Mỹ, Nhật, Australia liên tiếp lên án Trung Quốc
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Nhật, Australia phản đối việc sử dụng vũ lực nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng
Bộ trưởng quốc phòng các nước Mỹ, Australia và Nhật Bản đã ra một tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc làm rõ các đòi hỏi chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Theo hãng tin Kyodo, hôm qua (30/5), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia David Johnston và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã có cuộc hội đàm bên lề Đối thoại Shangri-la - diễn đàn an ninh châu Á thường niên đang diễn tại Singapore.
Đây là cuộc gặp bộ trưởng bộ quốc phòng ba bên lần đầu tiên kể từ hồi tháng 6/2013.
Các bộ trưởng nói trên đã ra một tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc kiềm chế. Tuyên bố nhấn mạnh lợi ích chung của việc duy trì tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời phản đối mạnh mẽ việc sử dụng vũ lực nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng trên vùng biển khu vực.
Tuyên bố kêu gọi kiềm chế các hoạt động làm căng thẳng gia tăng và yêu cầu làm rõ các đòi hỏi chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước năm 1982 của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Các bộ trưởng cũng thúc giục Trung Quốc cùng ASEAN sớm đạt được thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC).
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho rằng cuộc gặp thể hiện tầm quan trọng của sự phối hợp giữa ba nước Mỹ - Australia - Nhật Bản trong việc đảm bảo an ninh của khu vực Đông Á.
Cũng trong ngày 30/5, phát biểu tại Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã mạnh mẽ cáo buộc Trung Quốc gây bất ổn ở biển Đông.
Ông cảnh báo rằng, Washington sẽ không ngồi yên khi trật tự thế giới bị đe dọa và khi có bất kỳ quốc gia nào phớt lờ luật pháp quốc tế.
Ông cũng kêu gọi các nước tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp quốc tế, đồng thời tái khẳng định những cam kết của Mỹ với các đồng minh và bạn bè ở châu Á.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp, nhưng phản đối mạnh mẽ bất kỳ quốc gia nào sử dụng biện pháp hăm dọa, ép buộc hay đe dọa dùng vũ lực để khẳng định những tuyên bố chủ quyền trên biển.
"Mỹ sẽ giữ vững quan điểm trên khi những trật tự quốc tế cơ bản đang bị thách thức", ông Hagel nói.
Theo ông, trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã thực hiện những hành động đơn phương, gây bất ổn bằng việc đòi chủ quyền ở biển Đông.
Cũng liên quan tới vấn đề biển Đông, phát biểu tại Đối thoại Shangri-la hôm 30/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho hay, nước này sẽ "hỗ trợ tối đa" nỗ lực của các nước thành viên ASEAN khi họ làm việc để đảm bảo an ninh biển, an ninh hàng không, và duy trì tự do hàng hải và hàng không.
Ông Abe nói, Chính phủ Nhật Bản "ủng hộ mạnh mẽ" những nỗ lực của Philippines khi kêu gọi giải quyết tranh chấp ở biển Đông phù hợp với các nguyên tắc về hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và không sử dụng vũ lực. "Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam cố gắng giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại", Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố.
Theo hãng tin Kyodo, hôm qua (30/5), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia David Johnston và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã có cuộc hội đàm bên lề Đối thoại Shangri-la - diễn đàn an ninh châu Á thường niên đang diễn tại Singapore.
Đây là cuộc gặp bộ trưởng bộ quốc phòng ba bên lần đầu tiên kể từ hồi tháng 6/2013.
Các bộ trưởng nói trên đã ra một tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc kiềm chế. Tuyên bố nhấn mạnh lợi ích chung của việc duy trì tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời phản đối mạnh mẽ việc sử dụng vũ lực nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng trên vùng biển khu vực.
Tuyên bố kêu gọi kiềm chế các hoạt động làm căng thẳng gia tăng và yêu cầu làm rõ các đòi hỏi chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước năm 1982 của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Các bộ trưởng cũng thúc giục Trung Quốc cùng ASEAN sớm đạt được thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC).
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho rằng cuộc gặp thể hiện tầm quan trọng của sự phối hợp giữa ba nước Mỹ - Australia - Nhật Bản trong việc đảm bảo an ninh của khu vực Đông Á.
Cũng trong ngày 30/5, phát biểu tại Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã mạnh mẽ cáo buộc Trung Quốc gây bất ổn ở biển Đông.
Ông cảnh báo rằng, Washington sẽ không ngồi yên khi trật tự thế giới bị đe dọa và khi có bất kỳ quốc gia nào phớt lờ luật pháp quốc tế.
Ông cũng kêu gọi các nước tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp quốc tế, đồng thời tái khẳng định những cam kết của Mỹ với các đồng minh và bạn bè ở châu Á.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp, nhưng phản đối mạnh mẽ bất kỳ quốc gia nào sử dụng biện pháp hăm dọa, ép buộc hay đe dọa dùng vũ lực để khẳng định những tuyên bố chủ quyền trên biển.
"Mỹ sẽ giữ vững quan điểm trên khi những trật tự quốc tế cơ bản đang bị thách thức", ông Hagel nói.
Theo ông, trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã thực hiện những hành động đơn phương, gây bất ổn bằng việc đòi chủ quyền ở biển Đông.
Cũng liên quan tới vấn đề biển Đông, phát biểu tại Đối thoại Shangri-la hôm 30/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho hay, nước này sẽ "hỗ trợ tối đa" nỗ lực của các nước thành viên ASEAN khi họ làm việc để đảm bảo an ninh biển, an ninh hàng không, và duy trì tự do hàng hải và hàng không.
Ông Abe nói, Chính phủ Nhật Bản "ủng hộ mạnh mẽ" những nỗ lực của Philippines khi kêu gọi giải quyết tranh chấp ở biển Đông phù hợp với các nguyên tắc về hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và không sử dụng vũ lực. "Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam cố gắng giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại", Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố.