Mỹ ra dấu quyết bảo vệ địa vị đồng USD
“Nước Mỹ sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để đảm bảo vị trí đồng tiền dự trữ số 1 thế giới của USD”
“Nước Mỹ sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để đảm bảo vị trí đồng tiền dự trữ số 1 thế giới của USD”.
Tuyên bố này của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner trong phiên chất vấn tại Quốc hội ngày 25/3 này là lời đáp trả một tài liệu của phía Trung Quốc kêu gọi việc thay thế vai trò của đồng “bạc xanh”.
Ngay đầu phiên chất vấn, ông Geithner đã được hỏi về quan điểm của ông đối với một tài liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBC) công bố mới đây. Trong tài liệu này Thống đốc PBC Chu Tiểu Xuyên kêu gọi thay thế đồng USD ở vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới. Thống đốc Chu đề xuất mở rộng quyền rút vốn đặc biệt (SDR), một rổ tiền tệ do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thiết lập cách đây nhiều thập kỷ.
Ông Geithner cho biết chưa đọc tài liệu nói trên, đồng thời khẳng định, sẽ không có “liên minh tiền tệ toàn cầu” nào. “Tôi cho rằng, đồng USD vẫn là đồng tiền thống lĩnh của thế giới. Tôi tin là sự thật này sẽ tiếp tục trong một thời gian dài nữa. Là một quốc gia, chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo duy trì niềm tin vào thị trường tài chính của Mỹ, vào năng lực sản xuất của nền kinh tế và những yếu tố kinh tế cơ bản dài hạn của nước Mỹ”, ông nói.
Tuy nhiên, giới báo chí tác nghiệp quá nhanh nhạy đã đưa tin ngay lập tức về lời phát biểu của ông Geithner ở đầu phiên họp, rằng nước Mỹ cũng “thực sự cởi mở trước đề xuất” của phía Trung Quốc. Thông tin này ngay lập tức gây ra một làn sóng bán tháo USD, khiến đồng tiền này mất giá hơn 1% so với Euro, còn hơn 1,36 USD mới đổi được 1 Euro.
Sau khi những bình luận tiếp theo của ông Geithner xuất hiện trên mặt báo, đồng USD nhanh chóng phục hồi lại ngưỡng 1 Euro “ăn” trên 1,35 USD.
Phản ứng ngay tức thì và mạnh mẽ của thị trường trước những tuyên bố của vị Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cho thấy thị trường toàn cầu đang cực kỳ nhạy cảm trước những vấn đề liên quan tới sức khỏe của đồng USD, ở thời điểm mà nước Mỹ đang vay mượn một số tiền khổng lồ để vực dậy nền kinh tế.
Thống kê cho thấy, việc phát hành trái phiếu kho bạc đã khiến Mỹ nợ 11.009,25 tỷ USD, tương đương 77% GDP của nước này năm 2008. Riêng Trung Quốc hiện nắm giữ khoảng 1.000 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ.
Tuần trước, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ in thêm tiền để mua trái phiếu kho bạc và các loại chứng khoán khác, với tổng giá trị lên tới 1.150 tỷ USD, đồng USD đã lao dốc mạnh mẽ. Cách đây chưa lâu, Nga cũng có lời kêu gọi tương tự như của Trung Quốc về việc sử dụng một đồng tiền khác thay thế cho USD ở vai trò đồng tiền dự trữ.
Phát biểu tại Paris, Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cho rằng, việc bàn về một đồng tiền “mới mà không mới” như trên là hoàn toàn chính đáng. Nhưng ông cũng nhận định rằng, không có căn cứ để tin rằng, những cuộc thảo luận này sẽ có chuyển biến nhanh chóng.
Trong ngày hôm qua, các quan chức khác của Mỹ cũng tỏ thái độ quyết liệt nhằm bảo vệ vai trò của đồng USD trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời cho rằng, đề xuất của Trung Quốc là thiếu thực tế.
Trong một buổi hội thảo tổ chức tại Đại học New York, khi được các đại biểu phía Trung Quốc đặt câu hỏi về vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới của USD, ông Paul Volcker, một cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Barack Obama trả lời, chính phía Trung Quốc đã bỏ qua sự thật rằng “Trung Quốc không nhất thiết phải mua nợ của Mỹ”. Tuy nhiên, ông Volcker cũng cho biết, ông hiểu “sự bất an về hệ thống tiền tệ quốc tế hiện đang quá phụ thuộc vào đồng USD”.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, bà Janet Yellen, thì phát biểu, mối lo ngại của Trung Quốc về đồng USD là “có thể hiểu được” do dự trữ ngoại hối của nước này thiếu sự đa dạng. Bà Yellen cũng cho rằng, đề xuất của Trung Quốc là thú vị, nhưng “không phải là một lựa chọn thực tế”.
(Theo Washington Post, Reuters)
Tuyên bố này của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner trong phiên chất vấn tại Quốc hội ngày 25/3 này là lời đáp trả một tài liệu của phía Trung Quốc kêu gọi việc thay thế vai trò của đồng “bạc xanh”.
Ngay đầu phiên chất vấn, ông Geithner đã được hỏi về quan điểm của ông đối với một tài liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBC) công bố mới đây. Trong tài liệu này Thống đốc PBC Chu Tiểu Xuyên kêu gọi thay thế đồng USD ở vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới. Thống đốc Chu đề xuất mở rộng quyền rút vốn đặc biệt (SDR), một rổ tiền tệ do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thiết lập cách đây nhiều thập kỷ.
Ông Geithner cho biết chưa đọc tài liệu nói trên, đồng thời khẳng định, sẽ không có “liên minh tiền tệ toàn cầu” nào. “Tôi cho rằng, đồng USD vẫn là đồng tiền thống lĩnh của thế giới. Tôi tin là sự thật này sẽ tiếp tục trong một thời gian dài nữa. Là một quốc gia, chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo duy trì niềm tin vào thị trường tài chính của Mỹ, vào năng lực sản xuất của nền kinh tế và những yếu tố kinh tế cơ bản dài hạn của nước Mỹ”, ông nói.
Tuy nhiên, giới báo chí tác nghiệp quá nhanh nhạy đã đưa tin ngay lập tức về lời phát biểu của ông Geithner ở đầu phiên họp, rằng nước Mỹ cũng “thực sự cởi mở trước đề xuất” của phía Trung Quốc. Thông tin này ngay lập tức gây ra một làn sóng bán tháo USD, khiến đồng tiền này mất giá hơn 1% so với Euro, còn hơn 1,36 USD mới đổi được 1 Euro.
Sau khi những bình luận tiếp theo của ông Geithner xuất hiện trên mặt báo, đồng USD nhanh chóng phục hồi lại ngưỡng 1 Euro “ăn” trên 1,35 USD.
Phản ứng ngay tức thì và mạnh mẽ của thị trường trước những tuyên bố của vị Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cho thấy thị trường toàn cầu đang cực kỳ nhạy cảm trước những vấn đề liên quan tới sức khỏe của đồng USD, ở thời điểm mà nước Mỹ đang vay mượn một số tiền khổng lồ để vực dậy nền kinh tế.
Thống kê cho thấy, việc phát hành trái phiếu kho bạc đã khiến Mỹ nợ 11.009,25 tỷ USD, tương đương 77% GDP của nước này năm 2008. Riêng Trung Quốc hiện nắm giữ khoảng 1.000 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ.
Tuần trước, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ in thêm tiền để mua trái phiếu kho bạc và các loại chứng khoán khác, với tổng giá trị lên tới 1.150 tỷ USD, đồng USD đã lao dốc mạnh mẽ. Cách đây chưa lâu, Nga cũng có lời kêu gọi tương tự như của Trung Quốc về việc sử dụng một đồng tiền khác thay thế cho USD ở vai trò đồng tiền dự trữ.
Phát biểu tại Paris, Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cho rằng, việc bàn về một đồng tiền “mới mà không mới” như trên là hoàn toàn chính đáng. Nhưng ông cũng nhận định rằng, không có căn cứ để tin rằng, những cuộc thảo luận này sẽ có chuyển biến nhanh chóng.
Trong ngày hôm qua, các quan chức khác của Mỹ cũng tỏ thái độ quyết liệt nhằm bảo vệ vai trò của đồng USD trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời cho rằng, đề xuất của Trung Quốc là thiếu thực tế.
Trong một buổi hội thảo tổ chức tại Đại học New York, khi được các đại biểu phía Trung Quốc đặt câu hỏi về vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới của USD, ông Paul Volcker, một cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Barack Obama trả lời, chính phía Trung Quốc đã bỏ qua sự thật rằng “Trung Quốc không nhất thiết phải mua nợ của Mỹ”. Tuy nhiên, ông Volcker cũng cho biết, ông hiểu “sự bất an về hệ thống tiền tệ quốc tế hiện đang quá phụ thuộc vào đồng USD”.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, bà Janet Yellen, thì phát biểu, mối lo ngại của Trung Quốc về đồng USD là “có thể hiểu được” do dự trữ ngoại hối của nước này thiếu sự đa dạng. Bà Yellen cũng cho rằng, đề xuất của Trung Quốc là thú vị, nhưng “không phải là một lựa chọn thực tế”.
(Theo Washington Post, Reuters)