Mỹ và EU đâm đơn kiện Trung Quốc
Mỹ và EU buộc tội Trung Quốc áp dụng các biện pháp thương mại không bình đẳng, nhằm hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô
Những căng thẳng âm ỉ trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đã lên nhiệt, khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama nộp đơn kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngày 23/6.
Lá đơn buộc tội Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp thương mại không bình đẳng nhằm hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng nguyên liệu thô phục vụ cho việc sản xuất thép, nhôm và nhiều sản phẩm khác.
Đây là vụ kiện thương mại đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ khi ông Obama lên cầm quyền. Thể hiện thái độ ủng hộ Mỹ trong vụ này, Liên minh châu Âu (EU) cùng ngày cũng nộp đơn kiện tương tự nhằm vào Trung Quốc lên WTO.
Theo nội dung đơn kiện, những loại nguyên liệu bị phía Mỹ và EU cho là Trung Quốc đang hạn chế xuất khẩu gồm có than cốc, bauxite, magnesium... Các nguyên đơn này cho rằng, những biện pháp hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc tạo cho các công ty của nước này ưu thế cạnh tranh bất bình đẳng so với các đối thủ phương Tây nhờ được tiếp cận với nguồn nguyên liệu giá rẻ hơn, đi ngược lại các quy tắc chống hạn chế xuất khẩu của WTO.
Đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk cho hay, Chính phủ nước này đã quyết định kiện Trung Quốc trong khuôn khổ WTO sau khi cuộc đàm phán kéo dài 2 năm giữa Trung Quốc và chính quyền Bush không đạt được giải pháp. Ông Kirk cho rằng, hành động của phía Trung Quốc đang đe dọa thị trường việc làm của nước Mỹ.
“Nước Mỹ tin là Trung Quốc đang dùng tới các biện pháp bất bình đẳng để hạn chế xuất khẩu nguyên vật liệu thô. Hành động này làm tổn thương các nhà sản xuất thép, nhôm và hóa chất, cũng như các ngành công nghiệp khác của Mỹ - những lĩnh vực đang rất cần nguyên vật liệu cho sản xuất”, ông Kirk phát biểu.
“Những hạn chế của Trung Quốc đối với xuất khẩu nguyên liệu thô tác động tiêu cực tới sự cạnh tranh và làm gia tăng giá cả trên toàn cầu, khiến các doanh nghiệp của chúng tôi càng thêm khó khăn trong bối cảnh suy thoái kinh tế”, Cao ủy Thương mại của EU, bà Catherine Ashton, tuyên bố.
Phản ứng trước đơn kiện của EU và Mỹ, Chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc mà phía nguyên đơn đưa ra. Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Chen Deming tuyên bố, mục đích của chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô của nước này là nhằm bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hoàn toàn tuân thủ các quy định của WTO.
Đơn kiện của Mỹ và EU sẽ làm phát sinh một quá trình tham vấn kéo dài 60 ngày. Trong thời gian này, nếu tranh chấp không được giải quyết, hai nguyên đơn có thể chính thức đề nghị thành lập một ủy ban điều trần trong WTO. Trong một phiên điều trần bất kỳ trước WTO, nếu Mỹ và EU chiếm ưu thế và Trung Quốc tiếp tục từ chối chấm dứt các biện pháp hạn chế xuất khẩu, Mỹ và EU sẽ được quyền áp lệnh trừng phạt kinh tế với Trung Quốc ngang bằng với những thiệt hại được xem hành động hạn chế của Trung Quốc gây ra đối với công ty của Mỹ và EU.
Cả Mỹ và EU hiện đều đang hy vọng vấn đề có thể được giải quyết trong thời gian tham vấn, còn nếu không, họ sẽ yêu cầu giải quyết tranh chấp bẳng các thủ tục điều trần trong WTO. “Chúng tôi luôn ưu tiên đối thoại, nhưng chúng tôi đã đề cập vấn đề này với phía Trung Quốc nhiều lần mà họ vẫn không chịu điều chỉnh chính sách”, Đại diện thương mại Mỹ, ông Kirk, nói.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc cũng khẳng định, Trung Quốc sẽ “giải quyết êm đẹp” vụ tranh chấp này theo các thủ tục của WTO. “Theo các thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO, Trung Quốc sẽ tuân thủ các yêu cầu tham vấn”, ông Chen tuyên bố.
Một số chuyên gia về thương mại quốc tế cũng nhận định, nhiều khả năng, Trung Quốc có thể sẽ giải quyết êm thấm vụ tranh chấp này trong thời kỳ tham vấn, thay vì tham gia vào quá trình kiện tụng kéo dài và phức tạp trong khuôn khổ WTO.
“Mỹ có sức mạnh trong vụ này, nhất là khi Mỹ và EU, hai đối tác thương mại lớn nhất trong WTO, cùng kiện Trung Quốc”, ông Dan Griswold, một chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực thương mại tại Viện nghiên cứu Cato có trụ sở ở Washington nhận xét.
Giới phân tích cho rằng, vụ kiện này sẽ chỉ là một trong nhiều vụ kiện thương mại mà chính quyền Obama sẽ tiến hành nhằm vào Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử ghế tổng thống, ông Obama đã cam kết sẽ có cách xử lý cứng rắn hơn mối quan hệ với các đối tác thương mại chính của nước Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang trải qua một giai đoạn suy thoái tồi tệ, với tỷ lệ thất nghiệp liên tục tăng cao.
(Theo AP, Bloomberg)
Lá đơn buộc tội Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp thương mại không bình đẳng nhằm hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng nguyên liệu thô phục vụ cho việc sản xuất thép, nhôm và nhiều sản phẩm khác.
Đây là vụ kiện thương mại đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ khi ông Obama lên cầm quyền. Thể hiện thái độ ủng hộ Mỹ trong vụ này, Liên minh châu Âu (EU) cùng ngày cũng nộp đơn kiện tương tự nhằm vào Trung Quốc lên WTO.
Theo nội dung đơn kiện, những loại nguyên liệu bị phía Mỹ và EU cho là Trung Quốc đang hạn chế xuất khẩu gồm có than cốc, bauxite, magnesium... Các nguyên đơn này cho rằng, những biện pháp hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc tạo cho các công ty của nước này ưu thế cạnh tranh bất bình đẳng so với các đối thủ phương Tây nhờ được tiếp cận với nguồn nguyên liệu giá rẻ hơn, đi ngược lại các quy tắc chống hạn chế xuất khẩu của WTO.
Đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk cho hay, Chính phủ nước này đã quyết định kiện Trung Quốc trong khuôn khổ WTO sau khi cuộc đàm phán kéo dài 2 năm giữa Trung Quốc và chính quyền Bush không đạt được giải pháp. Ông Kirk cho rằng, hành động của phía Trung Quốc đang đe dọa thị trường việc làm của nước Mỹ.
“Nước Mỹ tin là Trung Quốc đang dùng tới các biện pháp bất bình đẳng để hạn chế xuất khẩu nguyên vật liệu thô. Hành động này làm tổn thương các nhà sản xuất thép, nhôm và hóa chất, cũng như các ngành công nghiệp khác của Mỹ - những lĩnh vực đang rất cần nguyên vật liệu cho sản xuất”, ông Kirk phát biểu.
“Những hạn chế của Trung Quốc đối với xuất khẩu nguyên liệu thô tác động tiêu cực tới sự cạnh tranh và làm gia tăng giá cả trên toàn cầu, khiến các doanh nghiệp của chúng tôi càng thêm khó khăn trong bối cảnh suy thoái kinh tế”, Cao ủy Thương mại của EU, bà Catherine Ashton, tuyên bố.
Phản ứng trước đơn kiện của EU và Mỹ, Chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc mà phía nguyên đơn đưa ra. Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Chen Deming tuyên bố, mục đích của chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô của nước này là nhằm bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hoàn toàn tuân thủ các quy định của WTO.
Đơn kiện của Mỹ và EU sẽ làm phát sinh một quá trình tham vấn kéo dài 60 ngày. Trong thời gian này, nếu tranh chấp không được giải quyết, hai nguyên đơn có thể chính thức đề nghị thành lập một ủy ban điều trần trong WTO. Trong một phiên điều trần bất kỳ trước WTO, nếu Mỹ và EU chiếm ưu thế và Trung Quốc tiếp tục từ chối chấm dứt các biện pháp hạn chế xuất khẩu, Mỹ và EU sẽ được quyền áp lệnh trừng phạt kinh tế với Trung Quốc ngang bằng với những thiệt hại được xem hành động hạn chế của Trung Quốc gây ra đối với công ty của Mỹ và EU.
Cả Mỹ và EU hiện đều đang hy vọng vấn đề có thể được giải quyết trong thời gian tham vấn, còn nếu không, họ sẽ yêu cầu giải quyết tranh chấp bẳng các thủ tục điều trần trong WTO. “Chúng tôi luôn ưu tiên đối thoại, nhưng chúng tôi đã đề cập vấn đề này với phía Trung Quốc nhiều lần mà họ vẫn không chịu điều chỉnh chính sách”, Đại diện thương mại Mỹ, ông Kirk, nói.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc cũng khẳng định, Trung Quốc sẽ “giải quyết êm đẹp” vụ tranh chấp này theo các thủ tục của WTO. “Theo các thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO, Trung Quốc sẽ tuân thủ các yêu cầu tham vấn”, ông Chen tuyên bố.
Một số chuyên gia về thương mại quốc tế cũng nhận định, nhiều khả năng, Trung Quốc có thể sẽ giải quyết êm thấm vụ tranh chấp này trong thời kỳ tham vấn, thay vì tham gia vào quá trình kiện tụng kéo dài và phức tạp trong khuôn khổ WTO.
“Mỹ có sức mạnh trong vụ này, nhất là khi Mỹ và EU, hai đối tác thương mại lớn nhất trong WTO, cùng kiện Trung Quốc”, ông Dan Griswold, một chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực thương mại tại Viện nghiên cứu Cato có trụ sở ở Washington nhận xét.
Giới phân tích cho rằng, vụ kiện này sẽ chỉ là một trong nhiều vụ kiện thương mại mà chính quyền Obama sẽ tiến hành nhằm vào Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử ghế tổng thống, ông Obama đã cam kết sẽ có cách xử lý cứng rắn hơn mối quan hệ với các đối tác thương mại chính của nước Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang trải qua một giai đoạn suy thoái tồi tệ, với tỷ lệ thất nghiệp liên tục tăng cao.
(Theo AP, Bloomberg)