Ngân hàng đang đẩy mạnh gom vàng?
Thị trường liên tiếp xuất hiện thông tin một số ngân hàng thương mại đột ngột tăng lãi suất để gom vàng, bán ra để kiếm lời
Thị trường liên tiếp xuất hiện thông tin một số ngân hàng thương mại đột ngột tăng lãi suất để gom vàng, bán ra để kiếm lời.
Trong cuộc gọi tới phóng viên, ông Đào Hồng Châu, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho rằng cần thông tin rõ hơn để tránh gây hiểu nhầm trên thị trường.
Theo những thông tin đó, những ngày gần đây một số ngân hàng như Eximbank, ACB… đột ngột tăng lãi suất huy động vàng, đẩy mạnh gom vàng với động cơ bán ra kiếm lời, chờ sau này giá vàng giảm sẽ mua vào để trả lại trạng thái.
Ông Châu cho rằng thông tin trên là không chính xác và có thể gây hiểu lầm. Bởi thực tế biểu lãi suất huy động vàng của Eximbank và một số ngân hàng khác chỉ có giảm trong những tháng qua, đặc biệt là trong hai tháng gần đây, mà không hề tăng.
Cụ thể, cuối tháng 4 đầu tháng 5/2012, lãi suất chứng chỉ huy động vàng của Eximbank và ACB cao nhất (bao gồm cả lãi suất thưởng) là từ 2,5 - 3%/năm. Tuy nhiên, từ giữa tháng 5/2012 đến nay, lãi suất này liên tục giảm mạnh và qua lần điều chỉnh gần nhất chỉ còn 0,8%/năm.
“Qua các lần điều chỉnh từ giữa tháng 5 lãi suất huy động vàng cho đến nay chưa có một lần nào tăng. Cho nên một số thông tin nêu rằng Eximbank và một số ngân hàng lớn tăng lãi suất để gom vàng là không chính xác”, ông Châu nói.
Tại ACB, từ tháng 4/2012 đến nay, lãi suất chứng chỉ huy động vàng đã có 5 lần giảm liên tiếp cũng như bỏ cơ chế thưởng lãi suất. Ở biểu lãi suất mới thay đổi gần nhất, từ ngày 18/7, thậm chí ngoài việc tiếp tục giảm mức cao nhất từ 1%/năm xuống còn 0,8%/năm, ngân hàng này còn bỏ hẳn các kỳ hạn dài là 6, 9 và 11 tháng, chỉ còn giữ lại 3 kỳ hạn ngắn là 1, 2 và 3 tháng.
Hay tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), sau khi trở lại huy động vàng đầu tháng 5/2012 với lãi suất từ 2 - 3,5%/năm ở các kỳ hạn từ 1 - 6 tháng, thì ở biểu mới nhất ngày 14/7 lãi suất chỉ còn 0,5% và kỳ hạn chỉ còn 1, 2 và 3 tháng.
Việc giảm nhanh lãi suất và rút hẳn các kỳ hạn như vậy được giải thích là để chủ động chuẩn bị cho việc đóng trạng thái, cân đối dần cơ cấu nguồn vốn huy động trước khi thực hiện yêu cầu chấm dứt hẳn huy động vàng từ ngày 25/11 tới, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
“Theo như thông tin phản ánh, các ngân hàng trong nhóm tham gia bình ổn thị trường có hành vi gom và bán ra kiếm lời do được chuyển đổi vàng thành tiền, sau đó chờ giá giảm mua vào trả lại. Nếu biết được giá vàng sẽ giảm sau này, hay như dự báo được giá vàng đầu năm nay 45 - 46 triệu đồng/lượng đến nay chỉ còn 41 - 42 triệu đồng/lượng, để bán ra rồi chờ mua vào trả lại kiếm lời như vậy thì chúng tôi đã giàu rồi. Mà nếu đẩy mạnh gom vàng thì phải tăng lãi suất lên, sao lại giảm liên tục và mạnh cho đến lúc này”, ông Châu lập luận.
Ông Nguyễn Đức Thái Hân, Phó tổng giám đốc ACB, cũng cho rằng hoạt động huy động vàng hiện nay của ACB là bình thường, lãi suất đã giảm mạnh từ tháng 4/2012 đến nay.
Về hoạt động bán vàng ra kiếm lời, ông Hân nhấn mạnh đây là một nghiệp vụ khác hẳn của các ngân hàng trong nhóm tham gia bình ổn (vẫn quen gọi là G5+1), phải được sự cho phép và kiểm soát rất chặt chẽ từ Ngân hàng Nhà nước. Các giao dịch mua - bán trong ngày đều phải báo cáo về Ngân hàng Nhà nước, thậm chí báo cáo hàng giờ.
“Việc bán ra hay mua vào thì tùy theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, như trong giai đoạn muốn can thiệp thì Ngân hàng Nhà nước cho phép mình bán vàng ra. Bán phải được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước”, ông Hân cho biết.
Và trước thông tin các ngân hàng gom vàng bán ra kiếm lời, ngoài sự giám sát và cơ chế nghiệp vụ trên, Phó tổng giám đốc ACB lưu ý rằng thị trường hoàn toàn có thể nhận biết có gom, hay bán ra hay không. “Quan sát thị trường trong tình hình như thế này thì hoàn toàn không thấy động tác các ngân hàng bán vàng ra. Thị trường sẽ quan sát thấy điều đó”.
Ngoài ra, theo ông Hân, tinh thần của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là giảm dần trạng thái đã chuyển đổi trước đó. Tức là khi có điều kiện phù hợp, các ngân hàng mua vào để cân đối dần trước thời điểm 25/11/2012, là chiều ngược lại chứ không phải là gom từ huy động vàng rồi bán ra như các thông tin phản ánh.
Trong cuộc gọi tới phóng viên, ông Đào Hồng Châu, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho rằng cần thông tin rõ hơn để tránh gây hiểu nhầm trên thị trường.
Theo những thông tin đó, những ngày gần đây một số ngân hàng như Eximbank, ACB… đột ngột tăng lãi suất huy động vàng, đẩy mạnh gom vàng với động cơ bán ra kiếm lời, chờ sau này giá vàng giảm sẽ mua vào để trả lại trạng thái.
Ông Châu cho rằng thông tin trên là không chính xác và có thể gây hiểu lầm. Bởi thực tế biểu lãi suất huy động vàng của Eximbank và một số ngân hàng khác chỉ có giảm trong những tháng qua, đặc biệt là trong hai tháng gần đây, mà không hề tăng.
Cụ thể, cuối tháng 4 đầu tháng 5/2012, lãi suất chứng chỉ huy động vàng của Eximbank và ACB cao nhất (bao gồm cả lãi suất thưởng) là từ 2,5 - 3%/năm. Tuy nhiên, từ giữa tháng 5/2012 đến nay, lãi suất này liên tục giảm mạnh và qua lần điều chỉnh gần nhất chỉ còn 0,8%/năm.
“Qua các lần điều chỉnh từ giữa tháng 5 lãi suất huy động vàng cho đến nay chưa có một lần nào tăng. Cho nên một số thông tin nêu rằng Eximbank và một số ngân hàng lớn tăng lãi suất để gom vàng là không chính xác”, ông Châu nói.
Tại ACB, từ tháng 4/2012 đến nay, lãi suất chứng chỉ huy động vàng đã có 5 lần giảm liên tiếp cũng như bỏ cơ chế thưởng lãi suất. Ở biểu lãi suất mới thay đổi gần nhất, từ ngày 18/7, thậm chí ngoài việc tiếp tục giảm mức cao nhất từ 1%/năm xuống còn 0,8%/năm, ngân hàng này còn bỏ hẳn các kỳ hạn dài là 6, 9 và 11 tháng, chỉ còn giữ lại 3 kỳ hạn ngắn là 1, 2 và 3 tháng.
Hay tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), sau khi trở lại huy động vàng đầu tháng 5/2012 với lãi suất từ 2 - 3,5%/năm ở các kỳ hạn từ 1 - 6 tháng, thì ở biểu mới nhất ngày 14/7 lãi suất chỉ còn 0,5% và kỳ hạn chỉ còn 1, 2 và 3 tháng.
Việc giảm nhanh lãi suất và rút hẳn các kỳ hạn như vậy được giải thích là để chủ động chuẩn bị cho việc đóng trạng thái, cân đối dần cơ cấu nguồn vốn huy động trước khi thực hiện yêu cầu chấm dứt hẳn huy động vàng từ ngày 25/11 tới, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
“Theo như thông tin phản ánh, các ngân hàng trong nhóm tham gia bình ổn thị trường có hành vi gom và bán ra kiếm lời do được chuyển đổi vàng thành tiền, sau đó chờ giá giảm mua vào trả lại. Nếu biết được giá vàng sẽ giảm sau này, hay như dự báo được giá vàng đầu năm nay 45 - 46 triệu đồng/lượng đến nay chỉ còn 41 - 42 triệu đồng/lượng, để bán ra rồi chờ mua vào trả lại kiếm lời như vậy thì chúng tôi đã giàu rồi. Mà nếu đẩy mạnh gom vàng thì phải tăng lãi suất lên, sao lại giảm liên tục và mạnh cho đến lúc này”, ông Châu lập luận.
Ông Nguyễn Đức Thái Hân, Phó tổng giám đốc ACB, cũng cho rằng hoạt động huy động vàng hiện nay của ACB là bình thường, lãi suất đã giảm mạnh từ tháng 4/2012 đến nay.
Về hoạt động bán vàng ra kiếm lời, ông Hân nhấn mạnh đây là một nghiệp vụ khác hẳn của các ngân hàng trong nhóm tham gia bình ổn (vẫn quen gọi là G5+1), phải được sự cho phép và kiểm soát rất chặt chẽ từ Ngân hàng Nhà nước. Các giao dịch mua - bán trong ngày đều phải báo cáo về Ngân hàng Nhà nước, thậm chí báo cáo hàng giờ.
“Việc bán ra hay mua vào thì tùy theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, như trong giai đoạn muốn can thiệp thì Ngân hàng Nhà nước cho phép mình bán vàng ra. Bán phải được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước”, ông Hân cho biết.
Và trước thông tin các ngân hàng gom vàng bán ra kiếm lời, ngoài sự giám sát và cơ chế nghiệp vụ trên, Phó tổng giám đốc ACB lưu ý rằng thị trường hoàn toàn có thể nhận biết có gom, hay bán ra hay không. “Quan sát thị trường trong tình hình như thế này thì hoàn toàn không thấy động tác các ngân hàng bán vàng ra. Thị trường sẽ quan sát thấy điều đó”.
Ngoài ra, theo ông Hân, tinh thần của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là giảm dần trạng thái đã chuyển đổi trước đó. Tức là khi có điều kiện phù hợp, các ngân hàng mua vào để cân đối dần trước thời điểm 25/11/2012, là chiều ngược lại chứ không phải là gom từ huy động vàng rồi bán ra như các thông tin phản ánh.