Nâng cao giá trị gạo xuất khẩu
“Chúng ta vẫn chưa có chiến lược sản xuất và kinh doanh lúa gạo thật sự “sắc bén” để nâng giá trị hạt gạo trên thị trường thế giới”
Để ngành sản xuất lúa và xuất khẩu gạo ngày càng hoàn thiện, đáp ứng sự mong đợi của Chính phủ và người trồng lúa, ngày 12/9, tại Hội trường Thống Nhất, Tp.HCM Thời báo Kinh tế Việt Nam (TBKTVN), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã phối hợp tổ chức hội thảo “Nâng cao giá trị gạo xuất khẩu Việt Nam”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, GS. Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập TBKTVN cho rằng, lúa gạo mà cụ thể là gạo đang là vấn đề nóng bỏng mang tầm chiến lược và mang tính bức xúc cao trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Trước tình trạng đô thị hoá ngày càng phát triển, diện tích đất trồng lúa ngày càng giảm nên vấn đề lương thực lại càng trở nên quan trọng hơn, các nước đều có chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo.
Việt Nam là nước nông nghiệp có điều kiện thiên nhiên và khí hậu thuận lợi và là “cái nôi” của nền nông nghiệp thế giới. Nhờ đổi mới, Việt Nam từ một nước thiếu ăn đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
“Song, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có chiến lược sản xuất và kinh doanh lúa gạo thật sự “sắc bén” để nâng giá trị hạt gạo trên thị trường thế giới. Hôm nay chúng ta ngồi lại đây để cùng bàn và tìm ra định hướng quan trọng cho ngành lúa gạo Việt Nam”, GS. Đào Nguyên Cát nói.
Theo đại diện Bộ Công Thương, lúa gạo là mặt hàng trọng yếu và có tính nhạy cảm cao. Hiện nay, sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn từ nội tại đến khách quan, trong bối cảnh hội nhập tác động mạnh đến ngành lúa gạo trong tình hình lúa gạo thế giới đã và đang biến động rất phức tạp, và sẽ tác động mạnh đến ngành sản xuất, kinh doanh lúa gạo trong nước.
Xu thế các nước ngày càng can thiệp sâu hơn vào lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu gạo với những động cơ và mục đích khác nhau, đã tác động làm thay đổi đáng kể đến các quan hệ thị trường và thương mại gạo thế giới và khu vực.
Từ năm 2012 đặc biệt là từ quí 2 năm 2013, áp lực xuất khẩu gạo đang tác động trực tiếp lên người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thời gian gần đây xuất khẩu của Việt Nam đã giảm về giá lẫn số lượng.
Ngành sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh của thương nhân xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng đang đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn, rất cần có những nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và hệ thống để tìm ra những những giải pháp và đối sách phù hợp trước những biến động của thị trường gạo thế giới cả trước mặt và lâu dài.
Theo GS.TS. Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, tái cơ cấu nông nghiệp nói chung và tái cơ cấu sản xuất lúa gạo nói riêng, là trên cơ sở đã có trong thực tế mùa vụ, giống lúa, hệ thống canh tác lúa chuyên canh, đa dạng hóa sản xuất trên ruộng lúa, vùng lúa, bao gồm cả ngành nghề.
Tái cơ cấu sản xuất kinh doanh lúa gạo hướng vào lợi ích của nông dân còn có tác dụng như là “sức đẩy” người nông dân tích cực canh tác lúa. Trong ngành hàng lúa gạo, thì nông dân hiển nhiên là “gốc của ngành hàng, gốc của chuỗi giá trị gia tăng; gốc không bền thì làm sao ngành hàng đứng vững được”.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA cho biết, cùng với việc Thái Lan xả hàng tồn kho và Chính phủ Thái Lan quyết định hạ giá bán gạo tồn kho bằng mọi cách, trong khi đó, Philippines và Indonesia là hai thị trường quyết định nhu cầu cuối năm, chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn cung cấp trong khu vực, nhất là Việt Nam và Thái Lan.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chậm lại do ảnh hưởng của tình hình nêu trên và chỉ có thể khôi phục nếu nắm bắt được nhu cầu trong những tháng cuối năm. Trong quý 4/2013, thị trường tiếp tục xu thế sụt giảm, đặc biệt là đối với các nguồn cung cấp ở châu Á.
Từ nay đến cuối năm, VFA vẫn tập trung đẩy mạnh tiến độ xuất khẩu gạo quí 3, chuẩn bị thị trường quí 4 và cố gắng thực hiện kế hoạch cả năm. VFA kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét lại sản lượng lúa gạo hàng hóa vụ hè thu, vụ thu đông để cân đối xuất khẩu phù hợp, hỗ trợ lãi suất cho nông dân tín dụng, kiểm soát chặt giá thuốc nông dược, phân bón vật tư đầu vào nhằm giảm giá thành sản xuất lúa cho nông dân.
Phát biểu bế mạc hội nghị, TS.Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, sản xuất và gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn là vấn đề nóng đối với xã hội và cơ quan quản lý nhà nước. Qua tổng hợp các tham luận và các câu hỏi đáp tại hội thảo có một sự thống nhất chung.
Đó là công tác phát triển nông nghiệp, sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nổi bật, đóng góp đáng kể vào an ninh lương thực trong nước và thế giới, và Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã bộc lộ nhiều những bất cập tồn tại, hạn chế từ khâu quản lý đến sản xuất và xuất khẩu, mặc dù đã có sự quan tâm chỉ đạo cũng như sự điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương. Khâu gắn kết giữ thị trường và các đối tác chế biến, sản xuất kinh doanh xuất khẩu còn khoảng cách nhất định, gây sự đứt đoạn và không mang lại sự ổn định cho sản xuất nông nghiệp... những vấn đề tồn tại vừa qua chúng ta còn chậm khắc phục.
Đối với các ý kiến về mối liên kết, quy hoạch đầu mối xuất khẩu gạo..., Bộ sẽ tiếp thu và trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện sẽ có phân tích đánh giá để điều chỉnh và hoàn thiện khung chính sách nhà nước, đảm bảo môi trường thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Phát biểu khai mạc hội thảo, GS. Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập TBKTVN cho rằng, lúa gạo mà cụ thể là gạo đang là vấn đề nóng bỏng mang tầm chiến lược và mang tính bức xúc cao trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Trước tình trạng đô thị hoá ngày càng phát triển, diện tích đất trồng lúa ngày càng giảm nên vấn đề lương thực lại càng trở nên quan trọng hơn, các nước đều có chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo.
Việt Nam là nước nông nghiệp có điều kiện thiên nhiên và khí hậu thuận lợi và là “cái nôi” của nền nông nghiệp thế giới. Nhờ đổi mới, Việt Nam từ một nước thiếu ăn đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
“Song, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có chiến lược sản xuất và kinh doanh lúa gạo thật sự “sắc bén” để nâng giá trị hạt gạo trên thị trường thế giới. Hôm nay chúng ta ngồi lại đây để cùng bàn và tìm ra định hướng quan trọng cho ngành lúa gạo Việt Nam”, GS. Đào Nguyên Cát nói.
Theo đại diện Bộ Công Thương, lúa gạo là mặt hàng trọng yếu và có tính nhạy cảm cao. Hiện nay, sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn từ nội tại đến khách quan, trong bối cảnh hội nhập tác động mạnh đến ngành lúa gạo trong tình hình lúa gạo thế giới đã và đang biến động rất phức tạp, và sẽ tác động mạnh đến ngành sản xuất, kinh doanh lúa gạo trong nước.
Xu thế các nước ngày càng can thiệp sâu hơn vào lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu gạo với những động cơ và mục đích khác nhau, đã tác động làm thay đổi đáng kể đến các quan hệ thị trường và thương mại gạo thế giới và khu vực.
Từ năm 2012 đặc biệt là từ quí 2 năm 2013, áp lực xuất khẩu gạo đang tác động trực tiếp lên người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thời gian gần đây xuất khẩu của Việt Nam đã giảm về giá lẫn số lượng.
Ngành sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh của thương nhân xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng đang đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn, rất cần có những nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và hệ thống để tìm ra những những giải pháp và đối sách phù hợp trước những biến động của thị trường gạo thế giới cả trước mặt và lâu dài.
Theo GS.TS. Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, tái cơ cấu nông nghiệp nói chung và tái cơ cấu sản xuất lúa gạo nói riêng, là trên cơ sở đã có trong thực tế mùa vụ, giống lúa, hệ thống canh tác lúa chuyên canh, đa dạng hóa sản xuất trên ruộng lúa, vùng lúa, bao gồm cả ngành nghề.
Tái cơ cấu sản xuất kinh doanh lúa gạo hướng vào lợi ích của nông dân còn có tác dụng như là “sức đẩy” người nông dân tích cực canh tác lúa. Trong ngành hàng lúa gạo, thì nông dân hiển nhiên là “gốc của ngành hàng, gốc của chuỗi giá trị gia tăng; gốc không bền thì làm sao ngành hàng đứng vững được”.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA cho biết, cùng với việc Thái Lan xả hàng tồn kho và Chính phủ Thái Lan quyết định hạ giá bán gạo tồn kho bằng mọi cách, trong khi đó, Philippines và Indonesia là hai thị trường quyết định nhu cầu cuối năm, chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn cung cấp trong khu vực, nhất là Việt Nam và Thái Lan.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chậm lại do ảnh hưởng của tình hình nêu trên và chỉ có thể khôi phục nếu nắm bắt được nhu cầu trong những tháng cuối năm. Trong quý 4/2013, thị trường tiếp tục xu thế sụt giảm, đặc biệt là đối với các nguồn cung cấp ở châu Á.
Từ nay đến cuối năm, VFA vẫn tập trung đẩy mạnh tiến độ xuất khẩu gạo quí 3, chuẩn bị thị trường quí 4 và cố gắng thực hiện kế hoạch cả năm. VFA kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét lại sản lượng lúa gạo hàng hóa vụ hè thu, vụ thu đông để cân đối xuất khẩu phù hợp, hỗ trợ lãi suất cho nông dân tín dụng, kiểm soát chặt giá thuốc nông dược, phân bón vật tư đầu vào nhằm giảm giá thành sản xuất lúa cho nông dân.
Phát biểu bế mạc hội nghị, TS.Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, sản xuất và gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn là vấn đề nóng đối với xã hội và cơ quan quản lý nhà nước. Qua tổng hợp các tham luận và các câu hỏi đáp tại hội thảo có một sự thống nhất chung.
Đó là công tác phát triển nông nghiệp, sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nổi bật, đóng góp đáng kể vào an ninh lương thực trong nước và thế giới, và Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã bộc lộ nhiều những bất cập tồn tại, hạn chế từ khâu quản lý đến sản xuất và xuất khẩu, mặc dù đã có sự quan tâm chỉ đạo cũng như sự điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương. Khâu gắn kết giữ thị trường và các đối tác chế biến, sản xuất kinh doanh xuất khẩu còn khoảng cách nhất định, gây sự đứt đoạn và không mang lại sự ổn định cho sản xuất nông nghiệp... những vấn đề tồn tại vừa qua chúng ta còn chậm khắc phục.
Đối với các ý kiến về mối liên kết, quy hoạch đầu mối xuất khẩu gạo..., Bộ sẽ tiếp thu và trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện sẽ có phân tích đánh giá để điều chỉnh và hoàn thiện khung chính sách nhà nước, đảm bảo môi trường thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.