“Né” CPI, không tăng giá đồng loạt dịch vụ khám chữa bệnh
Thời gian điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh năm 2013 của các cơ sở y tế sẽ được tính toán đến tác động kiềm chế lạm phát
Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị Bộ Y tế chủ trì, chỉ đạo việc triển khai thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh năm 2013 của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trong cả nước.
Theo đó, với thẩm quyền, Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh năm 2013 và cần tính toán kỹ tác động của việc điều chỉnh giá đến mục tiêu kiềm chế lạm phát, cũng như ổn định đời sống nhân dân.
Văn bản của Bộ Tài chính đề xuất các cơ sở y tế tỉnh, thành phố cần có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế trước khi tham mưu với ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố thời điểm áp dụng giá dịch vụ khám, chữa bệnh.
Điều này, theo Bộ Tài chính, nhằm tránh tình trạng các cơ sở y tế đồng loạt điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân, cũng như mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2013.
Văn bản mới về việc phối hợp, điều hành giá dịch vụ khám, chữa bệnh năm 2013 giữa liên Bộ Tài chính – Y tế được đưa ra sau khi chỉ số giá đã tăng vọt vào tháng 9/2012 mà nguyên nhân chính là do tăng giá một số nhóm hàng.
Vào tháng 9/2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đột ngột tăng cao, gần bằng tổng 8 tháng trước đó cộng lại. Một trong 4 nguyên nhân là do dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tăng tới 17,02% và tác động tới chỉ số giá CPI là 0,95%.
Nói về hiện tượng này trong Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời vào tháng 10/2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nhận định là do chưa có sự điều tiết tốt từ Bộ Y tế và Bộ Tài chính với các tỉnh, thành phố về thời điểm tăng giá dịch vụ y tế (Tháng 9) do trùng với dịp khai trường.
Tại Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 7/11/2012 của Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế chủ trì xây dựng lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ áp dụng trong năm 2013, cũng như chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc lộ trình góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Kế hoạch kinh tế, xã hội năm 2013 đã được Quốc hội thông qua, trong đó đặt mục tiêu chỉ số giá tiêu dùng khoảng 8%.
Theo đó, với thẩm quyền, Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh năm 2013 và cần tính toán kỹ tác động của việc điều chỉnh giá đến mục tiêu kiềm chế lạm phát, cũng như ổn định đời sống nhân dân.
Văn bản của Bộ Tài chính đề xuất các cơ sở y tế tỉnh, thành phố cần có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế trước khi tham mưu với ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố thời điểm áp dụng giá dịch vụ khám, chữa bệnh.
Điều này, theo Bộ Tài chính, nhằm tránh tình trạng các cơ sở y tế đồng loạt điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân, cũng như mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2013.
Văn bản mới về việc phối hợp, điều hành giá dịch vụ khám, chữa bệnh năm 2013 giữa liên Bộ Tài chính – Y tế được đưa ra sau khi chỉ số giá đã tăng vọt vào tháng 9/2012 mà nguyên nhân chính là do tăng giá một số nhóm hàng.
Vào tháng 9/2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đột ngột tăng cao, gần bằng tổng 8 tháng trước đó cộng lại. Một trong 4 nguyên nhân là do dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tăng tới 17,02% và tác động tới chỉ số giá CPI là 0,95%.
Nói về hiện tượng này trong Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời vào tháng 10/2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nhận định là do chưa có sự điều tiết tốt từ Bộ Y tế và Bộ Tài chính với các tỉnh, thành phố về thời điểm tăng giá dịch vụ y tế (Tháng 9) do trùng với dịp khai trường.
Tại Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 7/11/2012 của Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế chủ trì xây dựng lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ áp dụng trong năm 2013, cũng như chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc lộ trình góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Kế hoạch kinh tế, xã hội năm 2013 đã được Quốc hội thông qua, trong đó đặt mục tiêu chỉ số giá tiêu dùng khoảng 8%.