Mỹ đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa công bố chiến lược mới nhằm khuyến khích các sản phẩm nhiên liệu sinh học
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa công bố chiến lược mới nhằm khuyến khích các sản phẩm nhiên liệu sinh học. Theo đó, tăng sản lượng nhiên liệu tái sinh để giảm hơn 328 triệu thùng dầu tiêu thụ mỗi năm.
Trước các thống đốc bang của cả hai đảng họp tại Nhà Trắng ngày 3/2, Tổng thống Obama lập luận rằng việc tăng sản lượng nhiên liệu tái sinh sẽ giúp Mỹ giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, và cắt giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2022.
Mỹ muốn đi đầu phát triển năng lượng sạch
Tổng thống Mỹ đã cam kết không để các quốc gia, như Trung Quốc, đi đầu trong việc xây dựng các nền kinh tế năng lượng mới. Đồng thời, ông bày tỏ tin tưởng nước Mỹ có thể chiến thắng trong cuộc đua xây dựng một nền kinh tế năng lượng sạch, và nhấn mạnh chính quyền cần phải tập trung không chỉ vào các vấn đề nhỏ chưa đạt được sự nhất trí, mà cả những vấn đề lớn đã thống nhất.
Tổng thống Obama cũng thông báo thành lập một lực lượng đặc nhiệm chuyên nghiên cứu công nghệ hấp thu khí các bon nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ việc đốt than đá, hỗ trợ phát triển than sạch, tạo thêm việc làm và cung cấp năng lượng sạch trong tương lai. Ông cho biết muốn có 10 dự án hấp thu và xử lý khí cácbon thương mại đi vào hoạt động vào năm 2016.
Thời gian gần đây Mỹ đã đẩy mạnh đầu tư phát triển năng lượng sạch. Mỹ đặt mục tiêu tới năm 2022 sản xuất được 36 tỷ galông nhiên liệu sinh học (tương đương 136 tỷ lít)/năm, tăng so với mức 11,1 tỷ galông của năm ngoái. Tháng 1 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã công bố khoản đầu tư 2,3 tỷ USD dành cho các dự án công nghệ năng lượng sạch tại 43 bang của nước Mỹ, qua đó tạo thêm 17.000 việc làm.
Trước đó, Tập đoàn Năng lượng tái sinh (REG) và Công ty năng lượng gió Cielo Wind Power của Mỹ cũng đã ký thỏa thuận với Tập đoàn điện lực Thẩm Dương (SPG) của Trung Quốc về phát triển một trang trại gió công suất 600 MW tại bang Texas, với khoản đầu tư trị giá 1,5 tỷ USD. Dự án có thể cung cấp đủ điện cho 180.000 hộ gia đình tại bang Texas.
Dự luật mua bán khí thải có thể thất bại
Mỹ cũng đã quyết định đẩy mạnh sản xuất năng lượng tái sinh; tham gia Cơ quan năng lượng tái sinh quốc tế (IRENA), coi đây là một phần trong cam kết của chính quyền Tổng thống Barack Obama về chính sách năng lượng mới. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết chính phủ đã "rót" 3 tỷ USD cho các dự án năng lượng tái sinh là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực nông thôn và thành thị, khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng lượng sạch và tạo việc làm cho người lao động.
Chương trình năng lượng tái sinh sẽ cung cấp trực tiếp các khoản tiền thay cho các khoản tín dụng thuế nhằm hỗ trợ khoảng 5.000 cơ sở sản xuất năng lượng tái sinh từ rác thải sinh học, gió, mặt trời, và các loại năng lượng khác.
Chính phủ Mỹ đẩy mạnh sản xuất năng lượng sạch và công bố chiến lược mới nhằm khuyến khích các sản phẩm nhiên liệu sinh học trong bối cảnh nước Mỹ không muốn chậm chân so với các nước khác trong xây dựng nền kinh tế năng lượng mới. Đồng thời, nỗ lực thông qua dự luật mua bán hạn ngạch khí thải của Mỹ đang đối mặt với nguy cơ thất bại.
Tháng 5/2009, các hạ nghị sĩ Dân chủ Mỹ đã chính thức công bố dự luật về biến đổi khí hậu dày 932 trang. Dự luật có tên "Đạo luật An ninh và Năng lượng sạch Mỹ" đặt mục tiêu tới năm 2020 giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 17% so với mức năm 2005.
Dự luật thiết lập hệ thống mua bán hạn ngạch khí thải nhằm từng bước giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, được coi là thủ phạm gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Dự luật đề xuất bán đấu giá 15% giấy phép khí thải để giúp các gia đình có thu nhập thấp và trung bình. Đồng thời yêu cầu các ngành kinh tế tới năm 2020 phải nâng lượng điện năng có nguồn gốc năng lượng tái sinh lên 15% trong tổng điện năng tiêu thụ và giảm 5% lượng năng lượng tiêu thụ mỗi năm.
Trước các thống đốc bang của cả hai đảng họp tại Nhà Trắng ngày 3/2, Tổng thống Obama lập luận rằng việc tăng sản lượng nhiên liệu tái sinh sẽ giúp Mỹ giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, và cắt giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2022.
Mỹ muốn đi đầu phát triển năng lượng sạch
Tổng thống Mỹ đã cam kết không để các quốc gia, như Trung Quốc, đi đầu trong việc xây dựng các nền kinh tế năng lượng mới. Đồng thời, ông bày tỏ tin tưởng nước Mỹ có thể chiến thắng trong cuộc đua xây dựng một nền kinh tế năng lượng sạch, và nhấn mạnh chính quyền cần phải tập trung không chỉ vào các vấn đề nhỏ chưa đạt được sự nhất trí, mà cả những vấn đề lớn đã thống nhất.
Tổng thống Obama cũng thông báo thành lập một lực lượng đặc nhiệm chuyên nghiên cứu công nghệ hấp thu khí các bon nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ việc đốt than đá, hỗ trợ phát triển than sạch, tạo thêm việc làm và cung cấp năng lượng sạch trong tương lai. Ông cho biết muốn có 10 dự án hấp thu và xử lý khí cácbon thương mại đi vào hoạt động vào năm 2016.
Thời gian gần đây Mỹ đã đẩy mạnh đầu tư phát triển năng lượng sạch. Mỹ đặt mục tiêu tới năm 2022 sản xuất được 36 tỷ galông nhiên liệu sinh học (tương đương 136 tỷ lít)/năm, tăng so với mức 11,1 tỷ galông của năm ngoái. Tháng 1 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã công bố khoản đầu tư 2,3 tỷ USD dành cho các dự án công nghệ năng lượng sạch tại 43 bang của nước Mỹ, qua đó tạo thêm 17.000 việc làm.
Trước đó, Tập đoàn Năng lượng tái sinh (REG) và Công ty năng lượng gió Cielo Wind Power của Mỹ cũng đã ký thỏa thuận với Tập đoàn điện lực Thẩm Dương (SPG) của Trung Quốc về phát triển một trang trại gió công suất 600 MW tại bang Texas, với khoản đầu tư trị giá 1,5 tỷ USD. Dự án có thể cung cấp đủ điện cho 180.000 hộ gia đình tại bang Texas.
Dự luật mua bán khí thải có thể thất bại
Mỹ cũng đã quyết định đẩy mạnh sản xuất năng lượng tái sinh; tham gia Cơ quan năng lượng tái sinh quốc tế (IRENA), coi đây là một phần trong cam kết của chính quyền Tổng thống Barack Obama về chính sách năng lượng mới. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết chính phủ đã "rót" 3 tỷ USD cho các dự án năng lượng tái sinh là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực nông thôn và thành thị, khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng lượng sạch và tạo việc làm cho người lao động.
Chương trình năng lượng tái sinh sẽ cung cấp trực tiếp các khoản tiền thay cho các khoản tín dụng thuế nhằm hỗ trợ khoảng 5.000 cơ sở sản xuất năng lượng tái sinh từ rác thải sinh học, gió, mặt trời, và các loại năng lượng khác.
Chính phủ Mỹ đẩy mạnh sản xuất năng lượng sạch và công bố chiến lược mới nhằm khuyến khích các sản phẩm nhiên liệu sinh học trong bối cảnh nước Mỹ không muốn chậm chân so với các nước khác trong xây dựng nền kinh tế năng lượng mới. Đồng thời, nỗ lực thông qua dự luật mua bán hạn ngạch khí thải của Mỹ đang đối mặt với nguy cơ thất bại.
Tháng 5/2009, các hạ nghị sĩ Dân chủ Mỹ đã chính thức công bố dự luật về biến đổi khí hậu dày 932 trang. Dự luật có tên "Đạo luật An ninh và Năng lượng sạch Mỹ" đặt mục tiêu tới năm 2020 giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 17% so với mức năm 2005.
Dự luật thiết lập hệ thống mua bán hạn ngạch khí thải nhằm từng bước giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, được coi là thủ phạm gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Dự luật đề xuất bán đấu giá 15% giấy phép khí thải để giúp các gia đình có thu nhập thấp và trung bình. Đồng thời yêu cầu các ngành kinh tế tới năm 2020 phải nâng lượng điện năng có nguồn gốc năng lượng tái sinh lên 15% trong tổng điện năng tiêu thụ và giảm 5% lượng năng lượng tiêu thụ mỗi năm.