Mỹ đã “sẵn sàng phản ứng” bất ổn trên biển Đông
“Chúng tôi đã sẵn sàng và được chuẩn bị để phản ứng trước bất kỳ tình huống bất ngờ nào”
Chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ngày 17/7 đã lên tiếng trấn an các đồng minh rằng, lực lượng Mỹ được trang bị đầy đủ và sẵn sàng phản ứng trong bất kỳ tình huống bất ngờ nào trên biển Đông - khu vực mà các tranh chấp lãnh thổ đã dẫn tới bất ổn trên diện rộng.
Hãng tin AP cho biết, Đô đốc Scott Swift, người nhậm chức chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương hồi tháng 5, nói hải quân Mỹ có thể triển khai nhiều hơn 4 chiến hạm tác chiến ven bờ mà Washington đã cam kết với khu vực.
Phát biểu này được đưa ra trong cuộc tiếp xúc giữa ông Swift với một nhóm các nhà báo ở thủ đô Manila của Philippines.
Swift cũng tiết lộ rằng ông “rất quan tâm” tới việc mở rộng các cuộc tập trận chiến đấu hàng năm mà hải quân Mỹ tổ chức chung với một số đông minh thành cuộc tập trận chung đa quốc gia, có thể bao gồm cả Nhật Bản.
Khi được hỏi liệu quân đội Mỹ sẵn sàng dành bao nhiêu nguồn lực cho biển Đông, Đô đốc Swift nói, ông thấu hiểu những mối lo của các đồng minh của Mỹ.
“Lý do khiến mọi người tiếp tục hỏi về cam kết dài hạn và những dự định của hạm đội Thái Bình Dương thực sự phản ánh tất cả những bất ổn trong khu vực hiện nay”, vị Đô đốc phát biểu. “Cho dù chúng tôi có đưa cả hải quân Mỹ tới khu vực, thì tôi nghĩ là mọi người vẫn sẽ hỏi: “Liệu các anh có thể đưa thêm lực lượng tới không?”.
Swift nói, ông rất “hài lòng với nguồn lực mà tôi có trong tay với tư cách chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương”. Đô đốc cũng nói thêm “chúng tôi đã sẵn sàng và được chuẩn bị để phản ứng trước bất kỳ tình huống bất ngờ nào, mà Tổng thống cho là cần thiết phải hành động”.
Ông nhấn mạnh, Mỹ không đứng về bên nào trong vấn đề biển Đông, nhưng sẽ hành động để đảm bảo tự do hàng hải ở khu vực có tranh chấp.
Ông cũng nhắc đến phản ứng của Mỹ nhằm giúp Philippines sau siêu bão Haiyan vào năm 2013 như một minh chứng cho cam kết của Mỹ về hỗ trợ đồng minh gặp khó khăn.
Hiện chưa rõ Trung Quốc có dự định gì với những hòn đảo nhân tạo mà nước này ngang nhiên xây dựng trái phép trên biển Đông. Tuy vậy, Đô đốc Swift nói rõ ràng những nơi mà Trung Quốc xây đảo nhân tạo là nơi có tranh chấp và những hòn đảo nhân tạo đó sẽ không thể cản trở hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực có tranh chấp.
“Tôi không nhận thấy có bất kỳ sự thay đổi nào trên phương diện quân sự về ảnh hưởng tới các hoạt động mà hạm đội Thái Bình Dương tham gia”, vị Đô đốc nói.
Cũng liên quan đến tình hình biển Đông, chỉ huy quân đội Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano ngày 16/7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington rằng trong tương lai, Nhật Bản có thể sẽ tiến hành các cuộc tuần tra và trinh sát trên biển Đông.
“Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này là, chúng tôi cân nhắc vấn đề như một khả năng trong tương lai, tùy thuộc vào mọi chuyện diễn ra như thế nào”, ông Kawano nói. Theo vị Đô đốc, nếu được thực hiện, các cuộc tuần tra của Nhật trên biển Đông có thể bao gồm cả hoạt động chống tàu ngầm.
Kawano nói ông tin là Trung Quốc sẽ ngày càng hung hăng hơn trên biển Đông. “Tôi có cảm giác là xu hướng này sẽ tiếp diễn trong tương lai, khi mà Trung Quốc sẽ vượt qua chuỗi đảo trên Thái Bình Dương. Tôi tin là tình hình sẽ xấu đi thêm”.
Hãng tin AP cho biết, Đô đốc Scott Swift, người nhậm chức chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương hồi tháng 5, nói hải quân Mỹ có thể triển khai nhiều hơn 4 chiến hạm tác chiến ven bờ mà Washington đã cam kết với khu vực.
Phát biểu này được đưa ra trong cuộc tiếp xúc giữa ông Swift với một nhóm các nhà báo ở thủ đô Manila của Philippines.
Swift cũng tiết lộ rằng ông “rất quan tâm” tới việc mở rộng các cuộc tập trận chiến đấu hàng năm mà hải quân Mỹ tổ chức chung với một số đông minh thành cuộc tập trận chung đa quốc gia, có thể bao gồm cả Nhật Bản.
Khi được hỏi liệu quân đội Mỹ sẵn sàng dành bao nhiêu nguồn lực cho biển Đông, Đô đốc Swift nói, ông thấu hiểu những mối lo của các đồng minh của Mỹ.
“Lý do khiến mọi người tiếp tục hỏi về cam kết dài hạn và những dự định của hạm đội Thái Bình Dương thực sự phản ánh tất cả những bất ổn trong khu vực hiện nay”, vị Đô đốc phát biểu. “Cho dù chúng tôi có đưa cả hải quân Mỹ tới khu vực, thì tôi nghĩ là mọi người vẫn sẽ hỏi: “Liệu các anh có thể đưa thêm lực lượng tới không?”.
Swift nói, ông rất “hài lòng với nguồn lực mà tôi có trong tay với tư cách chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương”. Đô đốc cũng nói thêm “chúng tôi đã sẵn sàng và được chuẩn bị để phản ứng trước bất kỳ tình huống bất ngờ nào, mà Tổng thống cho là cần thiết phải hành động”.
Ông nhấn mạnh, Mỹ không đứng về bên nào trong vấn đề biển Đông, nhưng sẽ hành động để đảm bảo tự do hàng hải ở khu vực có tranh chấp.
Ông cũng nhắc đến phản ứng của Mỹ nhằm giúp Philippines sau siêu bão Haiyan vào năm 2013 như một minh chứng cho cam kết của Mỹ về hỗ trợ đồng minh gặp khó khăn.
Hiện chưa rõ Trung Quốc có dự định gì với những hòn đảo nhân tạo mà nước này ngang nhiên xây dựng trái phép trên biển Đông. Tuy vậy, Đô đốc Swift nói rõ ràng những nơi mà Trung Quốc xây đảo nhân tạo là nơi có tranh chấp và những hòn đảo nhân tạo đó sẽ không thể cản trở hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực có tranh chấp.
“Tôi không nhận thấy có bất kỳ sự thay đổi nào trên phương diện quân sự về ảnh hưởng tới các hoạt động mà hạm đội Thái Bình Dương tham gia”, vị Đô đốc nói.
Cũng liên quan đến tình hình biển Đông, chỉ huy quân đội Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano ngày 16/7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington rằng trong tương lai, Nhật Bản có thể sẽ tiến hành các cuộc tuần tra và trinh sát trên biển Đông.
“Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này là, chúng tôi cân nhắc vấn đề như một khả năng trong tương lai, tùy thuộc vào mọi chuyện diễn ra như thế nào”, ông Kawano nói. Theo vị Đô đốc, nếu được thực hiện, các cuộc tuần tra của Nhật trên biển Đông có thể bao gồm cả hoạt động chống tàu ngầm.
Kawano nói ông tin là Trung Quốc sẽ ngày càng hung hăng hơn trên biển Đông. “Tôi có cảm giác là xu hướng này sẽ tiếp diễn trong tương lai, khi mà Trung Quốc sẽ vượt qua chuỗi đảo trên Thái Bình Dương. Tôi tin là tình hình sẽ xấu đi thêm”.