Nên hiểu thế nào về đánh giá của Moody’s?
Moody’s hạ định mức tín nhiệm đối với 6 ngân hàng của Việt Nam không có nghĩa những thành viên khác đều có trạng thái tốt hơn
Việc Moody’s hạ định mức tín nhiệm đối với 6 ngân hàng của Việt Nam không có nghĩa những thành viên khác đều có trạng thái tốt hơn.
Ngày 15/12, hãng định mức tín nhiệm Moody’s Investors Service có thông báo hạ định mức tín nhiệm trái phiếu Chính phủ Việt Nam, từ mức Ba3 về mức B1.
Đi cùng với đó, Moody's cũng hạ định mức tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ từ mức B1 xuống B2 đối với 6 ngân hàng của Việt Nam, bao gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank).
Hãng này cũng hạ một đến hai bậc xếp hạng tín dụng cơ sở (Baseline Credit Assessments) và xếp hạng sức mạnh tài chính ngân hàng (Bank Financial Strength Ratings) đối với 6 ngân hàng trên.
Về kết quả đánh giá của Moody’s, từ chối đưa ra bình luận và thông tin phản hồi, đại diện một trong 6 ngân hàng này cho rằng cần hiểu rõ việc xếp hạng, cũng như kết quả công bố. Thông tin công bố không có nghĩa chỉ 6 thành viên có tên trong danh sách có định mức tín nhiệm thấp hơn những thành viên khác trong hệ thống.
Theo đó, đại diện trên giải thích rằng đối tượng đánh giá của Moody’s là đã có chọn lọc những tổ chức tín dụng có uy tín, hoặc tổ chức đó chủ động mời hãng này đánh giá, chứ không phải tất cả đều “được” đánh giá và xếp hạng.
Trong trường hợp tổ chức tín dụng chủ động mới Moody’s đánh giá, với tư cách là một hãng định mức tín nhiệm có uy tín và độc lập trên thế giới, thì đó là nhằm định vị mình một cách khách quan để chủ động hơn trong việc xác định các giải pháp điều hành và hoạt động.
Cùng lý giải trên, một lãnh đạo của ACB nói với VnEconomy rằng, không phải bất cứ ngân hàng nào ở Việt Nam cũng đạt đến tiêu chuẩn để Moody’s đánh giá và xếp hạng; thậm chí ở mức thấp hơn mà không nằm trong danh sách tổ chức này cần phải đánh giá.
Không bình luận về kết quả xếp hạng, nhưng đại diện của ACB giải thích rằng việc hạ định mức tín nhiệm các ngân hàng trên chủ yếu xuất phát từ việc hạ định mức tín nhiệm trái phiếu Chính phủ Việt Nam; liên quan đến rủi ro gia tăng về cán cân thanh toán, lạm phát tăng tốc, và gánh nặng nợ nần tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)…
Ngày 15/12, hãng định mức tín nhiệm Moody’s Investors Service có thông báo hạ định mức tín nhiệm trái phiếu Chính phủ Việt Nam, từ mức Ba3 về mức B1.
Đi cùng với đó, Moody's cũng hạ định mức tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ từ mức B1 xuống B2 đối với 6 ngân hàng của Việt Nam, bao gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank).
Hãng này cũng hạ một đến hai bậc xếp hạng tín dụng cơ sở (Baseline Credit Assessments) và xếp hạng sức mạnh tài chính ngân hàng (Bank Financial Strength Ratings) đối với 6 ngân hàng trên.
Về kết quả đánh giá của Moody’s, từ chối đưa ra bình luận và thông tin phản hồi, đại diện một trong 6 ngân hàng này cho rằng cần hiểu rõ việc xếp hạng, cũng như kết quả công bố. Thông tin công bố không có nghĩa chỉ 6 thành viên có tên trong danh sách có định mức tín nhiệm thấp hơn những thành viên khác trong hệ thống.
Theo đó, đại diện trên giải thích rằng đối tượng đánh giá của Moody’s là đã có chọn lọc những tổ chức tín dụng có uy tín, hoặc tổ chức đó chủ động mời hãng này đánh giá, chứ không phải tất cả đều “được” đánh giá và xếp hạng.
Trong trường hợp tổ chức tín dụng chủ động mới Moody’s đánh giá, với tư cách là một hãng định mức tín nhiệm có uy tín và độc lập trên thế giới, thì đó là nhằm định vị mình một cách khách quan để chủ động hơn trong việc xác định các giải pháp điều hành và hoạt động.
Cùng lý giải trên, một lãnh đạo của ACB nói với VnEconomy rằng, không phải bất cứ ngân hàng nào ở Việt Nam cũng đạt đến tiêu chuẩn để Moody’s đánh giá và xếp hạng; thậm chí ở mức thấp hơn mà không nằm trong danh sách tổ chức này cần phải đánh giá.
Không bình luận về kết quả xếp hạng, nhưng đại diện của ACB giải thích rằng việc hạ định mức tín nhiệm các ngân hàng trên chủ yếu xuất phát từ việc hạ định mức tín nhiệm trái phiếu Chính phủ Việt Nam; liên quan đến rủi ro gia tăng về cán cân thanh toán, lạm phát tăng tốc, và gánh nặng nợ nần tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)…