Năm 2008, doanh nghiệp bảo hiểm “thắng lớn” từ đầu tư
Phần lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm đã đạt mức tăng cao nhất từ trước tới nay
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong năm 2008 hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều tăng trưởng doanh thu và lãi, riêng phần lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm đã đạt mức tăng cao nhất từ trước tới nay.
Điều đáng nói là hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm chưa dám tăng tỷ trọng, cơ cấu đầu tư vào chứng khoán nên mức độ bị ảnh hưởng bởi sự biến động thị trường không nhiều.
Tuy nhiên, theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, nếu phân tích thật kĩ nguyên nhân thì thấy rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm có được trong năm 2008 chủ yếu là do đầu tư tài chính từ vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn (chênh lệch giá phát hành cổ phiếu) và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Đặc biệt, giai đoạn giữa năm 2008, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, làm cho lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng cao (có ngân hàng hơn 18%/năm), lãi suất bình quân cả năm từ 10% - 12%/năm.
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, lãi từ hoạt động đầu tư không những là nguồn lợi nhuận chia lãi cổ đông mà còn là một cứu cánh cho các doanh nghiệp này đang có thực trạng kết quả kinh doanh bảo hiểm là con số âm khi phí bảo hiểm không bù đắp được bồi thường, chi phí và trích lập dự phòng theo quy định của Bộ Tài chính.
Năm 2008, tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường đạt xấp xỉ 10.900 tỷ đồng, tăng trưởng 30%, vượt chỉ tiêu chiến lược thị trường bảo hiểm đến năm 2010 tới 21% (chỉ tiêu đặt ra là 9.000 tỷ đồng).
Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Bảo Việt 3.305 tỷ đồng, PVI 2.016 tỷ đồng, Bảo Minh 1.981 tỷ đồng, PJICO 1.061 tỷ đồng, PTI đạt 429 tỷ đồng.
Chính vì vậy, đối với bảo hiểm phi nhân thọ, việc chấm dứt tình trạng các nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh có kết quả âm đang được đặt lên hàng đầu vì bị hạn chế nguồn bù đắp từ lãi đầu tư. Không nên quá chú trọng tăng trưởng doanh thu chiếm lĩnh thị phần mà quên đi hiệu quả kinh doanh.
Doanh nghiệp bảo hiểm nên nhìn nhận rõ liệu việc hạ phí bảo hiểm để giành giật dịch vụ khách hàng hay tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng, xử lý thiên tai, tai nạn và bồi thường kịp thời, đầy đủ, nâng cao uy tín doanh nghiệp sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng.
Khối doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng đạt doanh thu 10.334 tỷ đồng. Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Prudential 4.270 tỷ đồng, Bảo Việt 3.425 tỷ đồng, Manulife 1.072 tỷ đồng, AIG 634 tỷ đồng, Dai-ichi 585 tỷ đồng.
Tuy vậy, năm 2009, khủng hoảng kinh tế toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam. Trong những tháng đầu năm, chỉ số VN-Index và lãi suất tiền gửi ngân hàng luôn giảm sẽ ảnh hưởng đến số lãi đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm, tất nhiên sẽ thấp hơn nhiều so với năm 2008.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho những người đang tham gia bảo hiểm bị giảm sút thu nhập do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm, không phải chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn và thu hút được nhiều người tham gia bảo hiểm.
Điều đáng nói là hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm chưa dám tăng tỷ trọng, cơ cấu đầu tư vào chứng khoán nên mức độ bị ảnh hưởng bởi sự biến động thị trường không nhiều.
Tuy nhiên, theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, nếu phân tích thật kĩ nguyên nhân thì thấy rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm có được trong năm 2008 chủ yếu là do đầu tư tài chính từ vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn (chênh lệch giá phát hành cổ phiếu) và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Đặc biệt, giai đoạn giữa năm 2008, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, làm cho lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng cao (có ngân hàng hơn 18%/năm), lãi suất bình quân cả năm từ 10% - 12%/năm.
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, lãi từ hoạt động đầu tư không những là nguồn lợi nhuận chia lãi cổ đông mà còn là một cứu cánh cho các doanh nghiệp này đang có thực trạng kết quả kinh doanh bảo hiểm là con số âm khi phí bảo hiểm không bù đắp được bồi thường, chi phí và trích lập dự phòng theo quy định của Bộ Tài chính.
Năm 2008, tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường đạt xấp xỉ 10.900 tỷ đồng, tăng trưởng 30%, vượt chỉ tiêu chiến lược thị trường bảo hiểm đến năm 2010 tới 21% (chỉ tiêu đặt ra là 9.000 tỷ đồng).
Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Bảo Việt 3.305 tỷ đồng, PVI 2.016 tỷ đồng, Bảo Minh 1.981 tỷ đồng, PJICO 1.061 tỷ đồng, PTI đạt 429 tỷ đồng.
Chính vì vậy, đối với bảo hiểm phi nhân thọ, việc chấm dứt tình trạng các nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh có kết quả âm đang được đặt lên hàng đầu vì bị hạn chế nguồn bù đắp từ lãi đầu tư. Không nên quá chú trọng tăng trưởng doanh thu chiếm lĩnh thị phần mà quên đi hiệu quả kinh doanh.
Doanh nghiệp bảo hiểm nên nhìn nhận rõ liệu việc hạ phí bảo hiểm để giành giật dịch vụ khách hàng hay tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng, xử lý thiên tai, tai nạn và bồi thường kịp thời, đầy đủ, nâng cao uy tín doanh nghiệp sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng.
Khối doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng đạt doanh thu 10.334 tỷ đồng. Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Prudential 4.270 tỷ đồng, Bảo Việt 3.425 tỷ đồng, Manulife 1.072 tỷ đồng, AIG 634 tỷ đồng, Dai-ichi 585 tỷ đồng.
Tuy vậy, năm 2009, khủng hoảng kinh tế toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam. Trong những tháng đầu năm, chỉ số VN-Index và lãi suất tiền gửi ngân hàng luôn giảm sẽ ảnh hưởng đến số lãi đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm, tất nhiên sẽ thấp hơn nhiều so với năm 2008.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho những người đang tham gia bảo hiểm bị giảm sút thu nhập do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm, không phải chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn và thu hút được nhiều người tham gia bảo hiểm.