Năm mới, chưa hết âu lo
Các nhà đầu tư trên thế giới tỏ ra rất thận trọng khi nói về triển vọng kinh tế và thị trường năm 2009
Các nhà đầu tư trên thế giới tỏ ra rất thận trọng khi nói về triển vọng kinh tế và thị trường năm 2009.
Vẫn còn hy vọng là thị trường sẽ khởi sắc đâu đó trong năm tới nhưng khả năng đó phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của các biện pháp giải cứu của Chính phủ Mỹ và các chính phủ khác.
Vào ngày đầu tiên của năm 2009, nhiều nhà đầu tư đánh giá năm 2008 là năm tồi tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây. “Hiện giờ thì chúng ta đang ở trong một cuộc suy thoái thực sự chứ không phải là suy thoái ảo nữa”, ông Justin U.Stewart, giám đốc một quỹ đầu tư nói. “Chúng ta đã quá phấn khích đến mức bỏ qua quá nhiều tin xấu”.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất giá trị tổng cộng 14 nghìn tỷ USD tính theo chỉ số thế giới MSCI dành cho các công ty lớn. Hàng loạt tên tuổi lớn đã ra đi và vẫn còn nhiều tên tuổi lớn nữa đang chuẩn bị phá sản. Những vụ lừa đảo kinh hoàng vỡ lở. Giá dầu tăng vọt rồi lại rơi tự do. Mỹ và Anh ghi nhận những mức thất nghiệp kỷ lục.
Chính phủ các nước đã bắt đầu bơm tổng cộng 1.000 tỷ USD vào các nền kinh tế để cản đà suy thoái và đang tiếp tục các kế hoạch bơm thêm tiền. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã bắt đầu vào cuộc cứu kinh tế với khoản vay 2,5 tỷ USD cho Belarus. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 30/12 đã tuyên bố kế hoạch chi 500 tỷ USD để mua các chứng khoán của các tài sản thế chấp từ nay đến giữa năm 2009.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tái khẳng định sẽ áp dụng chính sách tiền tệ tương đối lỏng nhằm khôi phục đà tăng trưởng kinh tế. Các nhà đầu tư đang trông đợi chính quyền mới của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Barack Obama sẽ tuyên bố kế hoạch chi tiêu lên tới 775 tỷ USD trong 2 năm tới.
“Tôi nghĩ là chúng tôi sẽ chỉ nhúc nhích chút ít trong năm tới rồi lại nằm im một thời gian”, ông Mike Lenhoff, chiến lược gia của Công ty Brewin Dolphin, nói. “Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đang làm những việc tốt nhất có thể để đảm bảo là cuộc suy thoái này sẽ không sinh ra nạn dịch giảm phát”.
Mối lo lớn nhất là tình trạng giảm phát có thể diễn ra vì các doanh nghiệp và người tiêu dùng đều đang trì hoãn chi tiêu vì cho rằng giá sẽ còn tiếp tục giảm. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái này sẽ kéo dài bao lâu còn phụ thuộc nhiều khả năng khởi động lại dòng chảy tín dụng trên thế giới. Hiện nay, nhiều ngân hàng đang tích trữ tiến thay vì cho vay.
Theo số liệu của FED, các ngân hàng ở Mỹ tích trữ đến hơn 1.000 tỷ USD tiền mặt trong 3 tháng qua, tăng gần gấp 3 so với trước đây. Trên các thị trường vốn, các nhà đầu tư trái phiếu đã loại bỏ khỏi danh mục đầu tư hầu hết các trái phiếu khác để chỉ giữ lại những trái phiếu an toàn nhất. Rất nhiều trong số họ lao vào ôm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ dù lãi suất bằng 0. Vấn đề là lòng tin trên thị trường đã mất và đó không phải là thứ có thể khôi phục ngày một ngày hai.
Thực ra, thì thị trường chứng khoán và thị trường vốn đã giảm đà lao dốc chút ít trong tháng 12. Tuy nhiên, bất chấp những biện pháp can thiệp của Chính phủ Mỹ, nhiều nhà đầu tư vẫn nằm im chờ đợi cho đến khi họ chắc chắn hiểu rõ Chính phủ Mỹ sẽ làm gì tiếp theo thì mới quyết định đầu tư.
“Các nhà đầu tư sẽ lấy lại được lòng tin khi họ chắc chắn rằng họ hiểu được luật. Trong vòng 18 tháng qua, luật lệ đã được làm lại quá nhiều lần đến mức không ai chắc chắn rằng khi nào thì chính phủ sẽ can thiệp và khi nào thì không”, bà Jaret Seiberg, một chuyên gia phân tích chính sách tài chính tại một công ty nghiên cứu và tư vấn ở Washington nói.
Các ngân hàng đang vật lộn để điều chỉnh hoạt động giữa các luồng chuyển động giữa chính sách của các chính phủ và thị trường. Các nhà điều hành giục ngân hàng cho vay nhưng cũng yêu cầu các ngân hàng giảm khoản vay của họ. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư từ chối tham gia thị trường. Các nhà đầu tư và ngân hàng sẽ khó mà tăng các khoản cho vay cho đến khi giá nhà ngừng lao dốc và cho đến khi nhiều người kiếm được việc làm hơn là người mất việc.
Các nhà phân tích nói rằng họ không thấy nhiều dấu hiệu là cuộc suy thoái này sẽ sớm chấm dứt, ngay cả khi chính quyền mới của ông Obama thực hiện với những kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ. Tất cả các khoản tiền đó không thể ngay lập tức khôi phục lại thị trường việc làm cũng như nâng giá nhà đất lên ngày một ngày hai.
“Tôi không nghĩ rằng cuộc khủng hoảng này sẽ có đáy hình V, nó có thể có đáy hình chảo”, phó giám đốc một công ty đầu tư chứng khoán nói.
Vẫn còn hy vọng là thị trường sẽ khởi sắc đâu đó trong năm tới nhưng khả năng đó phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của các biện pháp giải cứu của Chính phủ Mỹ và các chính phủ khác.
Vào ngày đầu tiên của năm 2009, nhiều nhà đầu tư đánh giá năm 2008 là năm tồi tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây. “Hiện giờ thì chúng ta đang ở trong một cuộc suy thoái thực sự chứ không phải là suy thoái ảo nữa”, ông Justin U.Stewart, giám đốc một quỹ đầu tư nói. “Chúng ta đã quá phấn khích đến mức bỏ qua quá nhiều tin xấu”.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất giá trị tổng cộng 14 nghìn tỷ USD tính theo chỉ số thế giới MSCI dành cho các công ty lớn. Hàng loạt tên tuổi lớn đã ra đi và vẫn còn nhiều tên tuổi lớn nữa đang chuẩn bị phá sản. Những vụ lừa đảo kinh hoàng vỡ lở. Giá dầu tăng vọt rồi lại rơi tự do. Mỹ và Anh ghi nhận những mức thất nghiệp kỷ lục.
Chính phủ các nước đã bắt đầu bơm tổng cộng 1.000 tỷ USD vào các nền kinh tế để cản đà suy thoái và đang tiếp tục các kế hoạch bơm thêm tiền. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã bắt đầu vào cuộc cứu kinh tế với khoản vay 2,5 tỷ USD cho Belarus. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 30/12 đã tuyên bố kế hoạch chi 500 tỷ USD để mua các chứng khoán của các tài sản thế chấp từ nay đến giữa năm 2009.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tái khẳng định sẽ áp dụng chính sách tiền tệ tương đối lỏng nhằm khôi phục đà tăng trưởng kinh tế. Các nhà đầu tư đang trông đợi chính quyền mới của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Barack Obama sẽ tuyên bố kế hoạch chi tiêu lên tới 775 tỷ USD trong 2 năm tới.
“Tôi nghĩ là chúng tôi sẽ chỉ nhúc nhích chút ít trong năm tới rồi lại nằm im một thời gian”, ông Mike Lenhoff, chiến lược gia của Công ty Brewin Dolphin, nói. “Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đang làm những việc tốt nhất có thể để đảm bảo là cuộc suy thoái này sẽ không sinh ra nạn dịch giảm phát”.
Mối lo lớn nhất là tình trạng giảm phát có thể diễn ra vì các doanh nghiệp và người tiêu dùng đều đang trì hoãn chi tiêu vì cho rằng giá sẽ còn tiếp tục giảm. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái này sẽ kéo dài bao lâu còn phụ thuộc nhiều khả năng khởi động lại dòng chảy tín dụng trên thế giới. Hiện nay, nhiều ngân hàng đang tích trữ tiến thay vì cho vay.
Theo số liệu của FED, các ngân hàng ở Mỹ tích trữ đến hơn 1.000 tỷ USD tiền mặt trong 3 tháng qua, tăng gần gấp 3 so với trước đây. Trên các thị trường vốn, các nhà đầu tư trái phiếu đã loại bỏ khỏi danh mục đầu tư hầu hết các trái phiếu khác để chỉ giữ lại những trái phiếu an toàn nhất. Rất nhiều trong số họ lao vào ôm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ dù lãi suất bằng 0. Vấn đề là lòng tin trên thị trường đã mất và đó không phải là thứ có thể khôi phục ngày một ngày hai.
Thực ra, thì thị trường chứng khoán và thị trường vốn đã giảm đà lao dốc chút ít trong tháng 12. Tuy nhiên, bất chấp những biện pháp can thiệp của Chính phủ Mỹ, nhiều nhà đầu tư vẫn nằm im chờ đợi cho đến khi họ chắc chắn hiểu rõ Chính phủ Mỹ sẽ làm gì tiếp theo thì mới quyết định đầu tư.
“Các nhà đầu tư sẽ lấy lại được lòng tin khi họ chắc chắn rằng họ hiểu được luật. Trong vòng 18 tháng qua, luật lệ đã được làm lại quá nhiều lần đến mức không ai chắc chắn rằng khi nào thì chính phủ sẽ can thiệp và khi nào thì không”, bà Jaret Seiberg, một chuyên gia phân tích chính sách tài chính tại một công ty nghiên cứu và tư vấn ở Washington nói.
Các ngân hàng đang vật lộn để điều chỉnh hoạt động giữa các luồng chuyển động giữa chính sách của các chính phủ và thị trường. Các nhà điều hành giục ngân hàng cho vay nhưng cũng yêu cầu các ngân hàng giảm khoản vay của họ. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư từ chối tham gia thị trường. Các nhà đầu tư và ngân hàng sẽ khó mà tăng các khoản cho vay cho đến khi giá nhà ngừng lao dốc và cho đến khi nhiều người kiếm được việc làm hơn là người mất việc.
Các nhà phân tích nói rằng họ không thấy nhiều dấu hiệu là cuộc suy thoái này sẽ sớm chấm dứt, ngay cả khi chính quyền mới của ông Obama thực hiện với những kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ. Tất cả các khoản tiền đó không thể ngay lập tức khôi phục lại thị trường việc làm cũng như nâng giá nhà đất lên ngày một ngày hai.
“Tôi không nghĩ rằng cuộc khủng hoảng này sẽ có đáy hình V, nó có thể có đáy hình chảo”, phó giám đốc một công ty đầu tư chứng khoán nói.