Năm 2017, Trung Quốc chỉ thua Mỹ về độ giàu
Tới giữa 2012, Trung Quốc đã có 964.000 triệu phú và con số này sẽ vọt lên mức 1,9 triệu người vào năm 2017
Trang China Daily vừa dẫn báo cáo Global Wealth 2012 của Viện Nghiên cứu Credit Suisse (CSRI) cho biết, tới năm 2017, số triệu phú ở Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi và nước này sẽ vượt Nhật Bản trở thành quốc gia giàu thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
Theo báo cáo trên, tính tới giữa năm 2012, Trung Quốc đã có 964.000 triệu phú và con số này sẽ vọt lên mức 1,9 triệu người vào năm 2017, nhờ sự phát triển vượt bậc của khu vực tư nhân. Tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc cũng sẽ tăng lên 38.000 tỷ USD từ mức 20.000 tỷ USD năm nay.
Với mức tổng giá trị tài sản các hộ gia đình như vậy, Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản, nước có mức tương ứng khoảng 35.000 tỷ USD vào năm 2017, trở thành quốc gia giàu thứ hai trên thế giới. Trong khi đó, Mỹ tiếp tục giữ vững ngôi vị đứng đầu, với 89.000 tỷ USD tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình.
Giám đốc điều hành và phụ trách nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Credit Suisse, Fan Cheuk-wan cho biết, sự giàu có của các hộ gia đình Trung Quốc đã tăng lên là nhờ vào quá trình đô thị hóa và sự bùng nổ của khu vực kinh tế tư nhân.
Do có tỷ lệ tiết kiệm cao và các thiết chế tài chính tương đối phát triển nên tỷ lệ tài sản hộ gia đình Trung Quốc dưới hình thức tài chính cao hơn so với so với các nước đang phát triển chủ yếu khác. Nhà tư, công trình xây dựng mới và đất nông thôn là các hình thức rất quan trọng của sự giàu có ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất bình đẳng về sự giàu có cũng đang tăng lên mạnh mẽ. Trong đó, Trung Quốc ngày càng xuất hiện nhiều hơn những doanh nhân, chuyên gia cùng các nhà đầu tư thành đạt.
Cũng theo báo cáo trên, Trung Quốc hiện là nguồn quan trọng nhất tạo ra của cải mới cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ qua. Mức tăng trung bình sự giàu có của các hộ gia đình tại khu vực này kể từ năm 2000 là 13%, cao hơn nhiều so với mức tăng trung bình 5,8% trên phạm vi toàn cầu.
Trước đó, hồi tháng 2/2011, cơ quan thống kê Nhật công bố số liệu chính thức cho thấy quy mô kinh tế nước này năm 2010 là 5.474 tỷ USD. Trong khi con số được Bắc Kinh công bố trong cùng kỳ là khoảng 5.800 tỷ USD. Như vậy, Trung Quốc đã chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về GDP.
Theo báo cáo trên, tính tới giữa năm 2012, Trung Quốc đã có 964.000 triệu phú và con số này sẽ vọt lên mức 1,9 triệu người vào năm 2017, nhờ sự phát triển vượt bậc của khu vực tư nhân. Tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc cũng sẽ tăng lên 38.000 tỷ USD từ mức 20.000 tỷ USD năm nay.
Với mức tổng giá trị tài sản các hộ gia đình như vậy, Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản, nước có mức tương ứng khoảng 35.000 tỷ USD vào năm 2017, trở thành quốc gia giàu thứ hai trên thế giới. Trong khi đó, Mỹ tiếp tục giữ vững ngôi vị đứng đầu, với 89.000 tỷ USD tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình.
Trung Quốc là nguồn quan trọng nhất tạo ra của cải mới cho châu Á - Thái Bình Dương
Giám đốc điều hành và phụ trách nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Credit Suisse, Fan Cheuk-wan cho biết, sự giàu có của các hộ gia đình Trung Quốc đã tăng lên là nhờ vào quá trình đô thị hóa và sự bùng nổ của khu vực kinh tế tư nhân.
Do có tỷ lệ tiết kiệm cao và các thiết chế tài chính tương đối phát triển nên tỷ lệ tài sản hộ gia đình Trung Quốc dưới hình thức tài chính cao hơn so với so với các nước đang phát triển chủ yếu khác. Nhà tư, công trình xây dựng mới và đất nông thôn là các hình thức rất quan trọng của sự giàu có ở Trung Quốc.
Năm 2010, Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về GDP
Tuy nhiên, bất bình đẳng về sự giàu có cũng đang tăng lên mạnh mẽ. Trong đó, Trung Quốc ngày càng xuất hiện nhiều hơn những doanh nhân, chuyên gia cùng các nhà đầu tư thành đạt.
Cũng theo báo cáo trên, Trung Quốc hiện là nguồn quan trọng nhất tạo ra của cải mới cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ qua. Mức tăng trung bình sự giàu có của các hộ gia đình tại khu vực này kể từ năm 2000 là 13%, cao hơn nhiều so với mức tăng trung bình 5,8% trên phạm vi toàn cầu.
Trước đó, hồi tháng 2/2011, cơ quan thống kê Nhật công bố số liệu chính thức cho thấy quy mô kinh tế nước này năm 2010 là 5.474 tỷ USD. Trong khi con số được Bắc Kinh công bố trong cùng kỳ là khoảng 5.800 tỷ USD. Như vậy, Trung Quốc đã chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về GDP.