi thấy con của bạn ngụp xuống nước ở hồ bơi và gây cho trẻ cảm giác sợ hãi. Đối với trẻ em, việc trẻ ngụp xuống nước để tắm và chơi đùa là một điều thú vị giúp kích thích sự thoải mái và gần gũi của trẻ với nước. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học bơi chuyên nghiệp có chuyên gia hướng dẫn. Đề phòng trường hợp khẩn cấp, các bậc phụ huynh cũng nên tham gia các khóa học về sự an toàn khi bơi cũng như các kỹ thuật hồi sức tim phổi như CPR. CPR là một trong những kỹ thuật phổ biến để sơ cứu cho các trường hợp tai nạn dưới nước hay ngạt thở. Khi việc chờ đợi các nhân viên y tế quá lâu, kỹ thuật CPR của bản thân bạn có thể cứu sống trẻ hoặc giảm nguy cơ chấn thương.