Mỹ sẽ chi 53 tỷ USD xây đường sắt cao tốc
Chính phủ Mỹ sẽ dùng 53 tỷ USD trong thời gian 6 năm để xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc quốc gia
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua (8/2) đã công bố một kế hoạch đầu tư hạ tầng, trong đó chính phủ nước này sẽ dùng 53 tỷ USD trong thời gian 6 năm để xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc quốc gia.
Dự án này nhằm giúp Tổng thống Barack Obama hoàn thành mục tiêu đề ra là trong vòng 25 năm, 80% dân Mỹ sẽ được tiếp cận dịch vụ đường sắt cao tốc, ông Biden cho hay trong chuyến thăm Philadelphia cùng với Bộ trưởng Bộ Giao thông Ray LaHood.
Đường sắt cao tốc từ lâu là mơ ước của Tổng thống Obama. Trong bài phát biểu liên bang hồi tháng trước, ông từng thổ lộ mong ước này.
Trong bài diễn văn tại thành phố Philadelphia, Phó tổng thống Mỹ nhận định, kế hoạch phát triển đường sắt cao tốc là dự án quan trọng của Mỹ nhằm tạo việc làm và tăng cường tính cạnh tranh của nước này trong tương lai.
Phó tổng thống Biden (phải) và ông Ray LaHood trên tàu Amtrak hôm 8/2.
Ông Biden gợi nhớ rằng, nước Mỹ từng "dạy cả thế giới" về vấn đề giao thông trong thế kỷ 19 và 20. "Tuy nhiên nếu hiện nay chúng ta không nhanh chóng bắt kịp thời đại, chẳng mấy chốc mà họ sẽ dạy lại chúng ta", ông nói.
Theo ông, chính quyền Mỹ sẽ xây dựng ba loại đường sắt cao tốc, bao gồm loại tốc độ dưới 145 km/h, loại từ 145 - 200 km/h và loại từ 200 - 400 km/h.
Nhiều nước trên thế giới như Tây Ban Nha, Trung Quốc và Nhật Bản... đã và đang tăng cường đầu tư cho đường sắt cao tốc, và đây là lĩnh vực mà Mỹ cần cạnh tranh và dẫn đầu thế giới.
Trong năm 2010, chính quyền của Tổng thống Obama đã đầu tư 10,5 tỷ USD cho các dự án đường sắt cao tốc, trong đó có 2,3 tỷ USD cho dự án đường sắt dài gần 1.300km ở bang California nối các thành phố Sacramento với Los Angeles và San Diego.
Hiện nước Mỹ chỉ có một công ty cung cấp dịch vụ đường sắt cao tốc là Amtrak Ecela Express. Tuy tàu cao tốc của họ được quảng cáo là có thể chạy 240 km/h, nhưng vận tốc thực tế trung bình chưa bằng một nửa con số trên.
Amtrak bị đánh giá là không thể chạy quá một nửa vận tốc như công bố.
Những dự án đường sắt cao tốc khác từ khoản chi 10,5 tỷ USD năm ngoái cũng chạy với tốc độ thua xa các tuyến đường tại châu Âu và Nhật Bản.
Ngân sách tài khóa 2012 của ông Obama, dự kiến được công bố vào tuần tới, sẽ dành 8 tỷ USD cho kế hoạch nói trên và phần còn lại sẽ được giải ngân trong 6 năm.
Tuy nhiên, đề xuất của ông Obama đã vấp phải không ít sự phản đối từ phe đối lập. Chủ tịch Ủy ban Giao thông Hạ viện John L. Mica nói: "Dự án này chẳng khác nào cho trùm lừa Madoff thêm một cơ hội nắm tiền đầu tư của người dân".
"Cứ thử xem kết quả từ số tiền 10,5 tỷ USD mà chính quyền rót cho các bang năm vừa rồi. Chúng ta thấy, cái mà họ gọi là đường sắt cao tốc thực tế chạy như rùa bò".
Còn theo Hiệp hội Đường sắt cao tốc Mỹ, với kỳ vọng của ông Obama, hóa đơn cho đường sắt cao tốc có thể lên đến 600 tỷ USD trong vòng 20 năm tới. Nhiều ý kiến bình luận nước Mỹ không gánh nổi chi phí này.
Ngoài ra, dư luận cũng cho rằng đường sắt cao tốc không phù hợp ở Mỹ, một quốc gia nổi tiếng vì tình yêu với phương tiện bốn bánh.
Dự án này nhằm giúp Tổng thống Barack Obama hoàn thành mục tiêu đề ra là trong vòng 25 năm, 80% dân Mỹ sẽ được tiếp cận dịch vụ đường sắt cao tốc, ông Biden cho hay trong chuyến thăm Philadelphia cùng với Bộ trưởng Bộ Giao thông Ray LaHood.
Đường sắt cao tốc từ lâu là mơ ước của Tổng thống Obama. Trong bài phát biểu liên bang hồi tháng trước, ông từng thổ lộ mong ước này.
Trong bài diễn văn tại thành phố Philadelphia, Phó tổng thống Mỹ nhận định, kế hoạch phát triển đường sắt cao tốc là dự án quan trọng của Mỹ nhằm tạo việc làm và tăng cường tính cạnh tranh của nước này trong tương lai.
Phó tổng thống Biden (phải) và ông Ray LaHood trên tàu Amtrak hôm 8/2.
Ông Biden gợi nhớ rằng, nước Mỹ từng "dạy cả thế giới" về vấn đề giao thông trong thế kỷ 19 và 20. "Tuy nhiên nếu hiện nay chúng ta không nhanh chóng bắt kịp thời đại, chẳng mấy chốc mà họ sẽ dạy lại chúng ta", ông nói.
Theo ông, chính quyền Mỹ sẽ xây dựng ba loại đường sắt cao tốc, bao gồm loại tốc độ dưới 145 km/h, loại từ 145 - 200 km/h và loại từ 200 - 400 km/h.
Nhiều nước trên thế giới như Tây Ban Nha, Trung Quốc và Nhật Bản... đã và đang tăng cường đầu tư cho đường sắt cao tốc, và đây là lĩnh vực mà Mỹ cần cạnh tranh và dẫn đầu thế giới.
Trong năm 2010, chính quyền của Tổng thống Obama đã đầu tư 10,5 tỷ USD cho các dự án đường sắt cao tốc, trong đó có 2,3 tỷ USD cho dự án đường sắt dài gần 1.300km ở bang California nối các thành phố Sacramento với Los Angeles và San Diego.
Hiện nước Mỹ chỉ có một công ty cung cấp dịch vụ đường sắt cao tốc là Amtrak Ecela Express. Tuy tàu cao tốc của họ được quảng cáo là có thể chạy 240 km/h, nhưng vận tốc thực tế trung bình chưa bằng một nửa con số trên.
Amtrak bị đánh giá là không thể chạy quá một nửa vận tốc như công bố.
Những dự án đường sắt cao tốc khác từ khoản chi 10,5 tỷ USD năm ngoái cũng chạy với tốc độ thua xa các tuyến đường tại châu Âu và Nhật Bản.
Ngân sách tài khóa 2012 của ông Obama, dự kiến được công bố vào tuần tới, sẽ dành 8 tỷ USD cho kế hoạch nói trên và phần còn lại sẽ được giải ngân trong 6 năm.
Tuy nhiên, đề xuất của ông Obama đã vấp phải không ít sự phản đối từ phe đối lập. Chủ tịch Ủy ban Giao thông Hạ viện John L. Mica nói: "Dự án này chẳng khác nào cho trùm lừa Madoff thêm một cơ hội nắm tiền đầu tư của người dân".
"Cứ thử xem kết quả từ số tiền 10,5 tỷ USD mà chính quyền rót cho các bang năm vừa rồi. Chúng ta thấy, cái mà họ gọi là đường sắt cao tốc thực tế chạy như rùa bò".
Còn theo Hiệp hội Đường sắt cao tốc Mỹ, với kỳ vọng của ông Obama, hóa đơn cho đường sắt cao tốc có thể lên đến 600 tỷ USD trong vòng 20 năm tới. Nhiều ý kiến bình luận nước Mỹ không gánh nổi chi phí này.
Ngoài ra, dư luận cũng cho rằng đường sắt cao tốc không phù hợp ở Mỹ, một quốc gia nổi tiếng vì tình yêu với phương tiện bốn bánh.