Mục tiêu lợi nhuận 2015: Ngân hàng nào bạo nhất?
Vẫn là những bước đi thận trọng, nhưng không thiếu ngân hàng mạnh bạo với mục tiêu kiếm tiền trong năm nay
Phải đến cuối quý 1/2015 các ngân hàng thương mại mới bước vào mùa đại hội đồng cổ đông, để hoạch định và thông qua các chỉ tiêu chính cho năm kinh doanh mới. Nhưng lúc này, một số thành viên đã công bố các trù tính.
Năm 2014 đã trôi qua với nhiều sắc thái trong kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Có nỗ lực vươn lên, có sự ổn định cân bằng, có đà trượt nối tiếp và cũng có một vài cú bứt phá đáng kể.
Ở khối ngân hàng thương mại nhà nước, năm qua nổi lên là hiện tượng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao; Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) khá ổn định và chắc chắn ở quy mô trích lập dự phòng; Ngân hàng Công thương (VietinBank) tiếp tục trượt nhẹ ở kết quả lợi nhuận nhưng nợ xấu công bố rất thấp…
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, sự sóng đôi giữa Ngân hàng Quân đội (MB) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã rất sát, nhưng cả hai vẫn chưa thể bứt phá, thậm chí dự kiến trượt nhẹ lợi nhuận như tại MB; Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đang nỗ lực trở lại, song vẫn còn rất xa so với năng lực tạo lãi trong quá khứ; Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) cũng chưa thể trở lại…
Về tổng thể, nhìn chung 2014 là năm khả quan hơn cả của các nhà băng kể từ sau năm 2011. Và họ đang hướng đến năm 2015, bước đầu với tinh thần lạc quan hơn.
Ít nhất, với các dự tính bước đầu, những chỉ tiêu kế hoạch đặt ra đều không kém hơn năm cũ, dù năm nay có không ít thách thức.
Báo cáo tổng kết nhiều thành viên đều có chung nhận định: kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục chuyển biến, thậm chí khởi sắc (như nhận định của BIDV), hoạt động kinh doanh có cơ để kỳ vọng tốt hơn.
Nhưng với riêng ngạch ngân hàng, áp lực thực hiện đầy đủ Thông tư 09 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Thông tư 36 về các giới hạn và tỷ lệ an toàn mới vẫn là nổi bật nhất.
Ở hướng thận trọng, MB - đầu tàu lợi nhuận khối cổ phần những năm gần đây - gần như không đặt chỉ tiêu tăng trưởng lãi. Năm 2014, ước tính MB chỉ đạt khoảng 3.003 tỷ đồng, thấp hơn chỉ tiêu 3.100 tỷ đồng đưa ra đầu năm và thấp hơn mức 3.022 tỷ đồng năm 2013. Các chỉ tiêu khác dự kiến tăng trưởng khá cao, như tín dụng có thể tới 17%; nợ xấu xác định kiểm soát dưới 3%, sau khi đã giảm được từ trên 3% ở một số thời điểm năm qua xuống còn 2,73%.
“Ông lớn” Vietcombank cũng khiêm tốn ở mục tiêu lợi nhuận 2015, khi xác định khoảng 6.000 tỷ đồng trước thuế so với mức 5.680 tỷ đồng đạt được năm qua.
Mạnh bạo nhất, theo thông tin công bố đến thời điểm này, là BIDV. 2015, ngân hàng này dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng trưởng không thấp hơn 20%. Cũng lưu ý rằng, trong ba năm trở lại đây, tăng trưởng lợi nhuận cỡ 20% là “mơ ước” của rất nhiều ngân hàng thương mại.
Với BIDV, sự mạnh bạo này được đưa ra sau khi đã có một năm bứt phá 2014. Thực tế, với 6.065 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, họ đã tạo được tốc độ tăng trưởng 20% năm qua. Năm tới, với nhận định “nền kinh tế tiếp tục khởi sắc”, việc duy trì phong độ đó có thể tin cậy.
Nếu vậy, việc BIDV áp sát vị trí số 1 về lợi nhuận của VietinBank là đáng chú ý, cũng như có thể vượt trong so sánh các chỉ số hiệu quả cơ bản như ROE và ROA.
Tuy nhiên, lợi nhuận không hẳn là chỉ tiêu duy nhất và phản ánh toàn diện chất lượng hoạt động, hay tham vọng của các nhà băng trong năm nay. Quan điểm mỗi nơi có thể khác.
Như tại Vietcombank, lãnh đạo ngân hàng này cho rằng họ quan tâm hơn tới sức chống đỡ rủi ro. Cho nên, hai năm qua, một trong những ưu tiên hàng đầu là thực hiện trích lập dự phòng. Đến cuối 2014, tổng lượng trình lập dự phòng của Vietcombank đã đủ để tự xử lý toàn bộ nợ xấu của mình.
Năm 2015, nếu muốn con số lợi nhuận cao hơn, có thể Vietcombank chỉ cần nhượng bộ ở việc trích lập dự phòng cũng dễ tạo được con số lạc quan hơn. Nhưng, mục tiêu áp lực hơn tại ngân hàng này không hẳn là lợi nhuận, mà là xử lý nợ. Sau kỷ lục 2014, Vietcombank đặt mục tiêu tiếp tục thu hồi được khoảng 2.000 tỷ đồng nợ xấu nữa trong năm nay.
Tại Ngân hàng Quốc tế (VIB), lợi nhuận cũng là mục tiêu chịu “hy sinh” cho việc tăng cường trích lập dự phòng những năm gần đây. Lãnh đạo VIB cho biết, quan điểm của họ cũng như của đối tác chiến lược CBA là ưu tiên việc trích lập dự phòng, làm sao để an toàn nhất có thể, tránh dồn lợi nhuận và chia hết.
Còn lãnh đạo Vietcombank thì có quan điểm: cổ đông, nhà đầu tư quan tâm đến lợi nhuận, nhưng những con mắt thận trọng sẽ nhìn sâu vào chất lượng tài sản và năng lực phòng thủ của mỗi ngân hàng. Và ở một thước đo khác, giá cổ phiếu cũng phản ánh nhất định giá trị thực tế trong mắt nhà đầu tư, mà họ hẳn không phải là những “tay mơ”.
Năm 2014 đã trôi qua với nhiều sắc thái trong kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Có nỗ lực vươn lên, có sự ổn định cân bằng, có đà trượt nối tiếp và cũng có một vài cú bứt phá đáng kể.
Ở khối ngân hàng thương mại nhà nước, năm qua nổi lên là hiện tượng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao; Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) khá ổn định và chắc chắn ở quy mô trích lập dự phòng; Ngân hàng Công thương (VietinBank) tiếp tục trượt nhẹ ở kết quả lợi nhuận nhưng nợ xấu công bố rất thấp…
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, sự sóng đôi giữa Ngân hàng Quân đội (MB) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã rất sát, nhưng cả hai vẫn chưa thể bứt phá, thậm chí dự kiến trượt nhẹ lợi nhuận như tại MB; Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đang nỗ lực trở lại, song vẫn còn rất xa so với năng lực tạo lãi trong quá khứ; Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) cũng chưa thể trở lại…
Về tổng thể, nhìn chung 2014 là năm khả quan hơn cả của các nhà băng kể từ sau năm 2011. Và họ đang hướng đến năm 2015, bước đầu với tinh thần lạc quan hơn.
Ít nhất, với các dự tính bước đầu, những chỉ tiêu kế hoạch đặt ra đều không kém hơn năm cũ, dù năm nay có không ít thách thức.
Báo cáo tổng kết nhiều thành viên đều có chung nhận định: kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục chuyển biến, thậm chí khởi sắc (như nhận định của BIDV), hoạt động kinh doanh có cơ để kỳ vọng tốt hơn.
Nhưng với riêng ngạch ngân hàng, áp lực thực hiện đầy đủ Thông tư 09 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Thông tư 36 về các giới hạn và tỷ lệ an toàn mới vẫn là nổi bật nhất.
Ở hướng thận trọng, MB - đầu tàu lợi nhuận khối cổ phần những năm gần đây - gần như không đặt chỉ tiêu tăng trưởng lãi. Năm 2014, ước tính MB chỉ đạt khoảng 3.003 tỷ đồng, thấp hơn chỉ tiêu 3.100 tỷ đồng đưa ra đầu năm và thấp hơn mức 3.022 tỷ đồng năm 2013. Các chỉ tiêu khác dự kiến tăng trưởng khá cao, như tín dụng có thể tới 17%; nợ xấu xác định kiểm soát dưới 3%, sau khi đã giảm được từ trên 3% ở một số thời điểm năm qua xuống còn 2,73%.
“Ông lớn” Vietcombank cũng khiêm tốn ở mục tiêu lợi nhuận 2015, khi xác định khoảng 6.000 tỷ đồng trước thuế so với mức 5.680 tỷ đồng đạt được năm qua.
Mạnh bạo nhất, theo thông tin công bố đến thời điểm này, là BIDV. 2015, ngân hàng này dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng trưởng không thấp hơn 20%. Cũng lưu ý rằng, trong ba năm trở lại đây, tăng trưởng lợi nhuận cỡ 20% là “mơ ước” của rất nhiều ngân hàng thương mại.
Với BIDV, sự mạnh bạo này được đưa ra sau khi đã có một năm bứt phá 2014. Thực tế, với 6.065 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, họ đã tạo được tốc độ tăng trưởng 20% năm qua. Năm tới, với nhận định “nền kinh tế tiếp tục khởi sắc”, việc duy trì phong độ đó có thể tin cậy.
Nếu vậy, việc BIDV áp sát vị trí số 1 về lợi nhuận của VietinBank là đáng chú ý, cũng như có thể vượt trong so sánh các chỉ số hiệu quả cơ bản như ROE và ROA.
Tuy nhiên, lợi nhuận không hẳn là chỉ tiêu duy nhất và phản ánh toàn diện chất lượng hoạt động, hay tham vọng của các nhà băng trong năm nay. Quan điểm mỗi nơi có thể khác.
Như tại Vietcombank, lãnh đạo ngân hàng này cho rằng họ quan tâm hơn tới sức chống đỡ rủi ro. Cho nên, hai năm qua, một trong những ưu tiên hàng đầu là thực hiện trích lập dự phòng. Đến cuối 2014, tổng lượng trình lập dự phòng của Vietcombank đã đủ để tự xử lý toàn bộ nợ xấu của mình.
Năm 2015, nếu muốn con số lợi nhuận cao hơn, có thể Vietcombank chỉ cần nhượng bộ ở việc trích lập dự phòng cũng dễ tạo được con số lạc quan hơn. Nhưng, mục tiêu áp lực hơn tại ngân hàng này không hẳn là lợi nhuận, mà là xử lý nợ. Sau kỷ lục 2014, Vietcombank đặt mục tiêu tiếp tục thu hồi được khoảng 2.000 tỷ đồng nợ xấu nữa trong năm nay.
Tại Ngân hàng Quốc tế (VIB), lợi nhuận cũng là mục tiêu chịu “hy sinh” cho việc tăng cường trích lập dự phòng những năm gần đây. Lãnh đạo VIB cho biết, quan điểm của họ cũng như của đối tác chiến lược CBA là ưu tiên việc trích lập dự phòng, làm sao để an toàn nhất có thể, tránh dồn lợi nhuận và chia hết.
Còn lãnh đạo Vietcombank thì có quan điểm: cổ đông, nhà đầu tư quan tâm đến lợi nhuận, nhưng những con mắt thận trọng sẽ nhìn sâu vào chất lượng tài sản và năng lực phòng thủ của mỗi ngân hàng. Và ở một thước đo khác, giá cổ phiếu cũng phản ánh nhất định giá trị thực tế trong mắt nhà đầu tư, mà họ hẳn không phải là những “tay mơ”.