Nga - Mỹ ký hiệp ước lịch sử
Trong vòng 7 năm tới, hai nước Nga-Mỹ, mỗi bên sẽ giảm số đầu đạn hạt nhân xuống còn 1.550
Kết thúc những tranh cãi kéo dài hàng năm qua, hôm nay (8/4), Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev đã cùng ký vào bản hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược.
Lễ ký kết được tổ chức tại Prague, Cộng hòa Czech, với sự tham dự của đông đảo quan khách. Hàng nghìn cảnh sát đã được tăng cường để đảm bảo an ninh cho cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ.
Hãng tin AP cho biết, thỏa thuận mới sẽ thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START 1) được ký năm 1991 giữa Liên Xô và Mỹ. START 1 quy định, mỗi bên giảm số đầu đạn hạt nhân xuống còn 6.000 và số máy bay ném bom chiến lược xuống dưới 1.600.
Còn theo Hiệp ước mới, trong vòng 7 năm tới, mỗi bên sẽ giảm số lượng đầu đạn hạt nhân của mình xuống còn 1.550, thấp hơn 30% so với 2.200 đầu đạn theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí phòng thủ chiến lược (SORT) đạt được năm 2002. Ngoài ra, mỗi bên cũng cắt giảm một nửa số tên lửa, tàu ngầm và máy bay chiến đấu có thể mang đầu đạn.
Hãng tin AP cho rằng, việc hai nước Mỹ Nga đồng ý giảm số lượng đầu đạn hạt nhân của mỗi bên đã chứng tỏ hai cường quốc rất nghiêm túc trong việc giải trừ vũ khí. Để đạt được thỏa thuận này, hai bên đã tiến hành hàng loạt cuộc thương lượng đầy căng thẳng. Hiệp ước mới sẽ cần được Thượng viện Mỹ và Quốc hội Nga thông qua trước khi chính thức có hiệu lực.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau lễ ký phê chuẩn, hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ đã cùng tuyên bố sự ra đời của bản Hiệp ước là một sự kiện lịch sử, mở ra một trang mới trong quan hệ giữa hai nước cũng như giúp thế giới trở nên an toàn hơn.
Lễ ký kết được tổ chức tại Prague, Cộng hòa Czech, với sự tham dự của đông đảo quan khách. Hàng nghìn cảnh sát đã được tăng cường để đảm bảo an ninh cho cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ.
Hãng tin AP cho biết, thỏa thuận mới sẽ thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START 1) được ký năm 1991 giữa Liên Xô và Mỹ. START 1 quy định, mỗi bên giảm số đầu đạn hạt nhân xuống còn 6.000 và số máy bay ném bom chiến lược xuống dưới 1.600.
Còn theo Hiệp ước mới, trong vòng 7 năm tới, mỗi bên sẽ giảm số lượng đầu đạn hạt nhân của mình xuống còn 1.550, thấp hơn 30% so với 2.200 đầu đạn theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí phòng thủ chiến lược (SORT) đạt được năm 2002. Ngoài ra, mỗi bên cũng cắt giảm một nửa số tên lửa, tàu ngầm và máy bay chiến đấu có thể mang đầu đạn.
Hãng tin AP cho rằng, việc hai nước Mỹ Nga đồng ý giảm số lượng đầu đạn hạt nhân của mỗi bên đã chứng tỏ hai cường quốc rất nghiêm túc trong việc giải trừ vũ khí. Để đạt được thỏa thuận này, hai bên đã tiến hành hàng loạt cuộc thương lượng đầy căng thẳng. Hiệp ước mới sẽ cần được Thượng viện Mỹ và Quốc hội Nga thông qua trước khi chính thức có hiệu lực.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau lễ ký phê chuẩn, hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ đã cùng tuyên bố sự ra đời của bản Hiệp ước là một sự kiện lịch sử, mở ra một trang mới trong quan hệ giữa hai nước cũng như giúp thế giới trở nên an toàn hơn.