Shinzo Abe: Nhật sẽ “hỗ trợ tối đa” ASEAN tại biển Đông
Nhật Bản có thể nới lỏng hiến pháp để giúp đỡ về mặt quân sự cho "một nước thân thiện bị tấn công"
Nhật Bản sẽ “hỗ trợ tối đa” để các nước ASEAN có thể bảo vệ vùng biển và không phận của họ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố tối 30/5, tại Đối thoại Shangri-La đang diễn ra ở Singapore.
Theo tường thuật của hãng tin Reuters, trong bài phát biểu của mình, ông Abe cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế, hàm ý chỉ trích lập trường hung hăng của Trung Quốc hiện nay.
Trung Quốc hiện tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ biển Đông, bất chấp chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Nước này cũng đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
"Nhật Bản có ý định đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn trong việc gìn giữ hòa bình ở châu Á và trên thế giới", ông Abe nói.
Cho dù vẫn còn lưu giữ những ký ức về Nhật Bản thời Thế chiến thứ hai, nhiều nước trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang có dấu hiệu ngả về phía Nhật, do sự bành trướng ngày càng lộ liễu của Trung Quốc.
"Chính phủ Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Philippines và Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua đối thoại", Thủ tướng Nhật nói.
Ông cũng kêu gọi sớm có bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như việc thực thi hiệp ước được Nhật - Trung ký kết hồi năm 2007 nhằm tránh xảy ra các vụ đụng độ giữa tàu thuyền và máy bay hai nước.
Chỉ mới đây, Bắc Kinh và Tokyo đều cáo buộc lực lượng không quân của bên kia có hành vi nguy hiểm. Trong đó, phía Nhật Bản nói rằng phi cơ chiến đấu Trung Quốc đã di chuyển rất gần máy bay quân sự của Nhật.
Thủ tướng Nhật nhấn mạnh, tuy ông xem liên minh của Nhật Bản với Mỹ là nền tảng của sự ổn định trong khu vực, nhưng cũng cho biết Tokyo đang tìm kiếm quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với các nước châu Á, trong đó có Australia, Ấn Độ và các nước ASEAN.
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, ông Shinzo Abe cũng nêu tín hiệu: Nhật Bản có thể nới lỏng hiến pháp, nhằm thực hiện quyền tự vệ tập thể, hoặc giúp đỡ về mặt quân sự cho "một nước thân thiện bị tấn công".
“Chúng ta đang ở trong thời đại mà không còn bất kỳ một quốc gia nào đủ khả năng một mình bảo vệ nền hòa bình của chính mình. Nhật Bản là đất nước phụ thuộc rất nhiều vào hòa bình và ổn định của cộng đồng quốc tế, nên chúng tôi mong muốn hành động nhiều hơn vì hòa bình thế giới”, ông nói.
Đối thoại Shangrila là một diễn đàn về quốc phòng và quân sự của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu. Trong khuôn khổ này, các nhà lãnh đạo tham dự thảo luận các thách thức và hợp tác về an ninh.
Đối thoại lần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên biển Đông. Đầu tháng 5, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam, đồng thời triển khai một số lượng khổng lồ các tàu hộ tống, trong đó có cả tàu quân sự.
Mới đây nhất, tàu Trung Quốc cũng đã húc chìm một tàu cá của Việt Nam, sau đó đổ lỗi cho tàu Việt Nam đã "tự đâm tàu Trung Quốc và bị lật". Hành động của Trung Quốc vấp phải sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và thế giới, đồng thời đặt ra những nguy cơ mới cho an ninh trong khu vực.
Giới quan sát dự báo, Đối thoại Shangri-la lần này có thể chứng kiến một cuộc “đấu khẩu” quyết liệt Nhật-Trung. Phía Trung Quốc đã cử đến Đối thoại Shangri-la một phái đoàn hùng hậu, với sự có mặt của cựu Thứ trưởng Ngoại giao và hiện là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc, bà Phó Oánh - một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm và có tài hoạt ngôn - cùng Phó tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Trung tướng Vương Quán Trung.
Trong nỗ lực kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc, Nhật Bản đã tính tới khả năng thực hiện quyền phòng thủ tập thể nhằm hỗ trợ nhiều hơn đối với các quốc gia bị Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông như Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, vấn đề này đang gây nhiều tranh cãi ở Nhật, bởi việc Tokyo thực hiện quyền phòng thủ tập thể sẽ là một bước đi tách rời chính sách hòa bình thời hậu Thế chiến thứ 2 của nước này.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Onodera sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangri-la lần này.
Theo tường thuật của hãng tin Reuters, trong bài phát biểu của mình, ông Abe cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế, hàm ý chỉ trích lập trường hung hăng của Trung Quốc hiện nay.
Trung Quốc hiện tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ biển Đông, bất chấp chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Nước này cũng đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
"Nhật Bản có ý định đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn trong việc gìn giữ hòa bình ở châu Á và trên thế giới", ông Abe nói.
Cho dù vẫn còn lưu giữ những ký ức về Nhật Bản thời Thế chiến thứ hai, nhiều nước trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang có dấu hiệu ngả về phía Nhật, do sự bành trướng ngày càng lộ liễu của Trung Quốc.
"Chính phủ Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Philippines và Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua đối thoại", Thủ tướng Nhật nói.
Ông cũng kêu gọi sớm có bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như việc thực thi hiệp ước được Nhật - Trung ký kết hồi năm 2007 nhằm tránh xảy ra các vụ đụng độ giữa tàu thuyền và máy bay hai nước.
Chỉ mới đây, Bắc Kinh và Tokyo đều cáo buộc lực lượng không quân của bên kia có hành vi nguy hiểm. Trong đó, phía Nhật Bản nói rằng phi cơ chiến đấu Trung Quốc đã di chuyển rất gần máy bay quân sự của Nhật.
Thủ tướng Nhật nhấn mạnh, tuy ông xem liên minh của Nhật Bản với Mỹ là nền tảng của sự ổn định trong khu vực, nhưng cũng cho biết Tokyo đang tìm kiếm quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với các nước châu Á, trong đó có Australia, Ấn Độ và các nước ASEAN.
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, ông Shinzo Abe cũng nêu tín hiệu: Nhật Bản có thể nới lỏng hiến pháp, nhằm thực hiện quyền tự vệ tập thể, hoặc giúp đỡ về mặt quân sự cho "một nước thân thiện bị tấn công".
“Chúng ta đang ở trong thời đại mà không còn bất kỳ một quốc gia nào đủ khả năng một mình bảo vệ nền hòa bình của chính mình. Nhật Bản là đất nước phụ thuộc rất nhiều vào hòa bình và ổn định của cộng đồng quốc tế, nên chúng tôi mong muốn hành động nhiều hơn vì hòa bình thế giới”, ông nói.
Đối thoại Shangrila là một diễn đàn về quốc phòng và quân sự của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu. Trong khuôn khổ này, các nhà lãnh đạo tham dự thảo luận các thách thức và hợp tác về an ninh.
Đối thoại lần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên biển Đông. Đầu tháng 5, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam, đồng thời triển khai một số lượng khổng lồ các tàu hộ tống, trong đó có cả tàu quân sự.
Mới đây nhất, tàu Trung Quốc cũng đã húc chìm một tàu cá của Việt Nam, sau đó đổ lỗi cho tàu Việt Nam đã "tự đâm tàu Trung Quốc và bị lật". Hành động của Trung Quốc vấp phải sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và thế giới, đồng thời đặt ra những nguy cơ mới cho an ninh trong khu vực.
Giới quan sát dự báo, Đối thoại Shangri-la lần này có thể chứng kiến một cuộc “đấu khẩu” quyết liệt Nhật-Trung. Phía Trung Quốc đã cử đến Đối thoại Shangri-la một phái đoàn hùng hậu, với sự có mặt của cựu Thứ trưởng Ngoại giao và hiện là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc, bà Phó Oánh - một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm và có tài hoạt ngôn - cùng Phó tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Trung tướng Vương Quán Trung.
Trong nỗ lực kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc, Nhật Bản đã tính tới khả năng thực hiện quyền phòng thủ tập thể nhằm hỗ trợ nhiều hơn đối với các quốc gia bị Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông như Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, vấn đề này đang gây nhiều tranh cãi ở Nhật, bởi việc Tokyo thực hiện quyền phòng thủ tập thể sẽ là một bước đi tách rời chính sách hòa bình thời hậu Thế chiến thứ 2 của nước này.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Onodera sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangri-la lần này.