Mỹ dừng đàm phán với Nga về Syria
Trước đó, Moscow tuyên bố từ bỏ thỏa thuận với Washington về tiêu hủy chất phóng xạ plutonium
Mỹ ngày 3/10 tuyên bố dừng đàm phán với Nga về một thỏa thuận ngừng bắn cho Syria - động thái được xem là sự xác nhận cuối cùng rằng kế hoạch hòa bình đạt được cách đây 3 tuần cho Syria đã sụp đổ. Trước đó, Moscow tuyên bố từ bỏ thỏa thuận với Washington về tiêu hủy chất phóng xạ plutonium.
Theo tờ Financial Times, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Nga “không sẵn sàng hoặc không thể” buộc chính quyền Tổng thống Syria Bashar al Assad tuân thủ kế hoạch hòa bình, mà thay vào đó Nga đã quyết định tăng cường hành động quân sự nhằm vào phe đối lập Syria.
Tuyên bố trên của Mỹ được đưa ra sau khi quân Chính phủ Syria vào hôm Chủ nhật đã tiến vào các khu vực do lực lượng nổi dậy chiếm đóng ở thành phố Aleppo. Trước đó, trong mấy ngày liên tiếp, Nga và lực lượng Chính phủ Syria đã dội bom ác liệt vào thành phố chủ yếu nằm trong tay lực lượng nổi dậy này.
Trước khi Mỹ ra tuyên bố hủy đàm phán với Nga về vấn đề Syria, Nga tuyên bố hủy một thỏa thuận với Mỹ về tiêu hủy chất phóng xạ plutonium hạng vũ khí. Diễn biến này được xem là một dấu hiệu mới của mối quan hệ xấu đi giữa Moscow với phương Tây.
Giới chức Mỹ nói rằng họ đã “đàm phán tích cực” với Nga về Syria cho tới hết cuối tuần vừa rồi, nhưng Nga thể hiện quyết tâm duy trì các cuộc không kích mà nước này đang tiến hành ở Syria.
Hãng thông tấn Interfax dẫn một nguồn tin ngoại giao Nga nói Moscow “thất vọng” vì quyết định của Mỹ.
Cuộc đàm phán với Nga về một thỏa thuận ngừng bắn ở Syria được xem là nỗ lực cuối cùng của chính quyền Tổng thống Barack Obama nhằm tái khởi động tiến trình hòa bình ở Syria trong 4 tháng cầm quyền cuối cùng của ông Obama.
Mỹ đề xuất hợp tác với Nga tiến hành không kích các nhóm thánh chiến ở Syria, một điều mà Nga mong muốn từ lâu. Đổi lại, Mỹ muốn Nga khiến chính quyền Assad dừng chiến dịch quân sự tại một số khu vực tranh chấp với lực lượng nổi dậy ở Syria.
Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày được công bố, thỏa thuận ngừng bắn này đã bị đe dọa, bắt đầu từ việc máy bay Mỹ tấn công lực lượng Syria ở phía Đông nước này - một vụ việc mà Lầu Năm Góc nói là do nhầm lẫn. Tiếp đó, máy bay Nga và Syria không kích Aleppo, bao gồm ném bom vào một đoàn xe chở hàng cứu trợ.
Cùng với sự sụp đổ của thỏa thuận ngừng bắn, Mỹ và Nga không ngừng đưa ra những lời cáo buộc lẫn nhau kiểu như thời chiến tranh lạnh.
Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Samantha Power cáo buộc Nga “hành động dã man” và gây tội ác chiến tranh ở Syria, trong khi Nga nói Lầu Năm Góc đã cản trở thỏa thuận ngừng bắn do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đàm phán.
Về phần mình, ông Kerry cố gắng duy trì đàm phán trong bối cảnh bạo lực gia tăng ở Aleppo và một số nơi khác của Syria, ông dường như không đạt được bước tiến nào với Moscow và vấp phải sự chỉ trích từ một số nghị sỹ Mỹ.
Việc thỏa thuận ngừng bắn cho Syria chính thức sụp đổ có thể dẫn tới việc chính quyền Obama cân nhắc tăng cường hỗ trợ phe đối lập ở Syria. Tuy nhiên, đến nay, Nhà Trắng vẫn bác bỏ hầu hết các ý tưởng về tăng cường sự dính líu của Mỹ vào cuộc xung đột ở Syria, đặc biệt là những đề xuất về đối đầu trực diện hơn với chính quyền Assad hoặc Nga.
Khi lý giải về quyết định rút khỏi thỏa thuận tiêu hủy plutonium với Nga, Tổng thống Putin viết trong một sắc lệnh rằng động thái này phản ánh “sự nổi lên của một nguy cơ đối với sự ổn định chiến lược, đồng thời là kết quả của những hành động kém thân thiện của Mỹ nhằm vào Nga”.
Trong mấy năm qua, những bất đồng về kỹ thuật đã phủ bóng lên thỏa thuận có từ năm 2000 này. Tuy nhiên, Putin đã nói thẳng việc Moscow rút khỏi thỏa thuận là do mối quan hệ lạnh giá với Washington.
Mối quan hệ Nga-Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ thời chiến tranh lạnh kể từ khi Nga sáp nhập Crimea hồi năm 2014.
Theo tờ Financial Times, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Nga “không sẵn sàng hoặc không thể” buộc chính quyền Tổng thống Syria Bashar al Assad tuân thủ kế hoạch hòa bình, mà thay vào đó Nga đã quyết định tăng cường hành động quân sự nhằm vào phe đối lập Syria.
Tuyên bố trên của Mỹ được đưa ra sau khi quân Chính phủ Syria vào hôm Chủ nhật đã tiến vào các khu vực do lực lượng nổi dậy chiếm đóng ở thành phố Aleppo. Trước đó, trong mấy ngày liên tiếp, Nga và lực lượng Chính phủ Syria đã dội bom ác liệt vào thành phố chủ yếu nằm trong tay lực lượng nổi dậy này.
Trước khi Mỹ ra tuyên bố hủy đàm phán với Nga về vấn đề Syria, Nga tuyên bố hủy một thỏa thuận với Mỹ về tiêu hủy chất phóng xạ plutonium hạng vũ khí. Diễn biến này được xem là một dấu hiệu mới của mối quan hệ xấu đi giữa Moscow với phương Tây.
Giới chức Mỹ nói rằng họ đã “đàm phán tích cực” với Nga về Syria cho tới hết cuối tuần vừa rồi, nhưng Nga thể hiện quyết tâm duy trì các cuộc không kích mà nước này đang tiến hành ở Syria.
Hãng thông tấn Interfax dẫn một nguồn tin ngoại giao Nga nói Moscow “thất vọng” vì quyết định của Mỹ.
Cuộc đàm phán với Nga về một thỏa thuận ngừng bắn ở Syria được xem là nỗ lực cuối cùng của chính quyền Tổng thống Barack Obama nhằm tái khởi động tiến trình hòa bình ở Syria trong 4 tháng cầm quyền cuối cùng của ông Obama.
Mỹ đề xuất hợp tác với Nga tiến hành không kích các nhóm thánh chiến ở Syria, một điều mà Nga mong muốn từ lâu. Đổi lại, Mỹ muốn Nga khiến chính quyền Assad dừng chiến dịch quân sự tại một số khu vực tranh chấp với lực lượng nổi dậy ở Syria.
Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày được công bố, thỏa thuận ngừng bắn này đã bị đe dọa, bắt đầu từ việc máy bay Mỹ tấn công lực lượng Syria ở phía Đông nước này - một vụ việc mà Lầu Năm Góc nói là do nhầm lẫn. Tiếp đó, máy bay Nga và Syria không kích Aleppo, bao gồm ném bom vào một đoàn xe chở hàng cứu trợ.
Cùng với sự sụp đổ của thỏa thuận ngừng bắn, Mỹ và Nga không ngừng đưa ra những lời cáo buộc lẫn nhau kiểu như thời chiến tranh lạnh.
Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Samantha Power cáo buộc Nga “hành động dã man” và gây tội ác chiến tranh ở Syria, trong khi Nga nói Lầu Năm Góc đã cản trở thỏa thuận ngừng bắn do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đàm phán.
Về phần mình, ông Kerry cố gắng duy trì đàm phán trong bối cảnh bạo lực gia tăng ở Aleppo và một số nơi khác của Syria, ông dường như không đạt được bước tiến nào với Moscow và vấp phải sự chỉ trích từ một số nghị sỹ Mỹ.
Việc thỏa thuận ngừng bắn cho Syria chính thức sụp đổ có thể dẫn tới việc chính quyền Obama cân nhắc tăng cường hỗ trợ phe đối lập ở Syria. Tuy nhiên, đến nay, Nhà Trắng vẫn bác bỏ hầu hết các ý tưởng về tăng cường sự dính líu của Mỹ vào cuộc xung đột ở Syria, đặc biệt là những đề xuất về đối đầu trực diện hơn với chính quyền Assad hoặc Nga.
Khi lý giải về quyết định rút khỏi thỏa thuận tiêu hủy plutonium với Nga, Tổng thống Putin viết trong một sắc lệnh rằng động thái này phản ánh “sự nổi lên của một nguy cơ đối với sự ổn định chiến lược, đồng thời là kết quả của những hành động kém thân thiện của Mỹ nhằm vào Nga”.
Trong mấy năm qua, những bất đồng về kỹ thuật đã phủ bóng lên thỏa thuận có từ năm 2000 này. Tuy nhiên, Putin đã nói thẳng việc Moscow rút khỏi thỏa thuận là do mối quan hệ lạnh giá với Washington.
Mối quan hệ Nga-Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ thời chiến tranh lạnh kể từ khi Nga sáp nhập Crimea hồi năm 2014.