Ngân hàng có hàng chục hình thức cạnh tranh không lành mạnh
Đây là liệt kê mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra đi kèm với các chế tài xử lý để chấn chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại
Đây là liệt kê mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra, dự kiến sẽ trình lên Chính phủ đi kèm với các chế tài xử lý để chấn chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo nghị định quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này.
Lý do xây dựng và ban hành nghị định này, theo Ban soạn thảo, là do trên thực tế vấn đề cạnh tranh đang tồn tại ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và cần được xử lý chặt chẽ.
Khi ban hành, đây sẽ là cơ sở pháp lý về thẩm quyền xử phạt vi phạm và các chế tài cần thiết để thực hiện xử lý các vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng; là hành lang pháp lý hỗ trợ các biện pháp tổng hợp để theo dõi, quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành chính sách tiền tệ quốc gia nói chung, chính sách tiền tệ và tín dụng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng.
Dự thảo tờ trình Chính phủ về việc xây dựng nghị định trên cũng liệt kê hàng chục hình thức cạnh tranh không lành mạnh thể hiện trong hoạt động của các ngân hàng.
Đó là việc thu hút tiền gửi với mức lãi suất tiền gửi cao hơn tại một số ngân hàng khiến cho tiền gửi chuyển lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác; quảng cáo đưa ra không đúng hoặc gây hiểu lầm về nguồn lực tài chính, đưa ra những báo cáo kiểm toán gây hiểu lầm để hỗ trợ những quảng cáo, với quan điểm là để thu hút người gửi tiền từ những ngân hàng khác.
Hay hình thức áp dụng các khoản vay lãi suất thấp hơn cho khách hàng của một lĩnh vực cụ thể so với lãi suất cho người vay các khu vực khác cũng bị xem là một biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.
Việc cung cấp tiền thưởng và thù lao cho nhân viên dựa trên mức huy động vốn; giảm giá tùy tiện mà không có lý do hợp lý hoặc cung cấp dịch vụ dưới chi phí; cho một khách hàng vay để họ có thể sử dụng khoản vay đó như là một khoản tiền gửi tối thiểu để mở một tài khoản; nới lỏng các điều kiện bắt buộc đối với khách hàng khi xem xét các đề xuất vay vốn… cũng được xem là một biểu hiện.
Đáng chú ý, theo Ban soạn thảo, việc cung cấp các thông tin về vấn đề và khó khăn của các ngân hàng khác, gièm pha đối thủ cạnh tranh và cung cấp thông tin sai trái để gây nhầm lẫn cho khách hàng; gây hạn chế hoặc trì hoãn một cách bất hợp lý các giao dịch thanh toán với các ngân hàng đối thủ cũng được xem là những hình thức cạnh tranh không lành mạnh.
Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác như tham gia vào các giao dịch và các hoạt động ngoài phạm vi kinh doanh, chào lãi suất cao hơn mức lãi suất cho phép của Ngân hàng Nhà nước, quy định hạn ngạch trong việc huy động tiền gửi… cũng có trong liệt kê của dự thảo tờ trình.
Với nhiều biểu hiện trên, Ban soạn thảo đã xây dựng các quy định chi tiết cũng như chế tài xử lý liên quan, nhằm góp phần đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng an toàn và bình đẳng.
Nội dung của dự thảo nghị định đề cập cụ thể về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác và gây rối doanh nghiệp khác, quảng cáo và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh…
Theo những quy định dự kiến đó, việc ngân hàng đặt ra chỉ tiêu huy động tiền gửi cho các phòng ban, nhân viên không có chức năng, nhiệm vụ huy động tiền gửi như tiêu chuẩn để trả lương, thưởng hoặc các hình thức khác được xem là hành vi ép buộc trong kinh doanh; hay cả việc ngân hàng thay đổi mức phí cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, phí uỷ thác và các loại phí khác tùy tiện gây bất lợi cho khách hàng.
Với các hành vi vi phạm xét theo các nội dung xác định hình thức vi phạm mà dự thảo nghị định đưa ra, cơ chế dự kiến sẽ áp khung xử phạt hành chính từ 10 triệu đồng cho đến cao nhất là 90 triệu đồng và áp dụng các biện pháp khác phục hậu quả. Ngoài ra, việc xử phạt cụ thể còn theo thẩm quyền của các cấp và lãnh đạo cơ quan chuyên trách.
Hiện dự thảo lần hai đã được gửi đi lấy ý kiến của các cơ quan chức năng và dự kiến sẽ ban hành trong năm nay.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo nghị định quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này.
Lý do xây dựng và ban hành nghị định này, theo Ban soạn thảo, là do trên thực tế vấn đề cạnh tranh đang tồn tại ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và cần được xử lý chặt chẽ.
Khi ban hành, đây sẽ là cơ sở pháp lý về thẩm quyền xử phạt vi phạm và các chế tài cần thiết để thực hiện xử lý các vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng; là hành lang pháp lý hỗ trợ các biện pháp tổng hợp để theo dõi, quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành chính sách tiền tệ quốc gia nói chung, chính sách tiền tệ và tín dụng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng.
Dự thảo tờ trình Chính phủ về việc xây dựng nghị định trên cũng liệt kê hàng chục hình thức cạnh tranh không lành mạnh thể hiện trong hoạt động của các ngân hàng.
Đó là việc thu hút tiền gửi với mức lãi suất tiền gửi cao hơn tại một số ngân hàng khiến cho tiền gửi chuyển lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác; quảng cáo đưa ra không đúng hoặc gây hiểu lầm về nguồn lực tài chính, đưa ra những báo cáo kiểm toán gây hiểu lầm để hỗ trợ những quảng cáo, với quan điểm là để thu hút người gửi tiền từ những ngân hàng khác.
Hay hình thức áp dụng các khoản vay lãi suất thấp hơn cho khách hàng của một lĩnh vực cụ thể so với lãi suất cho người vay các khu vực khác cũng bị xem là một biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.
Việc cung cấp tiền thưởng và thù lao cho nhân viên dựa trên mức huy động vốn; giảm giá tùy tiện mà không có lý do hợp lý hoặc cung cấp dịch vụ dưới chi phí; cho một khách hàng vay để họ có thể sử dụng khoản vay đó như là một khoản tiền gửi tối thiểu để mở một tài khoản; nới lỏng các điều kiện bắt buộc đối với khách hàng khi xem xét các đề xuất vay vốn… cũng được xem là một biểu hiện.
Đáng chú ý, theo Ban soạn thảo, việc cung cấp các thông tin về vấn đề và khó khăn của các ngân hàng khác, gièm pha đối thủ cạnh tranh và cung cấp thông tin sai trái để gây nhầm lẫn cho khách hàng; gây hạn chế hoặc trì hoãn một cách bất hợp lý các giao dịch thanh toán với các ngân hàng đối thủ cũng được xem là những hình thức cạnh tranh không lành mạnh.
Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác như tham gia vào các giao dịch và các hoạt động ngoài phạm vi kinh doanh, chào lãi suất cao hơn mức lãi suất cho phép của Ngân hàng Nhà nước, quy định hạn ngạch trong việc huy động tiền gửi… cũng có trong liệt kê của dự thảo tờ trình.
Với nhiều biểu hiện trên, Ban soạn thảo đã xây dựng các quy định chi tiết cũng như chế tài xử lý liên quan, nhằm góp phần đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng an toàn và bình đẳng.
Nội dung của dự thảo nghị định đề cập cụ thể về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác và gây rối doanh nghiệp khác, quảng cáo và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh…
Theo những quy định dự kiến đó, việc ngân hàng đặt ra chỉ tiêu huy động tiền gửi cho các phòng ban, nhân viên không có chức năng, nhiệm vụ huy động tiền gửi như tiêu chuẩn để trả lương, thưởng hoặc các hình thức khác được xem là hành vi ép buộc trong kinh doanh; hay cả việc ngân hàng thay đổi mức phí cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, phí uỷ thác và các loại phí khác tùy tiện gây bất lợi cho khách hàng.
Với các hành vi vi phạm xét theo các nội dung xác định hình thức vi phạm mà dự thảo nghị định đưa ra, cơ chế dự kiến sẽ áp khung xử phạt hành chính từ 10 triệu đồng cho đến cao nhất là 90 triệu đồng và áp dụng các biện pháp khác phục hậu quả. Ngoài ra, việc xử phạt cụ thể còn theo thẩm quyền của các cấp và lãnh đạo cơ quan chuyên trách.
Hiện dự thảo lần hai đã được gửi đi lấy ý kiến của các cơ quan chức năng và dự kiến sẽ ban hành trong năm nay.