Mỹ-Triều tiếp tục “đấu khẩu” kịch liệt
“Đàm phán tử tế là điều không thể có với một kẻ mất trí, và chỉ vũ lực mới có thể mang lại hiệu quả đối với ông ta”
Triều Tiên ngày 10/8 gọi những lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với nước này là “vớ vẩn”, đồng thời vạch ra kế hoạch chi tiết cho việc tấn công bằng tên lửa vào khu vực gần đảo Guam của Mỹ.
Vào hôm 8/8, ông Trump bất ngờ đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của ông đối với Triều Tiên, nói rằng nước Mỹ sẽ đáp trả bằng “hỏa lực và thịnh nộ” nếu Triều Tiên tiếp tục có những hành động đe dọa. Chỉ vài giờ sau đó, vào sáng ngày 9/8, Triều Tiên dọa sẽ nã tên lửa vào đảo Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Theo hãng tin Reuters, sáng ngày thứ Năm, Triều Tiên tiếp tục nói rằng đang hoàn tất kế hoạch phóng 4 tên lửa tầm trung qua Nhật Bản về vị trí cách Guam 30-40 km. Để đạt tới mục tiêu này, tên lửa của Triều Tiên sẽ phải bay hơn 3.000 km.
Những bước tiến nhanh chóng trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên đã làm gia tăng căng thẳng, dẫn tới một cuộc đấu khẩu kịch liệt giữa Washington và Bình Nhưỡng suốt mấy ngày qua.
“Đàm phán tử tế là điều không thể có với một kẻ mất trí, và chỉ vũ lực mới có thể mang lại hiệu quả đối với ông ta”, một bài báo của hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA nói về ông Trump.
Bài báo dẫn lời tướng Kim Rak Gyom, chỉ huy lực lượng chiến lược Quân đội Nhân dân Triều Tiên, nói quân đội nước này sẽ hoàn tất kế hoạch tấn công Guam vào giữa tháng 8 để sẵn sàng chờ lệnh của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Mặc dù Triều Tiên thường xuyên dọa sẽ phá hủy nước Mỹ và đồng minh, bài báo này của KCNA được đánh giá là chi tiết bất thường.
Giáo sư Masao Okonogi thuộc Đại học Keio, Nhật Bản, cho rằng bài báo cho thấy Bình Nhưỡng đang đưa ra một lời cảnh báo hoặc thông báo trước về thay đổi trong chương trình thử nghiệm tên lửa của họ, thay vì đe dọa tấn công.
“Tôi tin đây là một thông điệp nói rằng họ có kế hoạch chuyển các cuộc phóng thử tên lửa từ biển Nhật Bản sang các khu vực xung quanh Guam”, ông Okonogi nói với Reuters. “Bằng cách đưa ra thông báo trước như vậy, họ cũng gửi đi một thông điệp ngầm rằng những gì mà họ sắp làm không phải là một cuộc tấn công thực sự”.
Cũng trong ngày 9/8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cảnh báo Triều Tiên rằng Mỹ và đồng minh sẽ là bên thắng cuộc trong bất kỳ cuộc chạy đua hay xung đột vũ trang nào. “Triều Tiên nên từ bỏ bất kỳ cân nhắc hành động nào dẫn tới sự chấm dứt đối với chính thể và sự hủy diệt đối với nhân dân của họ”, ông Mattis nói trong một tuyên bố.
Trong khi đó, Tổng thống Trump “khoe” về năng lực hạt nhân của Mỹ. “Mệnh lệnh đầu tiên của tôi khi làm Tổng thống là nâng cấp và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của chúng ta. Kho vũ khí này giờ đây đã mạnh hơn nhiều so với trước kia”, ông Trump viết trên Twitter. “Hy vọng là chúng ta sẽ không bao giờ phải dùng đến sức mạnh này, nhưng sẽ không khi nào chúng ta không phải là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới”.
Có mặt tại Guam trong một chuyến thăm đã được lên lịch từ trước, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tilelrson ngày 9/8 phủ nhận tính nghiêm trọng của lời đe dọa từ Triều Tiên. Ông Tillerson nói ông không cho rằng đang có một nguy cơ sắp thành hiện thực từ Triều Tiên và “người Mỹ cứ việc ngủ ngon vào ban đêm”.
Cùng ngày, Thống đốc Guam, ông Eddi Calvo, bác bỏ sự đe dọa của Bình Nhưỡng và nói hòn đảo này đã được chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào bằng các biện pháp phòng thủ chiến lược. Ông Calvo cũng cho biết ông thường xuyên liên lạc với Nhà Trắng và không hề có sự thay đổi nào về mức độ cảnh báo nguy hiểm.
Về phần mình, Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên, cho rằng Mỹ nên có động thái để giảm căng thẳng.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nói vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang tiến tới một cuộc xung đột và giờ là lúc Mỹ nên có câu trả lời đối với những mối lo an ninh của Bình Nhưỡng.
“Triều Tiên gần như đã bị cô lập hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài. Trong tình cảnh cực đoan như vậy, Bình Nhưỡng sẽ cân nhắc mọi lựa chọn có thể của họ”, bài xã luận ngày 10/8 của tờ báo có đoạn viết. “Washington nên khuyến khích Bình Nhưỡng hòa thập với thế giới bên ngoài và trở lại với cộng đồng quốc tế”.
Vào hôm 8/8, ông Trump bất ngờ đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của ông đối với Triều Tiên, nói rằng nước Mỹ sẽ đáp trả bằng “hỏa lực và thịnh nộ” nếu Triều Tiên tiếp tục có những hành động đe dọa. Chỉ vài giờ sau đó, vào sáng ngày 9/8, Triều Tiên dọa sẽ nã tên lửa vào đảo Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Theo hãng tin Reuters, sáng ngày thứ Năm, Triều Tiên tiếp tục nói rằng đang hoàn tất kế hoạch phóng 4 tên lửa tầm trung qua Nhật Bản về vị trí cách Guam 30-40 km. Để đạt tới mục tiêu này, tên lửa của Triều Tiên sẽ phải bay hơn 3.000 km.
Những bước tiến nhanh chóng trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên đã làm gia tăng căng thẳng, dẫn tới một cuộc đấu khẩu kịch liệt giữa Washington và Bình Nhưỡng suốt mấy ngày qua.
“Đàm phán tử tế là điều không thể có với một kẻ mất trí, và chỉ vũ lực mới có thể mang lại hiệu quả đối với ông ta”, một bài báo của hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA nói về ông Trump.
Bài báo dẫn lời tướng Kim Rak Gyom, chỉ huy lực lượng chiến lược Quân đội Nhân dân Triều Tiên, nói quân đội nước này sẽ hoàn tất kế hoạch tấn công Guam vào giữa tháng 8 để sẵn sàng chờ lệnh của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Mặc dù Triều Tiên thường xuyên dọa sẽ phá hủy nước Mỹ và đồng minh, bài báo này của KCNA được đánh giá là chi tiết bất thường.
Giáo sư Masao Okonogi thuộc Đại học Keio, Nhật Bản, cho rằng bài báo cho thấy Bình Nhưỡng đang đưa ra một lời cảnh báo hoặc thông báo trước về thay đổi trong chương trình thử nghiệm tên lửa của họ, thay vì đe dọa tấn công.
“Tôi tin đây là một thông điệp nói rằng họ có kế hoạch chuyển các cuộc phóng thử tên lửa từ biển Nhật Bản sang các khu vực xung quanh Guam”, ông Okonogi nói với Reuters. “Bằng cách đưa ra thông báo trước như vậy, họ cũng gửi đi một thông điệp ngầm rằng những gì mà họ sắp làm không phải là một cuộc tấn công thực sự”.
Cũng trong ngày 9/8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cảnh báo Triều Tiên rằng Mỹ và đồng minh sẽ là bên thắng cuộc trong bất kỳ cuộc chạy đua hay xung đột vũ trang nào. “Triều Tiên nên từ bỏ bất kỳ cân nhắc hành động nào dẫn tới sự chấm dứt đối với chính thể và sự hủy diệt đối với nhân dân của họ”, ông Mattis nói trong một tuyên bố.
Trong khi đó, Tổng thống Trump “khoe” về năng lực hạt nhân của Mỹ. “Mệnh lệnh đầu tiên của tôi khi làm Tổng thống là nâng cấp và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của chúng ta. Kho vũ khí này giờ đây đã mạnh hơn nhiều so với trước kia”, ông Trump viết trên Twitter. “Hy vọng là chúng ta sẽ không bao giờ phải dùng đến sức mạnh này, nhưng sẽ không khi nào chúng ta không phải là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới”.
Có mặt tại Guam trong một chuyến thăm đã được lên lịch từ trước, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tilelrson ngày 9/8 phủ nhận tính nghiêm trọng của lời đe dọa từ Triều Tiên. Ông Tillerson nói ông không cho rằng đang có một nguy cơ sắp thành hiện thực từ Triều Tiên và “người Mỹ cứ việc ngủ ngon vào ban đêm”.
Cùng ngày, Thống đốc Guam, ông Eddi Calvo, bác bỏ sự đe dọa của Bình Nhưỡng và nói hòn đảo này đã được chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào bằng các biện pháp phòng thủ chiến lược. Ông Calvo cũng cho biết ông thường xuyên liên lạc với Nhà Trắng và không hề có sự thay đổi nào về mức độ cảnh báo nguy hiểm.
Về phần mình, Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên, cho rằng Mỹ nên có động thái để giảm căng thẳng.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nói vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang tiến tới một cuộc xung đột và giờ là lúc Mỹ nên có câu trả lời đối với những mối lo an ninh của Bình Nhưỡng.
“Triều Tiên gần như đã bị cô lập hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài. Trong tình cảnh cực đoan như vậy, Bình Nhưỡng sẽ cân nhắc mọi lựa chọn có thể của họ”, bài xã luận ngày 10/8 của tờ báo có đoạn viết. “Washington nên khuyến khích Bình Nhưỡng hòa thập với thế giới bên ngoài và trở lại với cộng đồng quốc tế”.